Hệ thống từ cổ và phong cách diễn ngôn lệ cổ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 71 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.Hệ thống từ cổ và phong cách diễn ngôn lệ cổ

3.2.1. Hệ thống từ cổ

Đối với người đọc hiện đại, khi đọc các tác phẩm du kí trên Nam Phong tạp chí chắc hẳn sẽ bắt gặp những từ ngữ rất khó hiểu, hoặc chỉ có thể hiểu sơ qua khi đặt vào trong văn cảnh. Những từ ngữ đó không phải là từ Hán Việt cổ khó hiểu, cũng không phải là điển cố, điển tích trong thư tịch Trung Hoa. Đây hoàn toàn là những từ ngữ thuần Việt từng được sử dụng phổ biến ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Đến nay, qua thời gian sàng lọc chúng không còn phù hợp để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày nữa mà chỉ in dấu ấn trong các tác phẩm văn học. Có thể hiểu từ cổ “là lớp từ ngữ đã mất đi trong ngôn ngữ hiện đại hoặc có xuất hiện cũng không còn giữ được nghĩa cổ nữa, khiến người Việt hiện đại không còn hiểu được nghĩa của chúng”.[27.18]

Khảo sát hệ thống các tác phẩm du kí trên Nam Phong tạp chí, người đọc thấy xuất hiện một số từ cổ dùng khá phổ biến như: “…thế mà quanh năm sớm tối, chỉ phó mặc cho mấy đứa tiều phu ra vào, mấy chú hàn tăng cư trú; chẳng

oan lắm ru? Chẳng thiệt lắm ru!” [33.369] Chắc hẳn, ngày nay trên trang văn

và trong đời sống hàng ngày chúng ta không còn bắt gặp cách sử dụng từ “lắm ru” nữa nhưng giai đoạn giao thời nó được dùng một cách phổ biến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

66

Với Phạm Quỳnh, hệ thống từ cổ xuất hiện khá nhiều, mặc dù đến nay những từ ấy đã thay đổi và không được dùng nữa nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu được. Những ngôn từ này có mặt trong trang du kí làm cho câu văn mang âm hưởng thời đại. Trong tác phẩm Trẩy chùa Hƣơng, Thượng Chi sử dụng khá nhiều từ cổ trong lời văn: “Các đám đông ở nước mình thật là không có kỉ luật, không có trật tự gì cả, rất tạp đạp, rất hỗn độn…” [35.92], “Song nhận cho kỹ, dẫu trong đám ồn ào đó mà cũng có nhiều người cái mặt rầu rầu, con mắt dim dim…” [35.93], “Nhưng bọn mình xem ra ai cũng có cái lòng tôn giáo cả nên ai cũng đủ sức nhẫn nại mà chịu được chân chồn gối mỏi, miệng khát cật lòng…” [35.93], “Hình như thần Phật là của chung, đi

lỡi được nhiều được phúc nhiều, nên tranh nhau mà cầu lỡi” [35.96] Từ cổ xuất hiện trong câu văn, đôi khi mang lại cho người đọc cảm giác rất thú vị và lạ lẫm: “Có lắm bà cụ đã già mà đi son són, như ta đi ngoài phố, không ra dáng mệt nhọc gì, tin rằng đi việc lễ bái phúc đức thời Phật phù hộ cho, coi đó đủ biết cái lòng tín ngưỡng mạnh nhường nào.” [35.94] Từ “đi son són” ngày nay chúng ta gần như không còn sử dụng nữa, nhưng hình ảnh một bà lão đi “son són” gây ấn tượng cho khá nhiều người đọc. Đặt vào văn cảnh người đọc có thể hiểu hành động “đi son són” là đi rất nhanh.

Những từ cổ này, ngày nay chúng ta đọc lên cảm thấy xa lạ và khó hiểu, tuy nhiên, chính những từ cổ đó đã làm tăng thêm sắc thái cổ kính cho tác phẩm. Khi nhìn lại du kí cách đây gần một thế kỉ ta sẽ thấy được sự phát triển vượt bậc của chữ Quốc ngữ.

Từ cổ được xem như một phương tiện tu từ nhằm tạo nên hiệu quả thẩm mĩ riêng cho áng văn du kí. Nó góp phần thể hiện dấu ấn thời đại trong tác phẩm. Thông qua hệ thống từ cổ người ta biết được khoảng thời gian tác phẩm ra đời, đặc điểm của chữ Quốc ngữ giai đoạn giao thời, giúp người đọc hiểu phần nào về quá trình phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt.

