Lối văn bóng bẩy, giầu tính biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 35 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Lối văn bóng bẩy, giầu tính biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật

Mặc dù ra đời vào giai đoạn đầu thế kỉ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ngôn ngữ báo chí nhưng du kí trên Nam Phong tạp chí vẫn là một thể tài văn chương, yếu tố thẩm mĩ luôn là đích hướng tới của tác giả. Đọc các trang du kí ta luôn bắt gặp lối miêu tả bóng bảy, giàu tính biểu cảm khi miêu tả thiên nhiên, cảm xúc của tác giả trước hiện thực được phản ánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

Trong văn học trung đại, thiên nhiên được miêu tả chủ yếu qua biện pháp ước lệ tượng trưng hoặc tả cảnh ngụ tình, đó là những vẻ đẹp cao quý, thanh khiết như ở một cõi bồng lai xa xôi nào đấy. Đọc mỗi trang văn, người đọc như đi vào một thế giới khác. Đôi khi những hình ảnh thiên nhiên hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra để thể hiện những tâm sự thầm kín:

Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu, Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca. Nay Quyên đã giục oanh già, Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.

(Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ ngâm khúc) Trong trang văn xuôi, hình ảnh thiên nhiên vẫn chỉ được miêu tả một cách chung chung chưa cụ thể, với những từ ngữ ước lệ, sử dụng điển tích, điển cố, đôi khi đối tượng được miêu tả chỉ xuất hiện trong tưởng tượng của tác giả:

“Tôi ở trong nhà U trai; trước sân vài ba cây trổ hoa, kết quả, ngậm hương mang tuyết, ánh mặt trời chiếu xiên ngang, tạo nên những bóng hình tựa như các bà Phi nơi sông Tương ngồi quỵ. Những con rắn nối đuôi nhau chạy từng đàn. Thỉnh thoảng mùi hương lạ bay qua. Chốn tây viên, trong ao phẳng lặng, cá nhởn nhơ nhô lên lặn xuống mà hớp lấy bóng trăng hoặc nuốt lấy làn sóng. Những con chim oanh hay hót, do chân tính của trời phú cho, thời thường tới những chỗ có bóng mát mà nhảy nhót tung tăng.”

(Lê Hữu Trác – Thƣợng Kinh kí sự) Bước sang thế kỷ XX, thiên nhiên trong văn học được miêu tả gần gũi hơn, thực hơn. Với du kí cũng vậy, theo bước chân của các nhà du hành, thiên nhiên được miêu tả rất sống động qua nhiều từ ngữ giàu hình ảnh. Đọc Mƣời ngày ở Huế của Phạm Quỳnh người đọc như bị cuốn hút bởi những trang viết tả cảnh vật đầy màu sắc:

“…Từ Ninh Bình giở vào mới thấy nhiều núi non, trước còn thấp rồi cao dần mãi lên. Núi thường đột khởi ở giữa cánh đồng, đá trắng mọc rêu xanh, đen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

31

đen đốm đốm, trông xa như những mảnh thành bị tàn phá đã lâu ngày, hay là những bức tường đổ nát của cái lâu đài khổng lồ từ thời thượng cổ. Trông những núi đó không khiếp sợ mà chạnh thương, vì nó trơ vơ xơ xác giữa đồng, có cái hình dạng tiêu điều như người đau đớn trong lòng: mộc thạch cũng có linh hồn chớ chẳng không! Nhưng từ vùng Thanh Nghệ giở vào thì núi đã thấy liên tiếp nhau mà thành từng rặng dài, đá thường lấn đất, cỏ cây rậm rạp, không xơ xác như những núi trên kia. Hình tròn sắc mượt như một đàn voi cực lớn theo nhau tự trong rừng Vạn Tượng ra đến bờ bể Đông…” [33.26]

Phong cảnh núi Ninh Bình hiện lên vừa chân thực lại vừa sống động. Qua con mắt của nhà du kí những dãy núi nối tiếp nhau muôn hình muôn vẻ. Đặc biệt, tác giả sử dụng nhiều từ ngữ độc đáo với những so sánh gợi hình, ngọn núi được ví như “mảnh thành bị tàn phá đã lâu ngày”, “những bức tường đổ nát của cái lâu đài từ thời thượng cổ”, “hình tròn sắc mượt, như một đàn voi cực lớn”… khiến cho chúng hiện lên như có linh hồn, có sự sống.

