Hệ thống từ ngữ mang tính khẩu ngữ, đời thường

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 77 - 83)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Hệ thống từ ngữ mang tính khẩu ngữ, đời thường

* Sử dụng từ khẩu ngữ

Trong văn học trung đại, nhất là bộ phận văn học viết bằng chữ Hán do phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về thể loại, cách dùng từ đặt câu, người viết phải tôn trọng nguyên tắc “sùng cổ”, đưa vào trong tác phẩm nhiều điển tích, điển cố và chắt lọc câu chữ sao cho tinh luyện, hàm súc. Do đó, trong văn chương chữ Hán, những gì là nôm na đời thường không có cơ hội tồn tại. Ngôn ngữ trong các tác phẩm chủ yếu là thứ ngôn ngữ trang nhã, hàm súc, uyên thâm chỉ phù hợp với trình độ học vấn cao của tầng lớp trí thức Nho học. Đến giai đoạn văn học giao thời, với sự du nhập và ảnh hưởng của một lớp văn hóa mới, văn học trở về với cuộc sống với cái tôi cá nhân. Nó không xa hoa đài các mà bình dân hơn. Đáp ứng nhu cầu đó, ngôn ngữ văn học cũng cần có sự đổi mới, thay thế bằng một thứ ngôn ngữ sống động, đời thường, gắn liền với lời ăn tiếng nói của toàn dân.

Khảo sát hệ thống các tác phẩm của ba tác giả Phạm Quỳnh, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Bá Trác, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều từ khẩu ngữ dùng trong đời sống hàng ngày được đưa vào câu văn: “Nhà đò đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

làm cơm xong, anh em vừa đánh chén, thuyền vừa chèo xuống sở hiếu.”

[33.62]. Xưa nay khi nói đến ăn cơm các tác giả thường sử dụng những từ ngữ rất hoa mĩ nhưng ở đây tác giả lại sử dụng ngôn từ bình dân thậm chí khá suồng sã “đánh chén” khiến cho câu văn gần gũi và đời thường hơn.

Cách gọi tên của tác giả cũng dân dã vô cùng. Thi sĩ xưa nay vốn được dùng bằng những từ thanh tao nhưng ở đây Phạm Quỳnh gọi là: “nhưng thượng nhân không những là một tay thi nhân có tài, mà lại là một nhà tư tưởng sâu sắc nữa.” [33.75] cụm từ “một tay thi nhân” không hề hạ thấp người được nói đến mà chỉ làm cho nó trở nên quen thuộc bình dị hơn.

Một buổi diễn thuyết của quan thủ tướng Poincaré là nơi vô cùng trang nghiêm, đòi hỏi phải sử dụng những từ ngữ mang tính nghi thức, nhưng Phạm Quỳnh lại sử dụng lối văn vô cùng dân dã:

“Lúc đầu thời cả thượng nghị viện còn im phăng phắc để nghe, sau ngài càng nói cả bên cực tả nghị viện là đảng phản đối với chính phủ càng thấy lao nhao, rồi một người đứng lên phản đối, người ấy nói chưa dứt lời, người khác nói liền kế theo, bên tả công kích, bên hữu đối lại, kẻ này vỗ tay, kẻ kia huýt còi, một chốc thành ồn ào như cái chợ…” [33.336]

Với những từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ như “lao nhao”, “kẻ này”, “kẻ kia” đặc biệt cách so sánh “ồn ào như cái chợ” khiến cho lời văn rất gần với cách nói hàng ngày của quần chúng nhân dân. Qua đó đã toát lên bản chất của một buổi diễn thuyết ở Hạ Nghị Viện ồn ào, nhốn nháo, tranh giành quyền lợi giữa các đảng phái.

*Sử dụng cách phát âm và từ địa phương

Một trong những biểu hiện của việc đưa ngôn ngữ đời sống hàng ngày vào tác phẩm chính là các tác giả đưa vào trang văn của mình cách phát âm và từ địa phương. Thống kê trong hệ thống tác phẩm của Phạm Quỳnh chúng ta sẽ thấy rõ điều này.

Trong Mƣời ngày ở Huế, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có hiện tượng thay thế âm vị dẫn đến cách viết mà ngày nay chúng ta gọi là “sai chính tả”. Có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

lẽ nguyên nhân là do một số âm vị có cách phát âm khá gần nhau hoặc do cách phát âm địa phương của từng vùng miền người viết chưa phân biệt được hay cố ý viết như vậy nhằm dụng ý nghệ thuật: “quan niệm về lịch sử nước nhà, trông quanh mình không có cái cảnh tượng gì đủ nhắc lại những sự nghiệp nhớn nhao

của đời trước, tình ái quốc vẫn thường ngang ngang trong dạ.” [33.25] từ “nhớn nhao” nếu theo quy tắc chính tả hiện đại là sai mà phải viết là lớn lao. Ngoài ra còn một số từ ngữ khác như: có nhẽ [33.26]  có lẽ, cái ngục nhớn [33.26] 

cái ngục lớn, rẫy núi nhớn [33.31]  dãy núi lớn, giời [33.52]  trời, giòng giõi [33.69]  dòng giõi, chỉnh bị [33.522]  chuẩn bị…

