Trên các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 55 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Trên các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ

Để miêu tả cụ thể chi tiết đối tượng phản ánh, các tác giả không chỉ sử dụng các câu văn, đoạn văn dài, mà còn sử dụng nhiều từ chỉ thời gian, địa điểm chính xác. Phần lớn các bài ký tác giả đều đưa ra thời gian cụ thể trong lịch trình du hành của mình.

Tác phẩm Thời gian địa điểm xác định

Mười ngày ở Huế

Bắt đầu đi từ Hà Nội ngày 19 tháng 3 tây, ngày 21 tới Huế; ở Huế 12 ngày; ngày 2 tháng 4 bắt đầu về, chiều ngày 3 tới hà Nội, vừa đi vừa về cả thảy 16 ngày…[33.26]

Hạn mạn du ký

Ngày tháng Giêng năm 1908, tôi với người bạn ra chơi Bắc kì; định ở lại Nam Định mà học. Đến tháng Ba nhân việc ngăn trở phải đáp tàu về Đà Nẵng (Tourane)…[33.85]

Du lịch xứ Lào

Ngày chủ nhật 25 Janvier, 7h sáng bắt đầu đi ô tô ở Hà Nội, theo đường thiên lý, đi một mạch cho đến Quảng Bình (Đồng Hới), vừa 7h tối tới nơi, đường dài là 486 cây số…[33.417]

Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng

Vậy là ngày 12 tháng 7 vừa rồi, cùng mấy ông hội viên Hội Trí Tri đi chơi Cao Bằng…[34.489]

Pháp du hành trình nhật kí

Tôi được quan Thống sứ Bắc Kỳ cử sang Đại Pháp thay mặt cho hội Khai Trí Tiến Đức để dự cuộc đấu xảo Marseille…Ngày 9 tháng 3 tây năm 1922 (tức là ngày 11 tháng 2 ta) xuống hải Phòng để đáp tàu Armand Béhic về Pháp…[35.346]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50

Trong thời kỳ văn học trung đại, thời gian địa điểm phần nhiều còn mang tính ước lệ khó xác định. Trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du mở đầu tác phẩm, Tố Như chỉ nói về thời gian, địa điểm một cách chung chung:

Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh

Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng. Có nhà viên ngoại họ Vương

Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều) Hay trong trang kí sự của Hải Thượng Lãn Ông mặc dù thời gian, địa điểm đã được nhắc đến cụ thể hơn nhưng người đọc vẫn chưa có một hình dung cụ thể:

“Đó là về năm Nhâm Dần (1782), tháng Mạnh Xuân, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43. Buổi ấy, ánh sáng xuân sáng dịu, hoa cỏ đua tươi.”

(Lê Hữu Trác – Thƣợng Kinh kí sự) Ở đây, người viết kí đã đưa ra năm tháng một cách cụ thể nhưng không hề nói rõ “buổi ấy” là ngày bao nhiêu? Tại địa điểm nào? Chính vì thế người đọc vẫn chưa thấy được dấu ấn cụ thể chi tiết về thời gian, địa điểm.

Nhưng trong các bài du kí trên Nam Phong tạp chí, thời gian địa điểm được miêu tả rất cụ thể chính xác làm tăng thêm không chỉ tính chân thực mà cả sự chi tiết tỉ mỉ cho mỗi bài kí.

Trong bài kí Pháp du hành trình nhật kí, nhân chuyến sang Pháp dự cuộc đấu xảo Marseille, địa danh ngày giờ được Phạm Quỳnh nhắc đến một cách cụ thể.

“Bốn giờ chiều ngày 10 tháng 3, tàu mới cất neo chạy…mười giờ ngày 9 tháng 3 tới Hải Phòng…năm giờ sáng ngày 13, tàu tới Sài Gòn, yết bảng đến bốn giờ sáng ngày 15 chạy về Singapore, đỗ ở sài gòn 48 giờ…” [35. 347-350]

Thời gian địa điểm đến và đi đều được tác giả nói đến đầy đủ và chi tiết. Tác giả không chỉ xác định ngày tháng cụ thể mà giờ xuất phát, giờ đến, đi cũng được nói đến một cách chuẩn xác. Điều này giúp người đọc có thể hình dung ra chuyến đi theo bước chân người du hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

51

Việc miêu tả chi tiết thời gian địa điểm đến cả ngày giờ còn cho thấy dấu hiệu của văn phong báo chí in đậm trong mỗi tác phẩm du kí. Những kí giả không chỉ mong muốn mang đến một lượng thông tin cụ thể, chính xác, khách quan đến cho người đọc mà còn muốn cập nhật tính thời sự nóng bỏng của thông tin đó.