Cũng trong Mƣời ngày ở Huế, người đọc thấy vô cùng hấp dẫn bởi đoạn văn tả cảnh sông Hương, núi Ngự:

“Cái phong cảnh Huế sở dĩ đẹp là thứ nhất bởi con sông Hương Giang. Con sông xinh thay! Hà Nội cũng có sông Nhị Hà, mà sông Nhị với sông Hương khác nhau biết chừng nào! Một đằng ví như cô con gái tươi cười, một đằng ví như bà lão già cay nghiệt. Nhị Hà là cái thiên tai của xứ Bắc. Hương Giang là cái châu báu của xứ Kinh. Nước trong như vắt, dòng phẳng như tờ, ít khi có tí sóng gợn trên mặt, đi thuyền trên sông như đi trong hồ vậy… cái khí vị của phong cảnh Huế không phải là cái khí vị hùng tráng, mà là cái khí vị mĩ diệu; cảnh huế xinh mà đẹp, không phải là hùng mà cường, đáng yêu mà không phải là đáng sợ, có thi vị mà không phải là có khí tượng…” [33.38]

Mỗi từ ngữ đều gợi lên nét đẹp thơ mộng của sông Hương xứ Huế. Cách so sánh đầy ấn tượng khiến người đọc tưởng tượng một cách dễ dàng: “một đằng ví như cô con gái tươi cười, một đằng ví như bà lão già cay nghiệt”. Lối ví von so sánh của tác giả vừa gần gũi, vừa hóm hỉnh, không hề cầu kỳ ước lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

như trong văn học cổ. Vẻ đẹp của sông Hương được ngòi bút của tác giả tái hiện vừa dịu dàng vừa nên thơ với dòng nước trong vắt, sóng gợn lăn tăn. Đọc mỗi câu văn người đọc như được tận mắt trông thấy vẻ đẹp “mĩ diệu”, xinh xắn của “kho báu” xứ Huế. Thứ ngôn ngữ uyển chuyển tinh tế này khiến người đọc liên tưởng tới lời văn Nguyễn Tuân khi đặc tả nét dịu dàng nữ tính của con sông Đà trong Tùy bút sông Đà:

“Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh còn đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích cổ xưa…”

[Nguyễn Tuân – Ngƣời lái đò sông Đà] Đã là người nghệ sĩ khi đứng trước cái đẹp của tạo vật không khỏi nảy sinh cảm xúc. Và thiên nhiên luôn là người bạn muôn đời khiến cho những tâm hồn nghệ sĩ khát khao khám phá để bật ra thành những lời văn thiết tha, ngọt ngào như dòng suối mát, thanh lọc tâm hồn người đọc. Phải chăng đó cũng chính là sự đồng điệu trong tâm hồn Phạm Quỳnh và Nguyễn Tuân khi đứng trước vẻ đẹp của hai con sông. Tuy lời văn của Phạm Quỳnh chưa mượt mà, sắc ngọt, thướt tha như lời văn Nguyễn Tuân nhưng ta vẫn thấy một tình yêu sâu sắc với vẻ đẹp của non sông xứ sở.

Trải qua hơn nửa thế kỉ sau, trên trang văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc một lần nữa lại được thưởng thức vẻ đẹp tuyệt mĩ của sông Hương xứ Huế qua những lời văn mượt mà đằm thắm:

“Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc trở nên dịu dàng và say đắm hơn những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

Vẫn con sông Hương ấy, trải qua gần một thế kỉ nó vẫn tồn tại và làm say lòng biết bao tâm hồn người nghệ sĩ. Nếu Phạm Quỳnh hình dung sông Hương như “một cô gái tươi cười” thì đến Hoàng Phủ Ngọc Tường cô gái ấy đã được gọi tên một cách cụ thể hơn – “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”.

Theo bước chân du hành của tác giả họ Phạm vào xứ Nam kỳ, người đọc bất ngờ với những từ ngữ biểu cảm khi miêu tả thiên nhiên sóng nước.

