Vai trò của Phòng Đào tạo, phòng TTKT&ĐBCLGD, phòng QTPV,

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 47 - 153)

phòng QLKH - QHQT, phòng CNTT - thƣ viện

1.4.4.1. Phòng đào tạo

Phòng đào tạo giữ vai trò quan trọng trong công tác đào tạo của nhà trường, tham mưu cho hiệu trưởng về công tác quản lý và phát triển các chương trình đào tạo của nhà trường. Phòng đào tạo phòng phối hợp với các khoa, bộ môn và các phòng chức năng nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình, cơ cấu kiến thức và phương pháp giảng dạy phù hợp, từ đó kích thích tính tích cực học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng GD & ĐT. Ngoài ra phòng còn giữ vai trò chủ chốt trong việc tiến hành xây dựng kế hoạch, dự báo các chiến lược phát triển của nhà trường. Đề xuất hướng giải quyết các điều kiện cần thiết phục vụ cho tiến trình đổi mới phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; đề xuất cơ chế phối hợp, liên kết với các địa phương và cơ sở đào tạo khác nhằm tạo điều kiện khuyến khích phát triển, tăng cường quan hệ hợp tác, tạo ra môi trường học tập tích cực cho sinh viên trong quá trình phát triển môi trường DHTC, góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có tay nghề… đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.4.2. Phòng quản trị phục vụ

Để phát triển môi trường DHTC, các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến phương pháp đào tạo, công tác giáo dục cho sinh viên… mà còn phải quan tâm đến việc đảm bảo cơ sở vật chất, cung cấp thiết bị dạy học hiện đại, tạo ra một môi trường học tập an toàn, tích cực trong nhà trường.

Phòng quản trị giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển môi trường dạy học trong nhà trường. Bởi phòng trực tiếp tham gia quản lý các dự án quy hoạch phát triển, các dự án đầu tư xây dựng, trang thiết bị và mua sắm. Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả; đảm bảo cảnh quan môi trường trong nhà trường cũng như chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giảng viên và sinh viên… Những yếu tố này sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên tham gia học tập và nghiên cứu, kích thích tính tích cực, sáng tạo của sinh viên trong học tập.

1.4.4.3. Phòng TTKT & ĐBCLGD

Phát triển môi trường DHTC phải đi đôi với việc đảm bảo về chất lượng GD & ĐT. Thực hiện điều đó không thể không nói đến vai trò của phòng TTKT & ĐBCLGD trong việc quản lý, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường theo các quy định của Bộ GD & ĐT. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình; kế hoạch, quy chế đào tạo; quy chế công tác sinh viên cũng như chỉ đạo và giám sát các khoa thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD & ĐT, quy định của nhà trường về công tác thi và kiểm tra và xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo… sẽ đánh giá được bảo chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ GD & ĐT hiện nay.

1.4.4.4. Phòng QLKH - QHQT

Phòng QLKH - QHQT giữ vai trò tích cực trong định hướng phát triển, tổ chức triển khai các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà trường. NCKH là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của cán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ, giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học. Thực hiện nhiệm vụ NCKH sẽ giúp cán bộ, giảng viên trong trường tìm ra những giải pháp khắc phục những yếu tố cản trở sự phát triển của GD & ĐT, và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Công tác NCKH, QHQT sẽ góp phần mở rộng môi trường dạy học, cũng như tìm ra các biện pháp để phát triển môi trường DHTC trong và ngoài nhà trường.

1.4.4.5. Phòng CNTT - thƣ viện

CNTT thư viện là yếu tố không thể thiếu để phát triển môi trường DHTC. Bởi đây là cơ quan tổ chức thực hiện chương trình về mục tiêu và thư viện của nhà trường. Việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường như: công tác giảng dạy, hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên, tra cứu tài liệu tham khảo, xây dựng thư viện điện tử… giúp quá trình dạy học đạt được chất lượng và hiệu quả cao. Kích thích hứng thú học tập, khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo của sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 1

Phát triển môi trường DHTC là một vấn đề quan trọng trong quá trình giáo dục đào tạo. Các nhà nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng, dù quan niệm, cách nhìn nhận khác nhau, nhưng không mâu thuẫn với nhau, chủ yếu chỉ là sự mở rộng hay thu hẹp khái niệm mà thôi.

Trên cơ sở nghiên cứu chúng tôi cho rằng: “Phát triển môi trường dạy học tích cực là tạo ra một môi trường an toàn, tích cực, lành mạnh đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường… xung quanh quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình chiếm lĩnh tri thức”.