Bên cạnh các từ ngữ chỉ thông tin chính xác về thời gian, địa điểm, nhà du kí còn sử dụng rất nhiều từ chỉ số lượng, các số đếm.

Nguyễn Bá Trác khi viết bài kí của mình đã vận dụng rất khoa học các số đếm để miểu tả một cách cụ thể nhất đối tượng được phản ánh.

“Toàn tỉnh chia thành 15 khu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Tiểu Thạch Xuyên; 2. Ngưu Nhập; 3. Thần Điền; 4. Cúc Đinh; 5. Chi; 6. Kinh Kiều; 7. Nhật Bản Kiều; 8. Xích Bản; 9. Ma Bố; 10. Thâm Xuyên; 11. Hạ Cốc; 12. Tứ Cốc; 13. Thiển Thảo; 14. Bản Hương; 15. Bản Sở…” [33.129]

“…Từ Nam đến Bắc hơn 36 độ, dài ước hơn 7.100 dặm. Từ Đông đến Tây, rộng gần 61 độ, ước hơn 8.800 dặm. Diện tích có 32 triệu 645 nghìn 156 dặm vuông. Chiếm một phần tư trong đại lục và một phần mười trong toàn thế giới…” [33.152]

Những con số chính xác xuất hiện trong mỗi lời văn không chỉ tăng độ tin cậy của tri thức mà nhà du hành cung cấp mà còn làm đối tượng được miêu tả chân thực và tỉ mỉ hơn. Ngoài ra, việc sử dụng rất nhiều các số đếm, các từ chỉ số lượng làm cho lời văn mang tính khoa học, cho thấy một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể, sâu sắc của nhà du kí. Qua những số từ này, đối tượng phản ánh hiện lên rõ nét và chi tiết, cung cấp nguồn thông tin chuẩn xác cho rất nhiều ngành khoa học khác nhau.

Trong tác phẩm Một tháng ở Nam kì, Phạm Quỳnh cũng sử dụng rất nhiều số từ.

“Hải Phòng tức là chợ lớn Bắc kỳ có 8.991 người khách, mà chợ lớn Nam kì có những 75000 người khách với 4.873 người Minh Hương! Hà Nội có 3.377 người khách với 825 người Minh Hương, mà Sài Gòn có những 22.079 người khách với 677 người Minh Hương!” [34.152]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

52

Những số liệu rất cụ thể, chi tiết như một bảng thống kê chính xác, chân thực về số lượng người khách, người Minh Hương ở ba thành phố lớn nhất nước ta lúc bấy giờ là Hải Phòng, Hà Nội và Sài Gòn. Điều này cho thấy một thực tế sự du nhập của người Hoa vào nước ta rất đông đảo nhất là ở Sài Gòn.

Khi đến với đất nước Paris, để cung cấp những hiểu biết cụ thể nhất cho người đọc du kí, Phạm Quỳnh cũng sử dụng rất nhiều từ chỉ số lượng.

“Trường Đại học Paris ở trong sở Sorbonne, là một tòa nhà nguy nga, rộng hơn 80 thước, dài ngót 250 thước. Sở này dựng từ năm 1885 đến năm 1900 mới xong, ở nơi cố chỉ nhà thờ và trường học kinh của ông cố Robert de Sorbon tự thế kỷ thứ XIII, cho nên gọi tên là Sorbonne, quy mô hùng tráng thật là xứng đáng một sở học lớn nhất của một kinh đô lớn nhất trong thế giới…”[33.332]

Nếu kí giả chỉ nói đây là “một tòa nhà nguy nga”, người đọc sẽ khó hình dung ra sự hùng tráng của tòa nhà nhưng nhờ có các từ chỉ kích thước, chiều dài, chiều rộng, những ngôn từ chính xác về năm tháng mà đối tượng hiện ra cụ thể hơn, dễ hình dung hơn.

Qua con mắt miêu tả tỉ mỉ chi tiết đến từng xen ti mét của Phạm Quỳnh, tháp Eiffel hiện lên thật hoành tráng và kì vĩ.

