7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Thể du kí trên Nam Phong tạp chí
Việc thành lập Nam Phong tạp chí là chủ trương của chính phủ Liên bang Đông Dương do toàn quyền Albert Saraut đề xướng ra đời từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản. Trong suốt 17 năm tồn tại tạp chí đã đăng 210 số gắn liền với vai trò quan trọng của ông chủ bút Phạm Quỳnh cùng sự góp mặt của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật…
Nam Phong tạp chí ra đời nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước bảo hộ, áp đặt tuyên truyền tư tưởng “Pháp- Việt đề huề” giảm bớt sự căng thẳng trong đời sống xã hội sau hàng loạt các phong trào đấu tranh đòi cải cách của nhân dân ta. Tuy nhiên, dần dần Nam Phong tạp chí đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn chương nước nhà. Nó trở thành nơi đăng tải các sáng tác mới, nơi dạy sáng tác văn chương, cổ vũ cho văn chương Quốc ngữ phát triển. Có thể nói “Đầu thế kỉ XX, Nam Phong tạp chí không chỉ trở thành trường học Quốc ngữ cho nhiều đối tượng trong xã hội mà quan trọng hơn đó là nơi rèn tập cách viết văn, nơi đăng tải các sáng tác” [10.54]. Hầu hết các tác phẩm văn xuôi miền Bắc xuất hiện trong giai đoạn này đều ra mắt công chúng lần đầu tiên trên tạp chí Nam Phong. Chính vì thế nó đã góp phần quan trọng thúc đẩy du kí phát triển nở rộ.
Do đây là tờ báo nhận trợ cấp và chịu sự điều hành của chính phủ Pháp nên trong những trang du kí vẫn có những dòng chữ ca ngợi Nam triều, ca ngợi nước Pháp và người Pháp là những người có công đi khai phá văn minh. Nhưng qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
mỗi bài du kí, người đọc vẫn thấy một cảm tình chứa chan với tổ quốc, theo mỗi bước chân của nhà du hành là một miền đất mới, phong tục mới, nhưng di tích lịch sử đã đi vào hồn thiêng sông núi… tất cả đều thể hiện niềm tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương đất nước. Trong bài kí Cảnh vật Hà Tiên do Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm sao lục đã mở đầu bằng một niềm tự hào: “Tỉnh Hà Tiên có nhiều cảnh đẹp, có bãi biển rộng, hồ trong núi biếc, mỗi cảnh đều có vẻ đẹp thiên nhiên của tạo hóa. Cảnh bãi biển thì kiêm cả màu trời sắc nước, bãi cát mênh mông, gió nam mát mẻ.” [33.519 – 520]
Trong suốt 17 năm tồn tại, báo đã tập hợp được 62 tác phẩm du kí của gần 40 tác giả. Những tác giả ở đây có cả những người cầm bút chuyên nghiệp, có cả những người là cây bút nghiệp dư. Họ có thể là nhà nho, tri thức Tây học, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu khoa học. Có người đi là vì sự vụ công việc, nhưng cũng có người đi để thỏa khát khao hiểu biết, khám phá những miền đất mới lạ. Tất cả những con người ấy đều mong muốn mang đến một lượng tri thức phong phú và một cái nhìn mới lạ về thế giới cho người đọc.
