Trên cấp độ cấu trúc của ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 51 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Trên cấp độ cấu trúc của ngôn ngữ

Mỗi văn bản bao giờ cũng nhằm mục đích thông tin, người tạo lập văn bản muốn giao tiếp với người đọc, gián tiếp mang đến cho người đọc một lượng thông tin về một đối tượng phản ánh nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

Nhìn một cách tổng thể, tất cả các đoạn văn, câu văn trong mỗi bài kí đều xoay quanh làm rõ đối tượng được miêu tả. Trong bài Cuộc đi chơi năm tầng núi của Tùng Vân, có 63 đoạn văn dài ngắn khác nhau, nhưng tất cả các đoạn văn này đều nhằm làm rõ cảnh vật năm tầng núi, tâm trạng tác giả, tái hiện lại cuộc đi chơi một cách đầy đủ, không có đoạn văn nào nói đến đối tượng phản ánh khác ngoài mục đích mà tác giả hướng đến. Đặc biệt là các trang du kí của Phạm Quỳnh. Có thể nói trong gần 40 tác giả du kí trên Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh là người viết nhiều nhất và dài nhất. Với hơn 300 trang của tác phẩm Pháp du hành trình nhật kí, tác giả đã tái hiện chi tiết đầy đủ cuộc hành trình kéo dài 6 tháng (từ ngày 16.3.1922 đến ngày 11.9.1922) của mình trên xứ Pháp. Với dung lượng lớn của các câu văn, đoạn văn, tác giả có điều kiện mở rộng phạm vi quan sát, miêu tả tường tận, tỉ mỉ, chi tiết chuyến đi của mình.

Để miêu tả được cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết nhất đối tượng phản ánh, nhà du kí thường hay sử dụng các đoạn văn, câu văn dài, nhiều câu, nhiều vế nối tiếp để cụ thể hóa đối tượng. Đây cũng là một trong những đặc điểm của văn xuôi Việt Nam giai đoạn giao thời.

Khảo sát các trang du kí, chúng tôi nhận thấy khá nhiều tác phẩm du kí có số lượng lớn các đoạn văn dài, có thể thống kê trong một số tác phẩm sau:

Tác phẩm Dƣới 10 dòng Từ 10 – 20 dòng Trên 20 dòng Tổng số đoạn

Mười ngày ở Huế 28 29 28 85 Lời cảm cựu về mấy ngày chơi

Bắc Ninh

5 26 15 46

Thuật chuyện du lịch ở Paris 23 17 28 68 Bài ký chơi Cổ Loa 6 14 15 35

Có thể thấy, các đoạn văn có trên 20 dòng chiếm số lượng khá lớn. Phải chăng, với những đoạn văn dài các nhà du kí có thể sử dụng nhiều câu từ để miêu tả làm rõ đối tượng phản ánh. Thậm chí trong tác phẩm Thuật chuyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

du lịch ở Paris của Phạm Quỳnh có một số đoạn văn lên đến 80 dòng. Đặc biệt tác giả đã dùng đoạn văn 99 dòng, chiếm hơn 3 trang giấy, từ trang 346 đến trang 349 để làm cụ thể đối tượng Cung Le Louvre ở bên Pháp. Nhờ có những đoạn văn dài mà các nhà du kí đã tái hiện, tả lại sự vật, sự việc cụ thể nhất.

Không chỉ sử dụng nhiều các đoạn văn dài, các tác phẩm du kí trên Nam Phong tạp chí còn có một số lượng khá lớn các câu văn dài. Vẫn biết là do ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu truyền thống, tuy nhiên cũng phải thấy, khi sử dụng các câu văn dài nhà du kí sẽ có nhiều điều kiện hơn để tả tỉ mỉ chi tiết từng đối tượng phản ánh.

Hầu hết các nhà du hành đều sử dụng kiểu câu dài này, ông chủ bút báo Nam Phong cũng vận dụng khá triệt để câu văn dài, nhiều vế, nhiều mệnh đề để tả đối tượng được đề cập đến.

“Đền này hùng tráng nguy nga, xây toàn bằng đá, bít kín bốn bề, như hình một cái mồ to lớn kì dị, bề dài 110 thước, bề ngang 82 thước, trên có một cái tháp tròn cao 83 thước, đứng đấy thu quát được cả hình thể thành Paris.”