“Tháp này thật là một cái kì công có một trong nghề kiến trúc bằng sắt. Kể về bề cao thời suốt trong thế giới không có cái nhà lầu cột tháp nào bằng: tháp Woolworth Building ở New York cao 299 thước, cột đá ở Washington cao 160 thước; kim tự tháp Khéops ở Ai Cập cao 137 thước, mà tháp Eiffel cao những 300 thước; kể về cách kiến thiết cũng là hoành tráng ly kỳ: khởi dựng ngày 28 tháng Giêng năm 1887, đến ngày 31 tháng 3 năm 1889 mới thành công, nặng cả thảy 7 trăm vạn cân tây, trong đó một vạn hai nghìn mảnh sắt nối lại với nhau bằng 250 vạn cái đanh sắt nặng 45 vạn cân. Dưới chân có 4 cái bệ bằng đá móng mỗi cái rộng là 26 thước vuông và chôn sâu xuống đất đến 14, 15 thước.” [33.342]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

53

Nếu ai chưa một lần được đến với nước Pháp hoa lệ để tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp sự hùng vĩ của tháp Eiffel thì qua trang du kí của Phạm Quỳnh sẽ phần nào ngắm nhìn ngọn tháp lộng lẫy này một cách cụ thể nhất. Hẳn nếu không có một vốn hiểu biết sâu sắc thì tác giả khó có thể miêu tả tường tận đến thế. “ Đây không hẳn là một áng văn chương về Paris, mà là một miêu tả và khảo sát về Paris, trên rất nhiều phương diện” (Phong Lê), và cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết của Phạm Quỳnh cho thấy một quá trình khảo sát tường tận, một hiểu biết sâu rộng xứng đáng là người đại diện cho đặc trưng du kí một thời.

Bên cạnh việc sử dụng nhiều từ chỉ số lượng, các số đếm, một số tác giả còn sử dụng các bảng thống kê, sơ đồ làm cho bài du kí vừa mang tính khoa học, lại cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể nhất về đối tượng được miêu tả.

Chẳng hạn trong bài kí Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác, khi nói về tình hình chính trị Nhật Bản, kí giả đã vẽ một số “biểu” khá khoa học, cung cấp một lượng thông tin ngắn gọn nhưng cụ thể.

Trung ương chính phủ:

[33.121]

Cách lập biểu của tác giả là cách chia nhỏ đối tượng để người đọc dễ dàng thu nhận và nắm bắt nội dung thông tin.

Để cụ thể hóa đối tượng, khiến người đọc dễ hình dung, nhà du kí còn sử dụng một số thủ pháp như so sánh, liệt kê…

So sánh tu từ là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc từ trong truyền thống nhằm miêu tả cụ thể đối tượng. Trong các trang du kí đầu thế kỷ XX, các tác giả cũng vận dụng tối đa ưu thế của thủ pháp này. Sử dụng một loạt so sánh tu từ khi miêu tả cụ thể hóa đối tượng.

Lập pháp bộ Hành pháp bộ:

Hành chính Tư pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

“Xe hơi đi phăng phăng như nuốt đường, gió lộng tứ phía như đập

vào mặt đập vào tai mà thành một thứ âm nhạc riêng lẫn với tiếng phành

phạch của cái máy động cơ trong xe. Người nhà quê trong Trung Kỳ này vụng đánh xe lắm. Nghe hiệu còi không biết đứng nép ngay vào bên đường mình đương đi, lại hình như cuồng hẳn lên mà đâm quàng sang bên kia… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người nhà quê trông cái xe hơi chạy vùn vụt tưởng là có cái ma lực gì nó đưa

đi như mây như gió, lại không hiểu những người ngồi trong xe ấy có công

việc gì mà đến nỗi chạy bạt hơi bay tóc như lũ cuồng như vậy…”[33.29] Một đoạn văn ngắn nhưng tác giả sử dụng tới 5 hình ảnh so sánh. Thủ pháp so sánh không chỉ làm cho câu văn giàu hình ảnh mà nó cũng góp phần làm cho sự vật, sự việc hiện lên cụ thể hơn, dễ hình dung tưởng tượng hơn. Cách so sánh của Phạm Quỳnh trong đoạn văn trên vừa ấn tượng, vừa độc đáo với những hình ảnh so sánh cụ thể vừa mang đến cho người đọc cảm giác thực dễ cảm nhận hơn về cái cảm giác của người ngồi trên xe hơi và sự lạ lẫm của người dân quê những năm đầu thế kỉ XX khi lần đầu tiên được “tận mục sở thị” sản phẩm của khoa học phương Tây.

Cũng giống Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác cũng phát huy tối đa hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật so sánh khi miêu tả đối tượng.

“Trên đất những nhà liền như úp bát, từ bên Cửu Long trông sang, không biết cơ man là lầu đài chồng chất, từ mé bề cho tới chót núi, hình như

một cái ổ tò vò muôn gian nghìn nóc, còn những cây cổ thụ chung quanh

chỉ như mấy chậu hoa để dưới nhà lầu vậy”. [33.99]

Chỉ có một câu nhưng tác giả sử dụng tới ba hình ảnh so sánh. Cách so sánh của tác giả vừa cụ thể “nhà liền như bát úp”, vừa sinh động hóm hỉnh “như cái ổ tò vò” làm cho lời văn cuốn hút hấp dẫn người đọc, đồng thời mang đến một sự hình dung cụ thể nhất về các dãy nhà của thành phố Cửu Long (Trung Quốc).

