Hệ thống từ ngữ ngoại lai

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 84 - 88)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Hệ thống từ ngữ ngoại lai

Về mặt từ ngữ, dễ dàng tìm thấy rất nhiều từ ngữ du nhập từ Pháp được đưa vào câu văn du kí. Chúng được sử dụng đa dạng với nhiều hình thức khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

nhau. Có những từ ngữ được viết nguyên dạng bằng tiếng Pháp. Đó là những từ ngữ chỉ địa danh Việt được dịch ra tiếng Pháp như: Tourane - Đà Nẵng

(Hạn mạn du kí), sông Cửu Long – Mékong (Du lịch xứ Lào), Chaine Annamitique - Hoành Sơn (Mƣời ngày ở Huế), Cap Saint Jacques - Vũng Tàu, Fleuve Antérieur - sông Tiền Giang…(Một tháng ở Nam kì) hay những địa danh được đặt tên bằng tiếng Pháp như: đường Catinat, đường Paul Bert, đường Charner, kênh Lagrange…(Một tháng ở Nam kì)

Đặc biệt trong các trang du kí viết về ngoại quốc, chủ yếu là nước Pháp, từ ngữ Pháp được đưa vào trang văn rất phổ biến. Đó là những tên đất, tên người, tên đường phố, những từ ngữ chỉ lối sống văn hóa, sinh hoạt của người Pháp đặc biệt cả những câu nói nguyên văn tiếng Pháp cũng được nhiều tác giả sử dụng khá phổ biến: Nữ hoàng viên (Jardin de la Reine) [34.307], Aix, Paris, Marseille [34.311], “le sillion phosphorescent” (sóng nước chớp sáng như đom đóm) [34.308], trò viết chữ thật đúng cách (orthographe très corecte) [34.315]

Tiêu biểu nhất trong cách đưa từ ngữ Pháp vào tác phẩm du kí phải kể đến ông chủ bút báo Nam Phong. Vốn là người thành thạo Pháp văn, Phạm Quỳnh đã đưa vào tác phẩm của mình một hệ thống phong phú từ tiếng Pháp, hơn nữa ông đã đưa đến cái mới cho ngôn ngữ trong việc dịch nghĩa từ ngữ, sau mỗi từ tiếng Pháp ông thường có phần chú giải rõ ràng. Khảo sát tác phẩm Thuật chuyện du lịch ở Paris, chúng tôi thấy nhiều đoạn văn mật độ từ Pháp dày đặc:

“Khi tôi ở Paris cũng có khi đi xem hát, xem diễn kịch nhiều. Xem đủ các hạng, những nhà hát lớn như Opera, Comédie francaise, Odéon, những nhà hát nhỏ như Thétre des Capucines, Théâtre du Grand Guignol… Nghe nói rằng về lối tân kịch hay nhất là nhà hát Vieux Colombier, nhưng tôi chưa kịp đi xem đã đóng cửa nghỉ hè. Tôi cũng lấy làm tiếc không được nghe bà Sarah

Bernhardt là một vai đào có tài lắm đã nổi tiếng trong thế giới từ mấy chục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

Hàng loạt những tên riêng, địa danh trên đất Pháp được nhắc đến trong câu văn cho thấy không chỉ sự am hiểu tiếng Pháp mà cả sự hiểu biết về con người và đất nước Pháp của ông chủ bút Nam Phong.

Trong Pháp du hành trình nhật kí, mật độ từ Pháp cũng xuất hiện cao. Đặc biệt hầu hết ngày tháng năm ông đều sử dụng từ Pháp: “Giữa bể, trên tàu Amand Bé hic, ngày 16 Mars 1922”, “ 8 Avril”…tạo cho người đọc cảm giác đây giống như một cuốn nhật kí của người Pháp am hiểu tiếng Việt. Tên các địa danh, tên đường phố…đều xuất hiện dày đặc trong trang văn du kí.

“Tàu Armand Béhic kì này tới đỗ ở bến Joliette là bến gần thành phố hơn nhất. Nguyên cái cảng Marseille thời to lớn lắm, ngoài có một dải trường đê ngữ sóng, trong chia ra từng khu, mỗi khu là một cái bến cho tàu đậu: có

bến Joliette, bến Lazarel, bến Arenc, bến Gare Maritime, bến National, bến

Pinède, bến Madrague. Những tàu của công ty Messagerise Maritimes thời

thường đậu ở hai bến JoliettePinède (…) thời chỉ để cho các thuyền nhỏ đậu, tàu lớn không vào bến được. [35.385]

Trong tác phẩm của mình, ngoài những từ tên riêng bằng tiếng Pháp, Phạm Quỳnh còn đưa vào bài du kí rất nhiều từ tiếng Pháp với phần chú thích cụ thể. Điều này cho thấy sự thông thạo tiếng Pháp của Phạm Quỳnh, đồng thời thấy được ý thức của Phạm Quỳnh trong việc đưa câu văn tiếng Pháp đến với người Việt. Trang văn du kí của ông vừa mang tính hiện đại hơn vừa làm phong phú vốn từ ngữ Pháp cho người Việt học tiếng Pháp, hơn nữa lại giúp người bình dân không biết tiếng Pháp vẫn có thể đọc được tác phẩm của ông.