[33.328]

Câu văn trên được ngắt bằng 7 dấu phẩy, mỗi lần ngắt nhịp là hết một vế của câu. Mỗi vế câu miêu tả một đặc điểm của đối tượng Đền kỉ niệm những danh nhân nước Pháp. Vế mở đầu giới thiệu khái quát về hình dáng đền “hùng tráng nguy nga”, các vế tiếp theo cụ thể hóa, chi tiết sự hùng tráng đó về vật liệu, hình dạng, kích thước, bề ngang, bề rộng. Với 1 câu văn hơn 50 tiếng, Phạm Quỳnh đã miêu tả tỉ mỉ hơn đặc điểm của sự vật được nói đến.

“Đường Avenue des Champs Elysées là một đường thông cù đẹp nhất ở Paris, một đầu là nơi công trường Concorde, một đầu là cửa khải hoàn Etoile, giữa một con đường cái rộng thẳng băng dài tới mấy ngàn thước, lát bằng gỗ, sơn hắc ín, tối đến đèn thắp hai bên bóng nhoáng như cái mặt gương, xe đi trên êm như ru, không khác gì hòn lăn chạy trên bàn “billard” vậy” [33.325]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

Giống như câu văn trên, đây cũng là một câu văn dài 72 tiếng, dùng 8 dấu phẩy để ngắt vế. Sử dụng câu văn dài, nhà du kí đã tả lại con đường Avenue des Champs Elysees một cách tỉ mỉ, chân thực và tường tận.

Với mục đích là đi và kể lại, nên để chuyển tải được lượng thông tin lớn, các nhà du kí đều phải sử dụng nhiều câu văn dài. Trong tác phẩm Du ngọc tân của Tùng Vân, qua khảo sát phần lớn các câu văn đều dài trên 30 tiếng.

Bài du kí có tổng cộng 28 đoạn văn nhưng chỉ có 42 câu, các câu văn dưới 30 tiếng chỉ có 6 câu chiếm 14.2 % chủ yếu là các câu cảm thán, các câu văn từ 30 đến 50 tiếng có 15 câu chiếm 35.7 % còn lại là các câu trên 50 tiếng có 21 câu chiếm 50%. Chúng tôi nhận thấy số lượng các câu văn dài chiếm phần lớn trong các bài kí. Đặc biệt hơn có nhưng đoạn văn chỉ có duy nhất một câu nhiều vế.

“Mới cùng nhau tìm vào nhà quen, mở một tiệc trà để thưởng tâm; cho hay là thói hữu tình, vừa mới gõ tay vào then hoa, dạo gót vào vườn liễu, oanh oanh yến yến, đâu đã có ý đợi chờ; bấy giờ mới giở ra nghề chơi, gọi là mộ cuộc hành lạc, gọi là đẹp mắt, gọi là êm tai, gọi là mấy câu thơ hồng hạnh, gọi là vài bài phú nộn mai, gọi là dăm ba câu trò chuyện, gọi là một và chút tâm tình; đến chín giờ đêm, bỗng không trời đất chuyển vần, quay ra một trận gió bấc, ầm ầm ào ào, khí hậu khác hẳn đi, đèn thắp lại tắt, đèn tắt lại thắp, tuy rằng trong cuộc vui chơi, song anh em ta ai nấy vẫn giữ lấy quang minh chủ nghĩa, không ai chịu ám muội chút nào.” [35.324]

Một đoạn văn chỉ có 1 câu dài 150 tiếng, sử dụng 21 dấu phẩy và 3 dấu chấm phẩy để tái hiện lại tâm trạng, cảnh vật nhà người quen nơi tác giả ghé vào và một đêm ở cùng bạn giữa cảnh trời đất chuyển vần. Câu văn dài giúp cho tác giả thể hiện được đầy đủ, cụ thể nhất điều mình muốn biểu đạt. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng cùng với việc ảnh hưởng của lối văn cổ xưa làm cho câu văn văn đôi khi dài dòng, lủng củng, không rõ ý còn do các tác giả lần đầu tiên viết văn miêu tả cảnh thực, tâm trạng thực nên diễn đạt còn phức tạp, dàn trải, đôi khi không thoát ý. Đây cũng là một hạn chế trong buổi đầu hình thành văn xuôi Quốc ngữ Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

49

Bên cạnh những câu văn dài dòng lê thê khó hiểu của văn xuôi đầu thế kỉ trên hành trình thoát ly văn biền ngẫu chuyển sang xu hướng “tả thực” cần nhận thấy rằng, với việc sử dụng nhiều đoạn văn, câu văn dài nhiều vế cảnh vật, sự việc, các địa danh đều được kí giả miêu tả kĩ lưỡng, tuần tự, tỉ mỉ, chân thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 51 - 55)