Bên cạnh việc sử dụng thủ pháp so sánh, các kí giả còn sử dụng phương pháp liệt kê, chia nhỏ đối tượng phản ánh để mang đến cho người đọc một cái nhìn chi tiết, tỉ mỉ nhất về sự vật đang được miêu tả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

55

Khi bắt đầu tái hiện lại chuyến đi Mƣời ngày ở Huế của mình, ông chủ bút Phạm Quỳnh đã liệt kê ngay những nơi bước chân mình đã đi qua:

“Đi qua mười tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên; trải nhiều cảnh khác nhau: Khi ruộng lúa, khi đồng cỏ, khi non thấp, khi núi cao, khi sa mạc, khi cao nguyên, khi qua sông, khi men bể, dải Hồng Lĩnh, núi Hoàng Sơn, bến sông Gianh, truông nhà Hồ…” [33.26]

Cách liệt kê ngay mở đầu tác phẩm, đã giúp người đọc có một cái nhìn khái quát về cuộc hành trình của kí giả. Theo bước chân tác giả từng địa danh sẽ hiện lên cụ thể làm cho người đọc dễ nắm bắt hơn. Đặc biệt với điệp từ “khi” lặp lại 8 lần đã nhấn mạnh, khắc sâu hơn những vùng đất mà nhà du hành có dịp đặt chân đến.

Tiếp đến, thủ pháp liệt kê lại được Phạm Quỳnh vận dụng khi tái hiện lại khung cảnh buổi lễ Trai cung tại Huế:

“Nhất là con đường thẳng lên Nam Giao hai ngày 10 – 11 đi dạo chơi không cảnh gì vui mắt bằng: cờ xanh, cờ đỏ, cờ đuôi nheo, cờ ngũ hành, các hạng cờ cắm san sát hai bên đường…” [33.40]

“…Cờ quạt, tàn lọng, gươm giáo, voi ngựa, đồ nghi trượng, đồ lộ bộ, trống chuông, các phường nhạc, cho đến những đồ ngự dụng, ngự liễn, ngọc kỷ, xe ngựa, xe tay, không thiếu thứ gì…”[33.45]

Với cách miêu tả này đã làm cho đối tượng hiện lên một cách cụ thể, chi tiết với đầy đủ những đặc điểm của nó. Hình ảnh những lá cờ cắm trong buổi lễ giao đàn, những xe, ngựa, đồ nghi lễ… cũng phần nào tái hiện được sự uy nghi, tráng lệ của buổi lễ dưới sự chủ trì của hoàng thượng.

Vận dụng tối đa ưu thế của thủ pháp lịêt kê trong du kí không thể không nói đến Nguyễn Bá Trác. Trong tác phẩm Hạn mạn du ký, tác giả đã kết hợp các số đếm để liệt kê làm cho sự vật hiện lên chi tiết, tỉ mỉ.

“Mãi đến năm 23, các pháp điển đã hoàn thành, mới bố cáo cho dân cả thảy có sáu phép:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 1. Dân pháp, 2. Thương pháp, 3. Dân sự tố tụng pháp, 4. Hình sự tố tụng pháp, 5. Hình pháp, 6. Tài phán pháp.”[33.124]

Thủ pháp liệt kê bằng số đếm làm cho lời văn logic, mạch lạc như một văn bản khoa học đồng thời làm cho đối đượng được chia nhỏ thành các bộ phận một cách hệ thống, người đọc dễ nhớ và dễ hiểu.

Việc sử dụng kết hợp các phương tiện biểu đạt đã góp phần quan trọng nhằm cụ thể hóa, chi tiết đối tượng phản ánh. Đồng thời nó cũng góp phần chuyển tải những thông tin khoa học chính xác khách quan đến người đọc, làm cho những trang du kí vừa giàu hình ảnh vừa đầy ắp thông tin, gợi sự hấp dẫn, hứng thú, tò mò cho người đọc.

Tiểu kết chƣơng 2

Ngôn ngữ du kí là sự kết hợp hài hòa giữa ngôn từ bóng bẩy, giàu tính biểu cảm của ngôn ngữ văn chương với tính khoa học, chính xác, khách quan của ngôn ngữ khoa học. Nhờ vậy mà mỗi trang du kí không chỉ đầy ắp kiến thức mà còn sinh động và lôi cuốn người đọc, đặc biệt là các bài du kí của

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 55 - 63)