Ở tác phẩm Thuật chuyện du lịch ở Paris ta cũng bắt gặp một số cách phát âm và từ địa phương như: nối đến [33.320]  nói đến, họp [33.339] 

hợp, lạ nhường [33.344]  lạ thường, cứng cát [33.355]  cứng cáp…

Trong các tác phẩm khác của Phạm Quỳnh, chúng tôi cũng thống kê được một số từ khá phổ biến đó là: chừng tay [33.427]  dừng tay, Nát bàn [33.435]  Niết bàn, mếch lòng [33.457]  mất lòng, lẳng tai [34.156] 

lắng tai, đồng tăm [34.165]  đồng tâm…

Không chỉ ông chủ bút báo Nam Phong đưa vào tác phẩm của mình ngôn từ địa phương mà nhiều tác giả khác cũng không tránh được điều này. Đọc Lời cảm cựu về mấy ngày chơi Bắc Ninh của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, trong một số câu văn cũng xuất hiện cách phát âm địa phương: “Cứ nghe những người cố lão nói lại, thì ông Khiêm đi đến đâu sẽ kén quân đến đấy, kén những người

can đởm có chí tình nguyện mà luyện cho tinh.” [34.389] có thể do cách phát âm

vùng miền mà từ can đảm được tác giả viết là “can đởm”.

Như vậy rõ ràng có một số lượng lớn các từ dùng sai so với quy tắc chính tả hiện hành của tiếng Việt hiện đại ngày nay. Bên cạnh yếu tố lịch sử do buổi đầu mới sử dụng chữ Quốc ngữ trong sáng tác văn chương còn yếu tố quan trọng chi phối là cách phát âm địa phương theo từng vùng miền khác nhau.

* Sử dụng hư từ

Trong thời kì văn học trung đại, hư từ hầu như không có chỗ đứng trong câu văn. Do yêu cầu cao về tính hàm súc, những quy phạm chuẩn mực khắt khe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

ngôn từ phải được chọn lọc một cách tối đa tránh những từ không có nghĩa. Chuyển sang thời kì hiện đại, dường như câu văn tiếng Việt bắt đầu được định hình lại, các yếu tố của ngôn ngữ nói có cơ hội đi vào tác phẩm nhiều hơn.

Trong thể loại du kí giai đoạn này, hư từ xuất hiện khá phổ biến, có nhiều hư từ xuất hiện với tần số rất cao như: thì, là, mà, lắm, nhỉ, mà thôi, thôi, lắm lắm… Nhiều câu văn đọc lên không khác lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân: “Điện trông rất là nguy nga…”[33.60] hay Vả chăng Phật học ở bên Á Đông, giáo nghĩa rất là cao sâu, những bậc triết học Âu Mĩ cũng lấy làm hay lắm.”[33.95], “Nghề trinh thám Nhật Bản rất là linh hoạt”

[33.103], “Bác Vương Chất, bác cũng hớ lắm nhỉ, cũng hớ lắm nhỉ!”

[34.110]…rất nhiều liên từ, quan hệ từ cũng được sử dụng: song…, nếu…thì, sở dĩ…, vừa… vừa, tuy …nhưng. Chẳng hạn: “…tuy không lấy gì làm thịnh lắm, nhưng dân phong vẫn giữ được nền lễ nghĩa liêm sỉ…”[33.490], Nếu

quả được như vậy thì may cho nước nhà lắm lắm” [34.166]. Đôi khi phó từ được sử dụng với mật độ dày đặc trong câu văn: “…cái rìu khi đã nát, khác nào cái khánh khi đã rè, cái gươm khi đã cụt, cái gậy khi đã cộc, cái bút khi

đã cùn. Cái bút đã cùn cũng như con mã đã bị cản, cái gậy đã cộc cũng như con pháo đã bị mất ngòi, cái gươm đã nhụt cũng như con xe đã khuất mặt, mà cái rìu đã nát cũng như con tốt đã lụt…” [34.110]

Những hư từ và quan hệ từ kể trên không phải lúc nào cũng mang giá trị biểu đạt, đôi khi còn làm cho câu văn trở nên dài dòng, thừa thãi, rườm rà nhưng điều đáng nói ở đây là chúng đã giúp cho ngôn ngữ văn xuôi Quốc ngữ trong buổi đầu thoát dần khỏi lối văn chương bác học, đưa ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ nói vào văn học, xóa bớt khoảng cách giữa văn học với đời sống.