“…Bấy giờ trăng vừa mọc…- trước còn ngậm nửa vành dưới nước, áng chiếu một góc trời, sau từ từ cao dần lên, tuy không được sáng tỏ lắm mà cũng không mờ, đủ biến mặt bể thành một áng thủy tinh lấp loáng…”[34. 155]

Trăng là hình ảnh quen thuộc trong thi ca truyền thống, biết bao từ ngữ đầy xúc cảm khi tả trăng, trăng nồng ấm mặn mà, trăng ân tình thủy chung, trăng khuyết soi bóng người thương… Trong thơ xưa thiên nhiên trăng thường gắn với tâm tình con người:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguyễn Du – Truyện Kiều) Với Phạm Quỳnh, “trăng vừa mọc” được miêu tả bằng những từ ngữ sinh động, cuốn hút khiến cho ánh trăng “ ngậm nửa vành” như có hồn, mang linh hồn của con người. Ánh trắng “ngậm nửa vành” chuyển động lên xuống khiến cho mặt bể mênh mông hiện lên “lấp loáng như một áng thủy tinh”. Mỗi từ ngữ của tác giả như vận động theo ánh trăng huyền ảo làm cho câu chữ chân thực mà lung linh lan tỏa.

Nếu ánh trăng xứ Huế lung linh phản chiếu trên dòng sông thơ mộng thì ánh trăng của nơi đô hội phồn hoa đất Sài Gòn được Phạm Quỳnh đặc tả trong khung cảnh lộng lẫy ở Phủ toàn quyền:

“…Nhưng khi quan toàn quyền ở Sài Gòn, tối đến trong dinh đền điện thắp sáng choang, trông xa tưởng tượng như một tòa lâu đài bằng ngọc có

trăng chiếu, chon von ở giữa khoảng rừng rậm tịch mịch u sầm, khác nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Phạm Quỳnh đã sử dụng hình ảnh so sánh vô cùng đẹp làm cho câu văn giàu hình ảnh và cảm xúc nhưng quan trọng hơn với hình ảnh so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra được khung cảnh về đêm của phủ toàn quyền với tất cả sự bề thế, uy nghi của nó.

Không chỉ tả thiên nhiên bằng những từ ngữ gợi hình, mà tác giả còn vận dụng cả ngôn ngữ âm thanh độc đáo:

“…lẳng tai nghe như có tiếng rền rĩ âm thầm từ đâu dưới đáy bể đưa lên, lại có lúc như tiếng diều sáo kêu từ đâu trên mấy từng mây vẳng xuống:

vo vo ve ve, hu hu hi hi, văng vẳng xa nghe như não như nùng, như ai như

oán, như mấy muôn ngàn cái oan hồn vừa than, vừa khóc trong khoảng trời nước mênh mông…” [34.156]

Âm thanh của biển đêm trên con tàu được miêu tả bằng những từ ngữ không chỉ gợi thanh, mà còn gợi hình. Tiếng “rền rĩ âm thầm”, tiếng diều sáo kêu “vo vo ve ve, hu hu hi hi” văng vẳng gợi ra cả một đêm khuya thanh vắng khiến cảm xúc của con người cũng triền miên, da diết, não nùng.

Từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, người đọc lại ngỡ ngàng theo bước chân Phạm Quỳnh lên Lạng Sơn, Cao Bằng. Cảnh thiên nhiên được gợi tả bằng một thứ ngôn ngữ gần gũi mà giản dị:

“Phong cảnh từ Thất Khê trông mới kỳ thú thay! Chỗ thời núi đá cao hiểm trở, chồng chất nối tiếp nhau không dứt, cây lớn, cây nhỏ, cây dây leo

chằng chịt, quấn quýt như mớ bòng bong, thật không đâu có núi đá sầm uất

thế…” [34.499]

Với những từ láy liên tiếp tác giả đã vẽ lên một vùng núi rừng với núi non trùng điệp, hùng vĩ. Những ngôn từ không chỉ giàu hình ảnh mà còn sinh động. Câu văn ra đời cách đây gần thế kỷ nhưng tưởng chừng không xa chúng ta hôm nay là mấy.

Không chỉ với Phạm Quỳnh câu văn tả thiên nhiên mới giàu hình ảnh, trong du kí của Tùng Vân, lời văn cũng đầy bóng bẩy, quyến rũ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

“Núi đều là núi đất, lẫn sỏi và đá; những hòn đá thiên nhiên này bày ra la liệt ở xung quanh sườn núi; sắc đá hơi đen đen, lại thỉnh thoảng điểm có chỗ trắng; đi ở dưới đường mà trông lên, tựa như hình đàn trâu, đàn dê, con thì nằm, con thì ăn, con thì lên núi, con thì xuống núi. Lại thuộc về cảnh xuân sơ, mưa xuân phơi phới, đợt cỏ non lún phún mọc lên; điểm có sắc lục, chen với sắc vàng, tựa như bức tranh du mục, để mà điểm trang cho xuân sắc…”[34.83]

