Hệ thống từ Hán Việt

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 63 - 67)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.1.Hệ thống từ Hán Việt

Trong kho tàng từ vựng tiếng Việt đang tồn tại một lớp từ đặc biệt chiếm số lượng rất lớn khoảng trên dưới 70%, đó là lớp từ Hán Việt. Đây chính là thành quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc biến đổi hàng chục thế kỉ giữa hai ngôn ngữ văn hóa Việt – Hán.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ Hán Việt. Trong cuốn Tiếng Việt III của Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San viết về từ Hán Việt như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

58

“Từ Hán Việt là một trong những loại từ gốc Hán có cơ sở ngữ âm là Hán Việt được mượn vào kho từ vựng tiếng Việt sau thế kỉ thứ X và trở thành một bộ phận của kho từ vựng tiếng Việt”.

Theo giáo sư Phan Ngọc trong cuốn Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt chữa lỗi chính tả cho học sinh cho rằng: “Từ Hán Việt là từ viết ra được bằng chữ khối vuông của Trung Quốc nhưng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt”.

Ngoài ra còn rất nhiều định nghĩa khác về từ Hán Việt. Chúng ta có thể hiểu từ Hán Việt là từ có nguồn gốc Hán nhưng nó đã trở thành tiếng ta khi phát âm theo kiểu người Việt và được sử dụng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.

Từ Hán Việt mang giá trị phong cách độc đáo, tạo sắc thái tao nhã, trang trọng trong hoàn cảnh giao tiếp lễ nghi thành kính. Trong một số trường hợp dùng từ Hán Việt tránh được cảm giác thô tục, tạo sắc thái cổ kính, trang nghiêm đặc biệt là khi tái hiện lại cuộc sống xã hội xưa, gợi không khí của một thời quá khứ mang âm vang lịch sử. Ngoài ra, từ Hán Việt còn mang ý nghĩa rất sâu sắc, giàu hình ảnh. Nếu được sử dụng sáng tạo, có chọn lọc phù hợp với không khí thời đại thì từ Hán – Việt sẽ đem lại hiệu quả thẩm mĩ và giá trị phong cách rất lớn.

Trong giai đoạn giao thời, thời kỳ đan xen giữa cái cũ và cái mới,

“những giá trị ngôn ngữ cũ vẫn còn bảo tồn trong ngôn ngữ văn học, cụ thể là một hệ thống đồ sộ từ Hán – Việt vẫn còn “di thực” vào văn chương viết bằng chữ Quốc ngữ.” [27.13] Đây là thời kì mà chữ Hán vẫn còn được xã hội “trọng dụng”. Nó vẫn xuất hiện trong rất nhiều sáng tác văn chương của văn học thời kỳ vắt ngang giữa mới và cũ này. Bên cạnh những giá trị to lớn đối với văn phong Quốc ngữ, từ Hán Việt cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.

Như nhiều thể loại văn học khác giai đoạn đầu thế kỉ XX, các nhà du kí đã mang vào tác phẩm của mình một số lượng dày đặc các từ Hán – Việt “nhằm thực hiện ý đồ nghệ thuật nhưng phần lớn là theo thói quen” [27.13] cho nên hệ thống từ ngữ này tạo ra cả ưu và nhược điểm. Tìm hiểu tác phẩm của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác ta sẽ thấy rõ điều này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

59

Nổi bật trong những trang du kí của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục là việc tác giả sử dụng từ Hán Việt với mật độ cao. Trong 8 tác phẩm du kí của mình, tác phẩm nào cũng có những câu văn đan xen lớp từ này. Việc xuất hiện một số lượng lớn từ Hán Việt góp phần làm tăng sắc thái trang trọng khi miêu tả cảnh vật, làm cho đối tượng hiện lên tao nhã giàu hình ảnh. Tùng Vân chắc hẳn phải là người nắm vững các thuộc tính của lớp từ Hán Việt và vận dụng vào tác phẩm của mình một cách thành thạo nhằm phục vụ cho ý đồ nghệ thuật.

Tùng Vân miêu tả cảnh thiên nhiên xung quanh Ngọc Tỉnh trong quần thể Cổ Loa đẹp đến bất ngờ: “Bấy giờ vào khoảng chín giờ, mưa vừa mới tạnh, sắc nước với sắc trời in một màu đạm bích, vẻ cây với vẻ nước ngậm có

khí linh quang.[33. 505] Chỉ với hai từ Hán Việt “đạm bích” và “linh

quang” đã làm toát lên không chỉ màu sắc cảnh vật mà còn tạo nên sắc thái cổ kính của một thời quá khứ. Người đọc như cùng tác giả sống lại với câu chuyện truyền thuyết xa xưa, thiên nhiên trước mắt bừng tỉnh với vẻ đẹp lung linh diệu kì, trời đất cũng như đồng cảm thân thiện với con người: “chợt có một trận hào phong tự phía Tây Nam đưa một cơn khinh vũ lại, ngày hôm ấy, cái không khí viêm nhiệt, tức khắc chuyển biển ra cái không khí thanh

lương.[33.505] Hàng loạt các từ Hán Việt được sử dụng khéo léo dựng lên

cả một khung cảnh đài cát đưa bước chân tác giả trở về với cội nguồn. Hệ thống từ Hán Việt đã tạo nên không khí trang trọng, cổ kính làm nền cho bức tranh danh lam thắng cảnh lần lượt hiện ra.