Để phát triển môi trường DHTC thì nhà trường cần phải quan tâm đến việc xây dựng trường học thân thiện, sinh viên tích cực; đổi mới các phương pháp dạy học; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại vào quá trình dạy học; đồng thời nâng cao ý thức, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, ham học hỏi cho sinh viên qua việc đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập của các em.

Phát triển môi trường DHTC chịu sự tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Doanh nghiệp cơ quan tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó các phòng ban của nhà trường có vai trò quan trọng , đặc biệt là Hiệu trưởng giữ vai trò chủ đạo, trực tiếp phối hợp với doanh nghiệp và cộng đồng nhằm tạo ra sự thống nhất trong quá trình xây dựng và phát triển môi trường dạy học tập tích cực, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện.

Các đơn vị tổ bộ môn, khoa, phòng chức năng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng môi trường dạy học tích cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

THƢ̣C TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƢỜNG DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

2.1. Vài nét về trƣờng ĐHKTCNTN

Trường ĐHKTCN nguyên là trường Đại học Cơ điện, được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 1965 theo quyết định số 164-CP của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1976 trường được đổi tên là trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc. Năm 1982 trường mang tên là trường ĐHKTCN. Từ năm 1994 đến nay trường là thành viên của trường ĐHTN.

Trường ĐHKTCNTN có khuôn viên trên 50 hec-ta, đóng trên địa bàn thành phố Thái nguyên, trung tâm văn hóa, kinh tế của tỉnh Thái nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc tự hào là một trường Đại học Kỹ thuật đa ngành. Hiện nay trường có 7 ngành đào tạo ở các khoa, trong đó có 24 chuyên ngành đào tạo đại học, 5 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ và 3 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh. Cùng với 9 phòng chức năng, 3 trung tâm, 1 viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao về kỹ thuật công nghiệp và đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường (Trong đó cử nhân chiếm 254, thạc sĩ là 270, Phó giáo sư 7, Tiến sĩ 25, và 1 Giáo sư). hiện nay trường đã đào tạo cho đất nước, đặc biệt là nền công nghiệp khu vực miền núi phía Bắc trên 30.000 kỹ sư, 5000 kỹ thuật viên, hàng ngàn thạc sỹ, tiến sỹ kỹ thuật phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2012 tổng số sinh viên chính quy hiện nay của trường lên tới 9.598 sinh viên, sinh viên liên thông là 1.577, số sinh viên (vừa làm vừa học) là 4370 và 49 học viên cao học.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, Trường ĐHKTCNTN đã tiên phong thực hiện việc “đi tắt đón đầu” trong công tác đào tạo. Nhiều tiêu chí đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đã được nhà trường áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành công. Bên cạnh những thành tựu đáng kể trong công tác NCKH; nhà trường đặc biệt chú trọng về việc phát triển môi trường DHTC, luôn tạo mọi điều kiện để sinh viên được học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất.

Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, nhà trường đầu tư xây mới: 1 trung tâm thí nghiệm riêng biệt với 7 phòng thí nghiệm cho tất cả các ngành như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Xây dựng với các trang thiết bị hiện đại như: máy tạo mẫu thanh, hệ thống sim mở, máy cắt dây, robot, phòng thực hành CAD/CAM, thiết bị điện ABB, OMON, SIEMEN, LABVOL… Trung tâm thực nghiệm có chức năng đảm bảo cho sinh viên thực hành 11 nghề phù hợp với hệ thống đào tạo.

Ngoài ra để đẩy mạnh việc phát triển môi trường DHTC, trường còn hợp tác với rất nhiều trường Đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong nước và trên thế giới nhằm chuyển giao công nghệ, trao đổi giảng viên và thực tập sinh. Tạo cơ hội cho sinh viên đủ điều kiện được thực tập, nâng cao tay nghề. Các hoạt động hợp tác quốc tế được nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giảng viên tạo điều kiện cho Nhà trường hội nhập nhanh với nền Kỹ thuật công nghiệp trên thế giới.

Từ năm 2007, trường ĐHKTCNTN là một trong 23 trường đại học số 1 của Việt Nam được Bộ GD cho phép nhập khẩu Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Điện từ Đại học New York - Hoa Kỳ. Vì vậy trường đã khẳng định được vị trí của mình để trở thành một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước.

2.2. Thực trạng môi trƣờng dạy học tích cực ở trƣờng ĐHKTCNTN

2.2.1.Nhận thƣ́c của các nhà quản lý và giảng viên về m ôi trƣờng DHTC ở trƣờng ĐHKTCNTN

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐHKTCNTN về môi trường DHTC, chúng tôi đã tiến hành điều tra với 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cán bộ quản lý; và 150 giảng viên tại các phòng, khoa trong trường với câu

hỏi “Đồng chí hiểu thế nào là môi trường DHTC?” (Câu hỏi 1 - Phụ lục 1;

Câu hỏi 1 - Phụ lục 2).

Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trƣờng ĐHKTCNTN về môi trƣờng DHTC

STT Môi trƣờng dạy học tích cực CBQL GV

SL % SL %

1

Môi trường DHTC là quá trình tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên

0 0 0 0

2

Môi trường DHTC là sự tập hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường phục vụ cho quá trình dạy học

0 0 21 14,0

3

Môi trường DHTC là toàn bộ những điều kiện vật chất và tinh thần bao quanh và ảnh hưởng đến quá trình dạy học

6 13,3 16 10,7

4

Môi trường DHTC bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của quá trình dạy là những điều kiện cần thiết cho quá trình dạy học diễn ra và phát triển.

39 86,7 113 75,3

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, hầu hết cán bộ quản lý nắm rõ khái niệm môi trường DHTC chiếm. 86,7 % cán bộ quản lý cho rằng “Môi trường DHTC bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của quá trình dạy học diễn ra trong nhà trường. Trong đó người dạy giữ vai trò chủ đạo, còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người học thì tự giác, tích cực”. Trong khi đó hiểu một cách đầy đủ về khái niệm này thì giảng viên chiếm 75,3%.

Một số ít cán bộ quản lý cho rằng môi trường DHTC là những điều kiện vật chất và tinh thần bao quanh và ảnh hưởng đến quá trình dạy học (Chiếm 13,3%). Ở quan điểm này thì cán bộ giảng viên chiếm 10,7 %. Và 14,0 % cho rằng môi trường DHTC là sự tập hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường phục vụ cho quá trình dạy học. Không có cán bộ quản lý và giảng viên nào cho rằng môi trường DHTC là quá trình tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

Như vậy, dù nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên có sự chênh lệch nhau về môi trường DHTC. Song sự chênh lệch đó là không lớn, họ đều xác định rõ các yếu tố tác động đến môi trường DHTC, từ đó đề ra những biện pháp xây dựng và phát triển môi trường DHTC trong nhà trường.

2.2.2. Thƣ̣c trạng môi trƣờng DHTC ở trƣờng ĐHKTCNTN 2.2.2.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về môi trƣờng DHTC

i.Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ thể hiện của môi trƣờng dạy học ở trƣờng ĐHKTCNTN

Tìm hiểu về mức độ tích cực trong môi trường dạy học, chúng tôi tiến hành khảo sát câu hỏi “Môi trường dạy học ở trường đồng chí đã thực sự

tích cực chưa? Mức độ thể hiện như thế nào?” (Câu hỏi 2 - Phụ lục 1) để

khảo sát.

Kết quả thu được như sau: có 64,4% cán bộ quản lý nhận thức môi trường dạy học của nhà trường là tích cực. 35,6% cho rằng môi trường dạy học trong nhà trường chưa thực sự tích cực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khảo sát về mức độ thể hiện môi trường DHTC ở trường ĐHKTCNTN được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Mức độ thể hiện của môi trƣờng DHTC ở trƣờng ĐHKTCNTN

STT Mức độ Số lƣợng %

1 Thường xuyên 9/45 20,0

2 Chưa thường xuyên 21/45 46,7

3 Chưa tích cực 15/45 33,3

Kết quả thể hiện ở bảng 2.2 cho thấy: mức độ môi trường DHTC được thể hiện một cách thường xuyên chỉ chiếm 20,0%, trong khi đó mức độ chưa thường xuyên chiếm đến 46,7%, và vẫn còn 33,3% là chưa có môi trường DHTC. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả trong công tác công tác GD & ĐT của nhà trường.

Để hiểu rõ hơn về môi trường DHTC trong nhà trường, chúng tôi cùng xem xét đánh giá của cán bộ quản lý về những biểu hiện của môi trường DHTC cụ thể như sau:

ii. Đánh giá của cán bộ quản lý về những biểu hiện tích cực trong quá trình dạy học ở trƣờng ĐHKTCNTN

Khi tính điểm xử lý kết quả điều tra, chúng tôi quy định mức độ từ thấp đến cao với thang điểm như sau:

+ Nhiều: 3 điểm.

+ Thỉnh thoảng: 2 điểm. + Rất ít khi: 1 điểm. + Không có: 0 điểm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy môi trường DHTC trong nhà trường ở mức độ thỉnh thoảng tích cực (X= 2,12). Tuy nhiên cán bộ quản lý cho rằng mức độ biểu hiện của các yếu tố trên là khác nhau. Cụ thể:

Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về những hiểu hiện tích cực

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 47 - 153)