Qua ngòi bút của tác giả, bức tranh mùa xuân hiện lên sinh động, đầy màu sắc lại vô cùng bình dị nơi núi rừng. Bút vẽ của Tùng Vân đã khiến người đọc bị cuốn hút theo màu lục chen vàng của cỏ, màu đen chen trắng của đá, bước chân cứ lạc sâu dần vào chốn núi rừng. Để rồi từ những rặng núi cao đó, hình ảnh cánh đồng mở ra tràn trề sức sống: “Chỉ thấy những đợt sóng lúa chiêm hãy còn con gái, đương về cái thời kỳ nảy nở, có ý mong mưa đó mà thôi…”[34.84]

Từ ngữ của tác giả đầy màu sắc gợi hình với những cụm từ “đợt sóng lúa chiêm” và cách so sánh “hãy còn con gái” cũng đủ gợi ra cả một cánh đồng mơn mởn, non tơ.

Bước tiếp theo chân Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ mượt mà, uyển chuyển khi miêu tả thiên nhiên mùa thu:

“…Bấy giờ thuộc về cảnh mộ thu, ngồi ở trong xe mà trông ra bốn bên núi, có chiều mát mẻ, có vẻ linh lung mà khí sắc núi thì nhàn nhạt như không, không thấy đậm đà gì cho lắm. Tựa như bức tranh thủy mặc. Lại tựa như ả mĩ nhân khi mới gội đầu, cái vẻ son phấn đã rửa sạch đi rồi, chỉ mình mặc cái áo vải trắng, đầu xòa đôi mái tóc xanh rì như mây… bức tranh thủy mặc với cô nữ đạm trang ấy, thế gian hoặc cũng có người không ưa. Song những kẻ xem nhiều nét tục, với trải qua mùi đời rồi, thì lấy làm ưa lắm. Cho nên cái cảnh thu sơn lại thích hợp với con nhà họa, con nhà tình, con nhà văn lắm lắm.” [35.48]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36

Một bức tranh thủy mặc được hiện lên với những ngôn từ đầy màu sắc như: “linh lung”, “nhàn nhạt”, “đậm đà” cùng với lối so sánh tu từ vừa gần gũi, vừa sinh động “như ả mĩ nhân…cô nữ đạm trang” khiến cho người đọc phải ngỡ ngàng không chỉ với con mắt chăm chú ngắm nhìn thiên nhiên mà còn bởi ngôn từ sáng tạo, giàu tính gợi hình của tác giả. Đồng thời qua đây ta cũng thấy được sắc thái cảm xúc, trái tim đồng điệu giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Đôn Phục.

Thứ ngôn ngữ bóng bẩy giàu hình ảnh khi miêu tả thiên nhiên tạo vật không chỉ xuất hiện trong lời văn của Phạm Quỳnh, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục mà còn đậm đà trong trang du kí của các tác giả khác trên Nam Phong tạp chí. Đọc Cảnh vật Hà Tiên của Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm, người đọc luôn bị cuốn hút bởi những trang văn miêu tả thiên nhiên chan chứa niềm tự hào:

“Cảnh bãi biển như bãi Kim Dữ, đứng trên đồi trông ra đàng xa những làn sóng nhấp nhô dào dạt trên bãi cát như trăm nghìn con rắn. Về bên kia chân trời, có mấy ngọn núi và cù lao chiu chít, trông nửa mờ nửa tỏ, thấp thoáng chỗ trắng chỗ đen, nhấp nhô trên mặt sóng.” [34.520] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngòi bút miêu tả của nhà du kí vô cùng lôi cuốn khiến cho thiên nhiên, cảnh vật hiện lên như một bức tranh muôn màu của tạo hóa. Những cảnh vật đó đã được chắt lọc qua trí óc và tình yêu tha thiết của người nghệ sĩ với cái đẹp nên càng đậm đà và sâu sắc hơn.

Bên cạnh những ngôn từ giàu hình ảnh khi miêu tả thiên nhiên, một thứ ngôn ngữ đầy tính biểu cảm cũng được nhà du hành sử dụng để thể hiện cảm xúc cá nhân của mình với vẻ đẹp của non sông đất nước, với quê hương xứ sở, tình yêu tiếng Việt.

Do ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước nên bên cảnh việc miêu

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 35 - 44)