3.2.2. Phong cách diễn ngôn lệ cổ

Gắn liền với hệ thống từ cổ là phong cách diễn ngôn cũ kĩ, lạc hậu, ảnh hưởng nặng nề của lối hành văn trung đại. Những cách diễn đạt như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

67

há…thay!”, “há chẳng phải là…”, “…vậy”, “há … ư”, chêm xen các từ cảm thán như: ôi, thương ôi, than ôi, hỡi ôi, ngán thay, tiếc thay… xuất hiện với tần số khá cao trong tác phẩm du kí. Có thể thấy rõ điều này qua trang văn của Phạm Quỳnh. Đọc các trang du kí của ông, ta bắt gặp hàng loạt các câu văn có lối diễn đạt quen thuộc trong văn thơ trung đại. Trong Một tháng ở Nam kì, tác giả sử dụng rất nhiều câu văn như vậy:

“Nhưng mà đoái nghĩ nghề làm trai ở đời, nhất là làm trai nước Nam này, phải dung dị lắm ư! Lời ca dao kia có thiển nghĩa thế. Ôi! Đương buổi quốc triều gây dựng cơ đồ, đánh nam dẹp bắc…”[34.145]

Khá khen thay là sức cái tàu kia mạnh đến bao nhiêu mà coi vững như

Thái Sơn…” [54]

“Não nùng thay lúc phân kì!” … [155]

“Huống bọn mình lại cùng theo đuổi một nghề… thì cái mục đích cao xa ấy lại không đủ khiến cho ta đồng tăm hiệp lực mà cùng nhau đạt cho tới ?” [165]

“Ôi! Nếu tất thảy các nhà làm báo ai cũng hiểu nghĩa vụ của nghề làm báo thì còn gì bằng…” [165]

Vậy cái lời công luận đó ta chẳng nên quý báu lắm ? Ta há lại nên phản cái mục đích của ta mà dùng lời công luận đó làm khí giới để công kích lẫn nhau, bày ra một cái gương xấu cho quốc dân rư? [166]

“…các nhà làm sách chẳng nên cẩn thận lắm ?” [169]

Nguy vậy thay! Hai cái nhược điểm trên kia mà không phá được thì

khá buồn thay cho hậu vận quốc văn mình biết bao giờ mới thoát ra được cái

địa vị thấp kém.” [34.174]

Than ôi! Thường đọc truyện quan Tả quân…Tiếc thay!”… [175]

Với hàng loạt câu văn sử dụng lối diễn đạt cũ làm cho tác phẩm du kí vẫn còn mang âm hưởng của lối văn xưa. Các tác giả du kí sử dụng lối diễn đạt này nhằm mục đích tăng khả năng biểu cảm cho câu văn nhưng đối với độc giả hiện đại nó lại đi quá giới hạn cảm xúc thông thường của con người. Những từ “ôi”, “hỡi ôi”, “than ôi”, “thương ôi”… bộc lộ cảm xúc của tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giả trước đối tượng hết sức kiểu cách, sáo rỗng, không phù hợp với những cảm xúc tự nhiên của mỗi con người. Cách diễn đạt này chỉ tồn tại trong văn chương một thời đến nay chúng ta gần như không gặp.

Ảnh hưởng của lối diễn đạt cổ, Nguyễn Bá Trác cũng đưa vào trang du kí của mình nhiều câu văn có màu sắc như trên.

Tiếc thay! Ba năm về sau, lúc thuyền gặp hiểm sông Ly Giang, thì quyển tiểu thuyết quý báu của tôi đã theo vua Thủy tề về Đông Hải.”[33.101]

Ôi! Có luân lạc mới nếm mùi thế sự.” …[33.103]

Với kí giả Tùng Vân, cách diễn đạt này cũng được sử dụng khá nhiều: “Thương ôi! Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần;…” [33.378], Chao ôi! Cái hang thiên nhiên kì tuyệt ấy…” [33.369]

Bên cạnh Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác, hầu hết các tác giả du kí trên tạp chí Nam Phong đều sử dụng rất nhiều lối diễn đạt này. Đây cũng là cách diễn đạt xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn xuôi cùng thời. Ngay trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, mặc dù có nhiều đổi mới về mặt cú pháp nhưng người đọc vẫn bắt gặp một số câu diễn đạt theo lối cổ này:

“Ôi! Lòng người ta có những điều phải mà chính lẽ phải không biết đến được.”

Hay:

“Ôi! Ái tình có lực gì mạnh vậy! Thôi, từ nay bức tường ngăn giữ ngày trước của hai bên đã đạp đổ đi rồi.”

(Hoàng Ngọc Phách – Tố Tâm) Có thể nói, việc thường xuyên sử dụng các từ cảm thán: ôi, ơi, ái, nhỉ…là đặc điểm chung của văn xuôi giai đoạn giao thời. Nó tạo cho câu văn sự mềm mại, lả lướt, báo hiệu cho văn học lãng mạn xuất hiện ở giai đoạn sau với những cách tân độc đáo làm cho cảm xúc chân thực hơn.