* Sử dụng thành ngữ

Thành ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thành ngữ được định nghĩa là “cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn chọn một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc” [1113.297]. Thành ngữ bao gồm cả Hán Việt và Thuần Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

Qua khảo sát các tác phẩm du kí trên tạp chí Nam Phong chúng tôi nhận thấy một số lượng khá lớn các thành ngữ được vận dụng vào trong câu văn:

Tác phẩm Tổng số Thành ngữ

Hán Việt Thuần Việt

Mười ngày ở Huế 17 9 Ví dụ: Sơn son thếp vàng [33.67], sơn cùng địa tịch [30], sơn thủy kì thú [38], giai thanh gái lịch [55], kẻ xướng người họa [56], ,ngọc nhả châu phun [74]…

8

Ví dụ: Lưng mỏi chân chồn [33.28], trên rừng dưới bể [32], giây trắng buộc quả bầu xanh [32], đồng không mông quạnh [34], cây vàng là ngọc [67], hổ chồm rồng cuốn [36]… Thuật chuyện du lịch ở Paris 27 12 Ví dụ: Phú gia tử đệ, công tử vương tôn [33.319], giang sơn cẩm tú [323], đồng bóng quàng xiên, vũ lộng quỷ thần [330], thi nhân họa khách [331]…

15

Ví dụ: Nhất quỷ nhì ma… [33.321], ai mạnh là người ấy được [338], cãi nhau như mổ bò [339], bạc vạn tiền nghìn [353], phò mã tốt áo [353], che mặt thế gian [335]… Hạn mạn du kí 30 15 Ví dụ: Sơn cùng thủy tận [33.101], ly hương khứ lý [203], bôn đông tẩu tây, xuất sinh nhập tử [243], dày dặn phong trần [247], 15 Ví dụ: Gió mát trăng trong [33.86], cười trăng cợt gió [87], cảnh Phật người tiên [87], run gan ghê thịt [88],

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 cùng đồ lạc phách [102]… làm thuê làm mướn [130], chân lấm tay bùn, ăn trắng mặc trơn [138], khố rách áo ôm [140]… Cuộc đi chơi

năm tầng núi 15 6 Ví dụ: Mưu sâu kế độc [34.94], thiên địa tràng tồn [98], bất tồn bất diệt [104]… 9 Ví dụ: Chân lấm tay bùn, đi sớm về trưa, đầu tắt mặt tối [34.88], miệng nam mô trong bụng một bồ dao găm [103]… Một tháng ở Nam Kì 26 13 Ví dụ: Tang bồng hồ thỉ [34.145], kinh lịch kiến văn [146], phong ba bão táp [156], nước độc ma thiêng [188], tràng giang đại hải [202]… 13 Ví dụ: Vào sinh ra tử [34.145], gió mát trăng thanh [157], vắng ngắt như chùa bà đanh [161]…

Số lượng thành ngữ được các kí giả sử dụng trong bài du kí khá nhiều. Trong đó, bên cạnh những thành ngữ Hán Việt vốn được sử dụng nhiều trong văn học trung đại còn xuất hiện rất nhiều những thành ngữ thuần Việt quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân được đưa vào trang du kí. Nó làm cho câu văn đậm đà tính dân tộc, dân gian, giúp cho nhà văn diễn tả những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn.

Tuy nhiên, đôi khi nhà văn quá lạm dụng thành ngữ (đặc biệt là thành ngữ Hán Việt) làm cho câu văn có âm hưởng của văn biền ngẫu, đăng đối nhịp nhàng làm mất đi dấu ấn sáng tạo: “Nghĩ mình mấy năm chỉ những trèo

non lội suối, dầy dặn phong trần, nào có nên công danh học vấn gì, cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

Thành ngữ là một vốn quý trong kho tàng ngôn ngữ dân tộc. Nó ngấm sâu vào cách cảm, cách nghĩ của con người Việt Nam nhất là những người nghệ sĩ yêu tiếng Việt. Bởi vậy, sau những trang du kí này, rất nhiều các tác giả giai đoạn sau tiếp tục đưa thành ngữ vào văn chương của mình như thổi thêm hồn tiếng Việt vào đó.

Ngôn ngữ đời thường được đưa vào thể du kí đã mở ra một chặng đường mới cho ngôn ngữ văn xuôi. Giờ đây ngôn ngữ không còn mang tính chất trang nhã mà trở về với đời sống, gần gũi, bình dân hơn. Văn chương trở thành “món ăn tinh thần bình dân” của mọi giai tầng trong xã hội.

Việc đưa ngôn ngữ đời sống vào các trang du kí thể hiện một quá trình nỗ lực không ngừng của các tác giả du kí trong việc xây dựng câu văn tiếng Việt, đưa nền quốc văn lệ thuộc vào Hán học thoát khỏi ảnh hưởng của lối văn bác học, hàm súc, uyên thâm, để văn chương trở về với đời sống, đến được với mọi quần chúng nhân dân. Người đọc du kí dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội cũng không cảm thấy xa lạ. Họ tìm thấy ngôn ngữ của mình trong đó. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đây cũng là một nỗ lực không ngừng của các tác giả du kí trên con đường hiện đại hóa văn xuôi Quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỉ.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)