Từ Hán Việt có khả năng trở thành một phương tiện diễn đạt giàu sức biểu cảm và Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục đã vận dụng khả năng này làm cho tác phẩm du kí của mình trở nên có giá trị. Tuy nhiên nhiều khi ông lại quá lạm dụng từ loại này làm cho câu văn trở nên rườm rà, khó hiểu. Bởi lẽ, nếu từ thuần Việt mang sắc thái cụ thể dễ hiểu thì từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, ước lệ, đa nghĩa trừu tượng, không phải ai cũng hiểu được đầy đủ ý nghĩa của tất cả hệ thống từ này. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho câu văn tối nghĩa, mất đi giá trị biểu cảm của đoạn văn. Trong bài kí Cuộc đi quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

60

phong làng Thƣợng Cát, Tùng Vân viết: “Oanh oanh yến ngữ, xếp lấy vần thiện chính tràng châu; liễu sắc hoa dung, rạng lấy vẻ cổ kim tân cựu.”

[33.481] Việc cô đào hát bài hát do chính tác giả thảo “một cách tròn vành rõ chữ không sai một chút nào” [33.481] được tác giả viết bằng một câu văn dày đặc từ Hán Việt. Quả thật, câu này rất khó hiểu đối với nhiều người dân Việt nếu không được đặt trong văn cảnh.

Một đoạn văn khác trong Du Tử Trầm Sơn kí cũng được Tùng Vân sử dụng rất nhiều từ Hán Việt:

“Một là vì cái cớ tân bằng liêu lạc bấy lâu nay các bạn cố tri trong làng nho ta gặp phải cảnh ngộ tân cựu giao thời; có người thời vì một đôi chút lộc sĩ, ngoi ngóp trên đường tử mạch, ra vào trong cửa chu môn, ngựa xe tất tả trong

cõi hồng trần, mà cái thú vị thanh sơn một ngày một nhãng;…” [33.364]

Cùng với hệ thống từ Hán Việt được sử dụng dày đặc, đôi khi Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục còn kết hợp từ Hán Việt với các điển tích một cách khá phổ biến trong một đoạn văn ngắn làm cho người đọc có cảm giác tác phẩm du kí của ông không phải là sản phẩm của thời kì hiện đại mà ra đời từ thời trung đại, khi nền văn học còn đậm tính chất sùng cổ, bác học.

“Khi ta ở thành Thăng Long, tuy rằng thời lịnh còn đương thuộc về

quyền Thanh Đế, các thần Thiếu Nữ con nhà mộc còn đương mỏi mệt về

chủ nghĩa ôn hòa, để giúp cho loài người lấy cái thế giới dương xuân; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng khéo thay các thần Chúc Dung con nhà hỏa đã có ý ngấp nghé lăm le, muốn những bàn tán chủ nghĩa viêm nhiệt; vậy khi ta ở giữa đất phồn hoa, muốn tìm một nơi u nhã thanh thoáng, để nuôi cho con tâm lấy cái tính tình cao nhã, mà giúp cho cái thân lấy cái khi tượng hòa bình; cuộc này bảo là cuộc tị thử nạp lương cũng phải, bảo là cuộc thập thúy tầm phương cũng phải, mà bảo là cuộc thể dục đức dục cũng phải.” [35.32]

Chỉ một đoạn văn ngắn nhưng Tùng Vân đã sử dụng hàng loạt các từ, cụm từ Hán Việt cùng với các điển tích làm cho câu văn trở nên nặng nề, xa lạ với đông đảo công chúng hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

61

Không chỉ Tùng Vân, như bất kì tác giả nào cùng thời, Phạm Quỳnh cũng dùng từ Hán Việt với mật độ tương đối cao. Đọc đoạn văn ông viết về việc tế đàn Nam Giao trong tác phẩm Mƣời ngày ở Huế sẽ phần nào thấy được cách sử dụng từ Hán Việt của Phạm Quỳnh.

Hát xong, phụng hoàng thượng lên đàn làm lễ “diện ngọc bạch” (dâng ngọc lụa). Tấu khúc Triệu thành, cũng hát múa như trên kia – Rồi làm lễ

“tiến trở” (dâng cái mâm con trâu thui. Tấu khúc Tiễn thành – lại phụng Hoàng thượng lên trước chỗ chính hiến làm lễ “sơ hiến” (dâng rượu lần thứ nhất)….Bấy giờ các quan phân hiến mới lên các tung đàn, đứng trước tám án ở hai bên đông tây quì làm lễ “hiến bạch” (dâng lụa) và “hiến tước” (dâng rượu) – lại phụng hoàng thượng lên trước chỗ chính hiến, làm lễ “á hiến”

(dâng rượu lần hai)… kế sau làm lễ “chung hiến” (dâng rượu lần sau cùng)… [33.49]

Bên cạnh những từ quen thuộc, trở nên dễ hiểu đối với số đông độc giả lúc bấy giờ như: “phụng hoàng thượng”, “tấu khúc Triệu Thành”… còn có những từ ngữ khá lạ tai gọi tên những nghi thức cổ: “diện ngọc bạch”, “ hiến”, “hiến bạch”… Điều đặc biệt là tác giả đã có ý thức chú giải những từ ngữ khó hiểu đó để sự tiếp nhận của độc giả trở nên dễ dàng hơn.

Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận những giá trị quan trọng mà từ Hán Việt mang lại cho văn chương Quốc ngữ nói chung và thể tài du kí nói riêng. Từ Hán Việt là phương tiện quan trọng biểu đạt dụng ý nghệ thuật của người nghệ sĩ cầm bút đó là tái hiện lại không gian quá khứ xa xưa, làm cho câu văn giàu hình ảnh, sang trọng, đẹp đẽ…Tuy nhiên, việc lạm dụng từ Hán Việt cũng sẽ tạo nên hạn chế khiến câu văn trở nên khó hiểu, cầu kì, xa lạ đối với người đọc.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 63 - 67)