Màu sắc của phong cách diễn ngôn lệ cổ không chỉ thể hiện ở những câu văn bộc lộ cảm xúc cầu kì, sáo rỗng mà còn thể hiện ở việc, các nhà du kí thường chêm xen những bài ngâm vịnh theo lối cổ khiến cho lời văn du dương, nhịp nhàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

69

Trong Mƣời ngày ở Huế người đọc được sống lại với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan qua bài Đèo Ngang được trích dẫn xen lẫn cảm xúc của tác giả khi qua dãy Hoành Sơn:

Bài thơ bà Huyện Thanh Quan: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà…

Tức là vịnh núi ấy. Ngày xưa khách bộ hành đi đến đây tất phải trèo đèo, trèo ngược lên, rồi lại trèo đèo dốc xuống, lấy làm một bước đường rất nham hiểm.”[33.31]

Đến với Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác, ta lại được cảm nhận không chỉ lời văn của tác giả mà cả những câu ngâm vịnh đầy cảm xúc:

“May mà lúc còn ẩn bóng chùa Vân (Suối Mây), lúc còn nương thân trại Cống (Cống Sơn), lúc gặp bạn trong núi, lúc đi săn trong rừng; trong cảnh cùng sầu, mà cũng lắm lúc tiêu dao tự tại.

Nước kêu quanh suối gió quanh rừng, Cũng một lần thu dễ mấy lần.

Mưa giọt nhỏ sầu tuôn lác đác, Sấm duồi nổi giận gõ tưng bừng. Mây đen sắp lớp, trời không mắt, Khói bạc vun vồn, núi có chừng. Trời đất biết người đây chẳng tá,

Người đây là kẻ giữa phong trần…” [33.88]

Bước vào thế giới du kí của Tùng Vân, người đọc lại được hòa nhịp với âm điệu ngọt ngào của những làn điệu ca dao:

Ai về thăm đất Dĩ Kiều

Nhớ không những thói anh hào thuở xưa? Than ôi! Bóng hạc mây mờ,

Vắng tanh Từ Tứ bây giờ hỏi ai!

Khi đó, sóng thì cuồn cuộn, gió thì ào ào, chắc đâu là người hào kiệt ở muôn thu, cái khối tinh anh đã tán, mà kẻ anh hùng nơi chín suối không có lòng hiển hiện cho xem. [33.475]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

70

Có thể nói, việc chêm xen những bài ngâm vịnh theo lối cổ góp phần làm cho điệu văn du dương, nhịp nhàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng đưa người đọc về với lối ngâm vịnh cổ, gợi lại những trang văn trung đại. Cách trích dẫn này tồn tại phổ biến trong văn xuôi trung đại:

Đêm hôm ấy người đi trong bóng trăng sáng, thôn xóm bên sông đều yên lặng; chó sủa mỗi khi thuyền bơi qua. Một vầng trăng bạc chiếu dòng sông…Bọn học trò đi theo đều uống rượu, mượn chén giải sầu. Tôi nhân ngâm một bài thơ để dãi lòng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhất giang yên thủy tĩnh Khách tứ mãn quan hà

Phong trọng chinh phàm cấp Sương thâm khứ nhạn tà Hàn san lai dạ khánh Viễn phố xuất ngư ca Kim tịch do như thứ Minh triêu thả lại hà?

(Nước mây sông phẳng lặng Nỗi khách chốn quan hà Gió mạnh buồn đưa gấp Sương dày nhạn lượn qua Núi sâu vang tự khánh Cảnh tối nay như thế Mai đây biết chăng là?”

(Lê Hữu Trác – Thƣợng Kinh kí sự) Như chúng ta đã biết giai đoạn giao thời có sự giao tranh giữa mới và cũ. Việc chêm xen những bài ngâm vịnh theo lối cổ là một đặc điểm xuất hiện trong nhiều trang văn xuôi, kể cả tiểu thuyết:

Anh ơi, đêm hôm nay là đêm gì mà mưa gió âm thầm…chả biết rằng Ngưu Lang Chúc Nữ những khi cách xa nhớ thương bên sông sùi sụt có oán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

71

hận những người đem sông Ngân mà chắn giữa con đường ái ân không nhỉ? Người tiên thì không biết, chứ người trần thì phải đau đớn ngậm ngùi mà ngâm mấy câu rằng:

Quân tại Tương giang đầu, Thiếp tại Tương giang vĩ, Tương tư bất tương kiến, Đồng ấm Tương giang thủy.