Chính sự phức tạp trên là một trong những yếu tố làm cho thể tài du kí có một nội dung hiện thực vô cùng phong phú và đa dạng, dung nạp nhiều phong cách thể loại, bao quát nhiều điểm nhìn chủ thể tác giả. Mỗi tác phẩm là một bức tranh hiện thực phong phú còn đong đày biết bao tình cảm của người xê dịch. Vì thế việc phân loại thể du kí trên Nam Phong tạp chí có nhiều cách khác nhau. Ở đây, chúng tôi phân loại dựa trên cuốn Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong, 1917 – 1934 của Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm và giới thiệu. Thể du kí trên Nam Phong tạp chí được chia thành 5 loại:
+ Dòng du kí mang tính quan phương, sự vụ, công vụ. Kiểu du kí này thường do các trí thức, kí giả quan lại ghi chép. Mặc dù chịu sự chỉ đạo và quản lí trực tiếp của chính quyền đương thời buộc phải phát ngôn tiếng nói quan phương nhưng những trang du kí này vẫn thể hiện niềm tự hào dân tộc và cảm xúc trước vẻ đẹp non sông đất nước như: Một tháng ở Nam kỳ, Mƣời ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí (Phạm Quỳnh)… Hơn nữa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
đánh giá từ quan điểm lịch sử nhiều trang du kí thuộc kiểu loại này lại “thực sự có giá trị sử liệu để xem xét nhiều sự kiện văn hóa – xã hội và định vị hoạt động tổ chức hành chính của giai tầng công chức thượng lưu dưới thời thực dân phong kiến.” [33.19]
+ Dòng du kí viễn du – những chuyến du hành vượt biên giới, đòi hỏi cả nguồn kinh phí, yêu cầu công việc và ý chí của người ham hoạt động, ham xê dịch. “Đặt trong bối cảnh văn hóa xã hội đương thời thì các du kí này quả đã mở ra những chân trời nhận thức mới, đưa lại niềm phấn khích bởi những trang ghi chép, miêu tả sống động của người trong cuộc, người trải nghiệm, chứng nghiệm” [33.20]. Đó là những trang du kí dài, phong phú, hấp dẫn:
Hạn mạn du ký (Nguyễn Bá Trác) kể lại hành trình qua nhiều nơi nhiều quốc gia Bangkok – Hương cảng – Nhật Bản – Thượng Hải…, Pháp du hành trình nhật kí (Phạm Quỳnh) kể về chuyến đi kéo dài sáu tháng thăm thú trên đất Pháp văn minh hoa lệ…
+ Dòng du kí thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan đến một địa điểm cụ thể như: Ba Bể du ký (Nhạc Anh Hoàng Văn Trung), Du Tử Trầm Sơn ký, Bài ký chơi Cổ Loa, Cuộc đi chơi năm tầng núi, cuộc đi chơi Sài Sơn (Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục)…
+ Dòng du kí hướng tới khảo sát, giới thiệu một vùng văn hóa rộng lớn như: Cuộc đi xem miền Đông bắc tỉnh Hải Dƣơng (Nguyễn Đôn Phục),
Cảnh vật Hà Tiên (Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm), Chơi Lạng Sơn, Cao Bằng (Phạm Quỳnh)…
+ Dòng du kí mà yếu tố vị nghệ thuật chiếm phần quan trọng, ở đó người viết chấm phá một vài nét phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống đời thường, bình dị hay thoáng qua niềm vui văn hóa lễ hội đình đám như: Trẩy chùa Hƣơng (Thượng Chi), Một buổi đi xem đền Lý Bát Đế (Phạm Văn Thư)…
Việc phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối. Có những tác phẩm du kí vừa thuộc kiểu loại này lại vừa thuộc kiểu loại khác như: Mƣời ngày ở Huế, Một tháng ở Nam kỳ của Phạm Quỳnh, vừa có thể xếp vào loại du kí mang tính quan phương, sự vụ, công vụ vừa thuộc dòng du kí hướng tới khảo sát, giới thiệu cả một vùng văn hóa rộng lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Du kí trên Nam Phong tạp chí có một số lượng phong phú, đa dạng cả về nội dung và hình thức. Nó không chỉ có sức lôi cuốn đối với độc giả đương thời mà còn để lại những giá trị tư liệu quý báu cho thế hệ sau nối tiếp và học tập. Đặc biệt những trang du kí luôn có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, Đông và Tây. Nó vừa có giá trị về mặt văn học vừa chứa đựng một hệ thống giá trị trên nhiều phương diện như khảo sát địa lí, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán… phản ánh tâm tư nguyện vọng của con người, phần nào khắc họa chân dung xã hội của một thời đại. Đến nay, khi đọc lại du kí của gần một thế kỉ trước rất nhiều nhà nghiên cứu vẫn đầy hứng thú và say mê “Ở tư cách là một bạn đọc bây giờ, sau 80 năm tôi vẫn rất hứng thú với khối tri thức được đem lại bởi Nam Phong. Ngay cả trong các du kí tôi cũng tiếp nhận được rất nhiều điều mới mà thời gian vẫn không làm cho cũ đi, hoặc chính cái “cũ” đó lại là cái “mới” đối với các thế hệ sau.” [18]