Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 104 - 153)

Huy động nguồn lực cho việc phát triển môi trường DHTC bao gồm cả nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính và hệ thống thông tin và các mối quan hệ tồn tại trong quá trình dạy học, nhằm tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội đề ra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

i. Nâng cao năng lực cho giảng viên, cán bộ quản lý

Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay, giáo dục đại học giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Nền kinh tế tri thức đã đặt chiến lược con người lên mục tiêu hàng đầu, coi đó là chiến lược sống còn trong sự phát triển của mình. Để đào tạo đội ngũ nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, thì phải quan tâm, chú trọng đến việc đổi mới giáo dục đào tạo. Đặc biệt phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của giảng viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực quyết định đến việc xây dựng và phát triển môi trường dạy học tích cực. Một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, giảng viên giỏi đủ về số lượng và chất lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến hiện đại, có tâm huyết với nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đổi mới quản lý giáo dục trong nhà trường; đồng thời tạo ra môi trường tốt nhất để sinh viên học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi cán bộ quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý và giảng viên phải luôn luôn có ý thức trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn của mình. Không ngừng học tập, nghiên cứu, nâng cao tay nghề.

Để có thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, nhà trường cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn để họ tham gia học tập, tạo môi trường và điều kiện để họ phát huy hết năng lực của bản thân. Đồng thời khuyến khích, không ngừng tạo điều kiện để họ tham gia học lên thạc sĩ và tiến sĩ ở các trường đại học có uy tín trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ, đạt chuẩn giảng viên và cán bộ quản lý.

Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ngoài ra tổ chuyên môn cũng cần có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi tập huấn của tổ về việc sử dụng kết hợp các phương pháp DHTC, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại để giảng viên trao đổi, học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó vận dụng có hiệu quả vào quá trình dạy học, phát huy được tính tích, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập.

ii. Huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, phát triển chƣơng trình đào tạo Công nghiệp là phần mềm ngành kinh tế tri thức, có giá trị gia tăng lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Vì vậy, nhà nước đang khuyến khích và tạo mọi điều kiện phát triển ngành công nghiệp cả về số lượng và chất lượng; tăng cường đầu tư khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Để thực hiện được điều đó, cần phải huy động sự liên kết đào tạo giữa nhà trường với các doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp là mối quan hệ mà Bộ GD & ĐT đang khuyến khích mở rộng và phát triển theo chiều sâu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Thực hiện chủ trương đó, hiện nay nhiều trường đại học đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, mời các doanh nghiệp cùng tham gia góp ý xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dựng và phát triển chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra, đẩy mạnh hiệu quả đào tạo, ký kết các thỏa thuận hợp tác và cung ứng nguồn nhân lực. Đây là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng GD & ĐT nói chung, phát triển môi trường DHTC trong nhà trường nói riêng.

Huy động doanh nghiệp tham gia đào tạo, phát triển chương trình đào tạo chính là huy động sức mạnh tổng hợp trong và ngoài nhà trường để xây dựng và phát triển môi trường DHTC phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tạo điều kiện để sinh viên được tham gia học tập và thực hành tay nghề , phát huy tính chủ động, vận dụng lý luận vào thực tiễn. Đồng thời có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, phát triển tay nghề của bản thân. Điều này có ý nghĩa cô cùng quan trọng góp phần tạo nên những điều kiện tốt nhất cho phát triển môi trườn DHTC.

Kết hợp với các doanh nghiệp phát triển chương trình đào tạo chính là quá trình thiết lập và hỗ trợ phát triển các mối liên kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Qua đó giúp sinh viên thấy được năng lực thực tế của mình. Bởi các doanh nghiệp kết hợp với nhà trường tham gia đánh giá chât lượng, hiệu quả công việc mà sinh viên thực hiện tại doanh nghiệp.

Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: sinh viên tham gia học tập, thực hành, thực tế, thực tập tại các doanh nghiệp... Hoặc các kỹ sư, chuyên viên giỏi tại các doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo, đảm bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng của xã hội. Phối hợp với doanh nghiệp mở rộng môi trường học tập cho sinh viên theo hình thức di chuyển sinh viên học tập rèn kỹ năng tại doanh nghiệp nhằm gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với sử dụng sau này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii. Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý dạy học

Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý dạy học chính là quá trình vận dụng các thành tựu KH & CN, đặc biệt là CNTT vào quản lý hoạt động dạy học là một biện pháp tạo ra khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện đổi mới công tác quản lý theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường. Ứng dụng CNTT trong dạy học đòi hỏi phải tăng cường sử dụng trang thiết bị CNTT được thực hiện thông qua việc bồi dưỡng, hướng dẫn giảng viên xây dựng giáo án điện tử, hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ nghe, nhìn, sử dụng bảng thông minh, xây dựng mô hình, mặt cắt, cách thực hiện các bước thao tác lắp đặt máy trong không gian ba chiều... Đồng thời cần tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị trang thiết bị trước khi lên lớp. Điều này rất cần thiết đôi với các giờ dạy chuyên môn kỹ thuật và dạy tại xưởng thực hành, bởi nó sẽ góp phần phát huy tính tích cực học tập ở sinh viên.

Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học và quản lý dạy học trước hết nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị về CNTT phục vụ cho hoạt động học tập, giảng dạy và công tác quản lý trong trường. Nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, giảng viên trong quá trình dạy học. Thường xuyên mở các lớp phổ cập kiến thức và kỹ năng cơ bản về tin học như: các phần mềm văn phòng quen thuộc trong Microsoft office (như Winword, Excel, PowerPoint), các phần mềm dạy học thông dụng phù hợp với chuyên môn, khai thác thông tin từ Internet, dùng email, website, lưu trữ, sao chép dữ liệu, giảng dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho các chuyên ngành một cách thành thạo...cho hầu hết mọi người và tổ chức được một lớp đào tạo, nâng cao về trình độ CNTT cho cán bộ, giảng viên của trường.

Bên cạnh đó cần đưa tiêu chí về kỹ năng sử dụng CNTT vào quản lý dạy học của cán bộ, giảng viên và làm một căn cứ trong việc tuyển giảng viên mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hay đánh giá danh hiệu thi đua hàng năm và những qui định thích hợp khác. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý còn giúp cho các nhà quản lý về hồ sơ chuyên môn của giảng viên, khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin cho giảng viên và cán bộ có nối Internet, đường truyền tốc độ cao. Đồng thời xây dựng một thư viện phần mềm, trước mắt ưu tiên các phần mềm về quản lý, phần mềm về các chuyên ngành cụ thể, phần mềm về tự học tin học và ngoại ngữ, phần mềm hỗ trợ dạy học, các video clip về tiết dạy mẫu, tư liệu trong ngành …

Ngoài ra, tin học hoá CNTT còn bao gồm việc xem tin học là một nội dung quan trọng trong công tác giảng dạy và quản lý. Cán bộ quản lý và giảng viên cần nghiên cứu ứng dụng các phần mềm có sẵn và chế biến hay sáng tạo ra các phần mềm mới phục vụ dạy học và công tác của nhà trường.

iv. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động dạy học nhằm tạo động lực cho giảng viên tích cực giảng dạy

Giáo dục là một quá trình tồn tại trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Hoạt động dạy của giảng viên, học của sinh viên luôn diễn ra trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Bởi Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được xem là một thành tố không thể thiếu nhằm đáp ứng yêu cầu của dạy học tích cực. Nhà trường có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học sẽ giúp sinh viên biết cách khai thức tri thức, tự nghiên cứu, xây dựng phương pháp học tập phù hợp, hỗ trợ đắc lực cho bài giảng của thầy giáo, nâng cao khả năng tư duy sáng tạo cho các em. Vì vậy cơ sở vật chất có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển môi trường DHTC.

Tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động dạy học phải kịp thời, hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Quan tâm đến điều kiện, chính sách, nguồn lực phục vụ cho hoạt động dạy học sẽ tạo ra một môi trường giảng dạy tốt cho giảng viên, tạo điều kiện phục vụ tốt cho quá trình phát triển môi trường dạy học tích cực. Bên cạnh đó trang thiết bị phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giảng dạy phải được đảm bảo sử dụng thuận tiện, dễ dàng; gắn thiết bị ngay phòng học để giảng viên không ngại sử dụng khi phải mất thời gian di chuyển, lắp đặt.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập không chỉ được thể hiện thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư và nâng cấp, xây dựng nhà xưởng; phòng thí nghiệm phục vụ quá trình học tập; mà nhà trường còn cần phải đầu tư vào ký túc xá; phòng học; thư viện cũng như sân chơi cho sinh viên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em tham gia học tập và rèn luyện đạt kết quả cao.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần đầu tư kinh phí vào công nghệ hiện đại, liên kết hợp tác với các cơ sở sản xuất tại địa phương để sinh viên được trực tiếp thực hành tay nghề. Phát huy tính chủ động, tư duy sáng tạo, độc lập trong học tập.

v. Tổ chức thông tin khoa học hợp lý tạo môi trƣờng tự học cho sinh viên

Xây dựng hệ thống Tài liệu, giáo trình, học liệu phục vụ cho hoạt động tự học của sinh viên, phát huy tính tích cực của sinh viên trong hoạt động tự học.

Khuyến khích giảng viên sử dụng Website cá nhân để chia sẻ nguồn thông tin cho sinh viên một cách thuận lợi.

Xây dựng thư viên điện tử, tạo môi trường tự học cho sinh viên

Thực hiện tốt chế độ ba công khai trong trường học: Công khai chất lượng đào tạo, công khai cam kết chất lượng, công khai tài chính.

Thường xuyên thông tin về thị trường lao động liên quan đến ngành nghề đào tạo để sinh viên được biết nhằm tích cực hóa hoạt động rèn luyện, học tập của sinh viên.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Thường xuyên mở các loại hình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo, hội nghi tăng cường giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong công tác giảng dạy của mỗi cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có các biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về phát triển môi trường DHTC.

- Xây dựng cơ chế phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo để doanh nghiệp tham gia cùng với nhà trường đào tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội.

- Cần nâng cao tuyên truyền, tinh thần nhận thức của cán bộ, giảng viên về vai trò tầm quan trọng của công nghệ thông tin.

- Luôn bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ, giảng viên, đầu tư cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị CNTT, tạo ra môi trường CNTT gắn kết hoạt động giảng dạy và quản lý dạy học. Biết khai thác tối ưu vai trò của công nghệ thông tin một cách triệt để để phục vu công tác đào tạo và quản lý, nâng cao chất lượng trong trường đại học.

- Cần có các văn bản về quản lý tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế. Huy động các nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội, tận dụng một cách linh động, hợp lý nguồn vốn đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường. Đặc biệt là việc nâng cấp, sửa sang và xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành, phòng công nghệ thông tin, dây truyền sản xuất, xưởng sản xuất…

3.2.4. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, quản lý đào tạo phát triển môi trƣờng DHTC

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới phương pháp giảng dạy, đào tạo phát triển môi trường DHTC có tác dụng to lớn trong quá trình dạy học. Bởi các phương pháp này quy định sự phát triển của quá trình dạy học, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đáp ứng yêu cầu của GD & ĐT.

Trong trường đại học, đổi mới phương pháp phát triển môi trường DHTC hướng vào việc phát huy mạnh mẽ vai trò của các nhà quản lý trong công tác phát triển môi trường DHTC, và bồi dưỡng vai trò của chủ thể dạy và học, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Đổi mới phương pháp phát giảng dạy, đào tạo triển môi trường DHTC đòi hỏi nhà trường phải đổi mới cả về cách quản lý, giảng viên đổi mới về phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức,quản lý hoạt động học tập của sinh viên nhằm tạo ra môi trường học tập tích cực cho sinh viên. Điều quan trọng của đổi mới phương pháp phát triển môi trường DHTC chính là tư duy

Một phần của tài liệu phát triển môi trường dạy học tích cực ở trường đại học kỹ thuật công nghiệp thái nguyên (Trang 104 - 153)