(Hoàng Ngọc Phách – Tố Tâm) Tóm lại, những câu văn cầu kì, lối ngâm vịnh cổ dùng trong du kí đến nay không còn dùng trong văn chương nữa nhưng nó đã góp phần hoàn thành một nhiệm vụ vô cùng cao quý đó là ghi lại dấu ấn giai đoạn sinh thành và phát triển của chữ Quốc ngữ, “giai đoạn mà ngôn ngữ tiếng Việt bắt đầu đánh dấu sự có mặt của mình trong hệ thống văn tự thế giới.” [27.21]

3.3. Hệ thống từ ngữ mang tính khẩu ngữ, đời thường

* Sử dụng từ khẩu ngữ

Trong văn học trung đại, nhất là bộ phận văn học viết bằng chữ Hán do phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về thể loại, cách dùng từ đặt câu, người viết phải tôn trọng nguyên tắc “sùng cổ”, đưa vào trong tác phẩm nhiều điển tích, điển cố và chắt lọc câu chữ sao cho tinh luyện, hàm súc. Do đó, trong văn chương chữ Hán, những gì là nôm na đời thường không có cơ hội tồn tại. Ngôn ngữ trong các tác phẩm chủ yếu là thứ ngôn ngữ trang nhã, hàm súc, uyên thâm chỉ phù hợp với trình độ học vấn cao của tầng lớp trí thức Nho học. Đến giai đoạn văn học giao thời, với sự du nhập và ảnh hưởng của một lớp văn hóa mới, văn học trở về với cuộc sống với cái tôi cá nhân. Nó không xa hoa đài các mà bình dân hơn. Đáp ứng nhu cầu đó, ngôn ngữ văn học cũng cần có sự đổi mới, thay thế bằng một thứ ngôn ngữ sống động, đời thường, gắn liền với lời ăn tiếng nói của toàn dân.

Khảo sát hệ thống các tác phẩm của ba tác giả Phạm Quỳnh, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Bá Trác, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều từ khẩu ngữ dùng trong đời sống hàng ngày được đưa vào câu văn: “Nhà đò đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

làm cơm xong, anh em vừa đánh chén, thuyền vừa chèo xuống sở hiếu.”

[33.62]. Xưa nay khi nói đến ăn cơm các tác giả thường sử dụng những từ ngữ rất hoa mĩ nhưng ở đây tác giả lại sử dụng ngôn từ bình dân thậm chí khá suồng sã “đánh chén” khiến cho câu văn gần gũi và đời thường hơn.

Cách gọi tên của tác giả cũng dân dã vô cùng. Thi sĩ xưa nay vốn được dùng bằng những từ thanh tao nhưng ở đây Phạm Quỳnh gọi là: “nhưng thượng nhân không những là một tay thi nhân có tài, mà lại là một nhà tư tưởng sâu sắc nữa.” [33.75] cụm từ “một tay thi nhân” không hề hạ thấp người được nói đến mà chỉ làm cho nó trở nên quen thuộc bình dị hơn.

Một buổi diễn thuyết của quan thủ tướng Poincaré là nơi vô cùng trang nghiêm, đòi hỏi phải sử dụng những từ ngữ mang tính nghi thức, nhưng Phạm Quỳnh lại sử dụng lối văn vô cùng dân dã:

“Lúc đầu thời cả thượng nghị viện còn im phăng phắc để nghe, sau ngài càng nói cả bên cực tả nghị viện là đảng phản đối với chính phủ càng thấy lao nhao, rồi một người đứng lên phản đối, người ấy nói chưa dứt lời, người khác nói liền kế theo, bên tả công kích, bên hữu đối lại, kẻ này vỗ tay, kẻ kia huýt còi, một chốc thành ồn ào như cái chợ…” [33.336]

Với những từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ như “lao nhao”, “kẻ này”, “kẻ kia” đặc biệt cách so sánh “ồn ào như cái chợ” khiến cho lời văn rất gần với cách nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Qua đó đã toát lên bản chất của một buổi diễn thuyết ở Hạ Nghị Viện ồn ào, nhốn nháo, tranh giành quyền lợi giữa các đảng phái.

*Sử dụng cách phát âm và từ địa phương

Một trong những biểu hiện của việc đưa ngôn ngữ đời sống hàng ngày vào tác phẩm chính là các tác giả đưa vào trang văn của mình cách phát âm và từ địa phương. Thống kê trong hệ thống tác phẩm của Phạm Quỳnh chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Trong Mƣời ngày ở Huế, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có hiện tượng thay thế âm vị dẫn đến cách viết mà ngày nay chúng ta gọi là “sai chính tả”. Có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 71 - 100)