Có khi ông sử dụng tiếng Việt trước rồi giải nghĩa tiếng Pháp: hội “Nữ Quyền” (Ligue Francaise pour le droit dé femmes), “nhà Pháp – Việt Phạn điếm (Restaurant France – Annamtie), “thi ca Việt Nam” (La Poésie Annamite), đài kỉ niệm” (Monument du Souvenir), “phía Đông” (Nord et Est), “cái cuồng khiêu vũ” (la folie dé danses), “biệt thự” (villas)…trong

Pháp du hành trình nhật kí. Nhưng nhiều lúc ông lại dùng từ tiếng Pháp trước sau đó mới giải nghĩa tiếng Việt: formule (thể thức riêng), “Laisez-le

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

partir, Madame, pour le bon renom de la france” (thôi, bà để cho người ta đi, bà, để giữ tiếng tốt cho nước Pháp.), “la maison d’Ulm” (trường cao đẳng sư phạm), “Aux grands hommes la Patrie reconnaissante” (Nhà nước cảm ơn những kẻ danh nhân)… trong Thuật chuyện du lịch ở Paris. Như vậy với cách sử dụng từ ngữ Pháp có chú thích đầy đủ, Phạm Quỳnh không chỉ giúp cho độc giả không biết tiếng Pháp hiểu được điều ông nói mà còn cho thấy xu thế hội nhập với văn hóa phương Tây, gia tăng vốn từ ngữ Pháp cho một bộ phận công chúng, đồng thời đây cũng là một phương diện của quá trình hiện đại hóa văn xuôi Quốc ngữ.

Bên cạnh những từ ngữ gốc Pháp được du nhập vào Việt Nam, đọc các tác phẩm du kí thời kì này ta còn thấy xuất hiện thêm nhiều từ ngữ mới mà thời kì trung đại chưa có: “nhảy đầm”, “công ty”, “cổ phần”, “doanh nghiệp”, “ngoại giao”, “bộ ngoại vụ”…(Thuật chuyện du lịch ở Paris), khách sạn, đấu giá, chợ hối đoái (Du lịch xứ Lào)… Đây chính là kết quả của quá trình tư sản hóa, thành thị hóa. Sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp đã làm cho phương thức sản xuất tư bản du nhập vào Việt Nam, hàng loạt đô thị ra đời làm xuất hiện nhiều giai tầng mới. Đời sống thành thị với sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đã làm nảy sinh rất nhiều những ngôn từ mới chỉ các hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, quá trình giao lưu, tiếp xúc song ngữ Việt – Pháp còn tạo ra một lớp từ ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng: “Xà lách” [34.314], “ki lô” [34.318], “lạp xường”, “boong” [34.305], “cây lô mét”…

Không chỉ đưa từ ngữ Pháp vào tác phẩm du kí, các tác giả còn sử dụng lối kết cấu từ ngữ theo kiểu Pháp. Điều này hoàn toàn có thể giải thích bởi lẽ các tác giả du kí đều thuộc tầng lớp Tây học lúc bấy giờ, họ được dạy tiếng Pháp một cách bài bản, tiếp xúc với nhiều tác phẩm tiếng Pháp lại chịu ảnh hưởng của tâm lí sính dùng văn Pháp cho câu văn mượt mà hơn, do đó khi viết văn họ vận dụng lối kết hợp từ ngữ Pháp vào tác phẩm của mình. Điều đó thể hiện ở việc họ chú ý đến phân định từ loại bằng cách thêm vào trước danh từ những chữ “cái”, “sự” hay lối nói cụ thể hóa của người Pháp. Trong Cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

đi Quan Phong làng Thƣợng Cát, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục viết: “Vậy

cái lịch sử Quân Thần Châu này, cũng nên chia làm ba thời kỳ: xưa kia là cái

thời kì hào kiệt, cái lịch sử vẻ vang; trung gian là cái thời kì hủ bại, cái lịch sử hoang vu, từ ngày cải lương đến giờ, đã bắt đầu vào cái thời kì văn minh,

cái lịch sử hoan lạc vậy”[33.486]. Một đoạn văn khác trong Hạn mạn du kí, người đọc cũng bắt gặp lối kết hợp từ ngữ này: “Hồi tưởng bao nhiêu cái hi vọng, cái danh dự, cái chí khí của người ta, đều là vật lụy cho thân của người ta cả, cũng muốn vất đi bỏ đi cho rảnh, mà trong lòng lại hối tiếc biết là nhường nào!” [33.88] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với Phạm Quỳnh, ông vận dụng khá nhiều lối kết hợp ngôn ngữ này trong trang du kí của mình. Ông viết trong Thuật chuyện du lịch ở Paris: “Nhưng phải thực hành thế nào? Cả cái vấn đề là ở đó, cả sự khó khăn là ở đó. Nếu ai cũng là bậc thánh nhân cả, có cái trí rất sáng suốt, có cái tài rất kiêm bị, trông thấy sự lợi ích, biết được ngay phương pháp mà làm…”[33.338] hay trong

Mƣời ngày ở Huế, tác giả sử dụng rất nhiều: “Nay sự hi vọng đã thành, mắt đã được trông, tai đã được nghe, tinh thần đã cảm cái hồn xưa của loài giống, thân thể đã gội cái khí thiêng của núi sông, muốn đem những sự kiến văn, sự cảm giác, sự tư tưởng…” [33.25]

Có thể nói, khảo sát hệ thống ngôn từ trong du kí trên tạp chí Nam Phong, ta thấy việc sử dụng lối kết cấu từ ngữ của Pháp văn được vận dụng khá phổ biến. Nó cho thấy thực trạng đời sống văn học lúc đó tồn tại đan xen cả chữ Quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán. Đồng thời, nó cho thấy ý thức hiện đại hóa,

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 84 - 88)