7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Ngôn ngữ khoa học, chính xác, kết hợp nhiều lĩnh vực liên ngành
2.1.2.1. Ngôn ngữ thông tin khoa học, kết hợp nhiều lĩnh vực liên ngành
Kí có một khả năng hiếm có so với các thể loại văn xuôi khác chính là nhờ lượng thông tin phong phú mà mỗi bài kí đem đến cho độc giả. Bằng ngôn ngữ riêng của mình, nó đã chuyên chở đến người đọc những hiểu biết trên mọi lĩnh vực. Có lẽ chính cái khát vọng hiểu biết khoa học và tình cảm yêu nước đã thôi thúc những nhà du hành cầm bút. Du kí chính là sự tổng hợp của các giá trị khoa học, niềm đam mê và khát khao khám phá thế giới. Nó
“chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại trong cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được truyền đi, không giống như một cảm giác mĩ học, mà như một quả táo Niu-Tơn rơi xuống tâm hồn người đọc” [41.5]. Chính vì thế mà du kí không giống với các thể loại văn học khác, các tác giả chủ yếu sử dụng ngôn ngữ văn chương để tái hiện bức tranh đời sống, nó có đặc điểm riêng. Bên cạnh những ngôn từ nghệ thuật hấp dẫn, tác phẩm du kí có một số lượng lớn lớp ngôn từ khoa học khách quan, chính xác. Bởi vậy, đọc du kí người đọc không chỉ thưởng thức một tác phẩm văn chương mà còn bổ sung thêm một lượng kiến thức liên ngành rộng lớn và phong phú.
Trước hết, bước vào trang du kí là bước vào những miền đất khác nhau bởi vậy tác giả luôn cung cấp những kiến thức địa lí cho người đọc bằng một thứ ngôn ngữ ngắn gọn, chính xác. Đáng chú ý là tác phẩm Hạn mạn du ký
của Nguyễn Bá Trác. Đi đến bất kì miền đất nào tác giả đều cung cấp những hiểu biết về thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu của vùng đất đó:
“Hương Cảng là một cái cù lao nhỏ ở ngoài cửa sông Châu Giang, thuộc về tỉnh Quảng Đông, cách tỉnh thành chừng 75 dặm. Chu vi có 35 dặm dài...” [20.98]
Nhật Bản ở về phía đông Châu Á…Nhật Bản có nhiều hải đảo, hình thế giống như nước Anh cho nên người ta cũng gọi là đảo quốc… năm Minh Trị thứ 29, nhân số Nhật Bản có 25 triệu người…” [33.107]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
Ở đây, nhà du kí đã cho người đọc biết những yếu tố về vị trí địa lí, hình thế, chu vi, dân số… của mỗi vùng đất qua một ngôn ngữ ngắn gọn, khoa học. Cũng giống với lời văn Nguyễn Bá Trác, Phạm Quỳnh khi cung cấp kiến thức địa lí xứ Lào đã sử dụng ngôn ngữ thông tin khách quan.
“…Bên này ngoảnh mặt ra bể Đông hải, khí hậu thấp nhiệt, người dân đông đúc, đồng điền phì nhiêu, sơn lâm lam chướng, chủng tộc thuần một giống An Nam, văn hóa truyền thụ tự nước Tàu, nghiễm nhiên thuộc về thế giới Chi Na. Bên kia nhìn xa về cõi Tây Vực, khí hậu táo nhiệt, người dân lơ thơ, đất bồi không có, rừng thưa mênh mông, người dân thuần một giống Xiêm Lào, văn hóa hấp thụ tự Thiên Trúc…” [33.414]
Chỉ với vài dòng, Phạm Quỳnh đã cho thấy đặc điểm địa lí đối lập nhau của hai bên dãy Trường Sơn. Nhà du hành sử dụng ngôn từ khoa học như: khí hậu thấp nhiệt, chủng tộc, văn hóa truyền thụ… cùng với từ ngữ đối lập: đông đúc >< lơ thơ, thấp nhiệt >< táo nhiệt, truyền thụ >< hấp thụ… làm cho lời văn mạch lạc, trôi chảy, khách quan, người đọc dễ dàng so sánh được sự khác biệt của hai nơi.
Cùng với vốn hiểu biết về địa lí, đi tới mỗi địa danh, mỗi vùng đất, nhà du hành còn giải thích chi tiết, chuẩn xác về nguồn gốc lịch sử của địa nhân danh kiệt. Có thể nói ngày hôm nay khi chúng ta đọc du kí cũng là nhìn về lịch sử của một thời nhưng hãy cùng các nhà du kí nhìn về lịch sử của thời xa xưa.
Dân gian có câu:
Thương anh em cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.
Truông nhà Hồ vốn là một vùng đất nguy hiểm và không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về nó. Nhưng trong Mười ngày ở Huế, tác giả du kí lại am hiểu về nó rất rõ ràng từng chi tiết, từng sự kiện lịch sử. Tác giả nhắc đến nhân vật lịch sử Nguyễn Khoa Đăng với câu chuyện lập kế trị cướp cho nhân dân đi qua đây được yên bình. Phạm Quỳnh sử dụng các tên riêng, địa danh lịch sử rất chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
xác để tái hiện lại dấu tích lịch sử. Không chỉ tái hiện tên người, mà tên đất cũng được nhà văn thông hiểu căn kẽ. Trong Một tháng ở Nam kỳ, tác giả sử dụng ngôn ngữ lịch sử khoa học ngay khi giới thiệu về tên gọi Gia Định:
“…Đất Gia Định là đất cổ nhất ở Nam kì, có quan hệ lịch sử bản triều nhiều lắm. Khi bản triều mới khai thác xứ Nam dựng cơ sở ở đấy. Rồi sau Đức Cao Hoàng ta hưng đế nghiệp, đánh Tây Sơn, đặt Nam Trấn cũng ở đó. Cho nên trước kia cái tên Gia Định thường dùng chỉ chung cho cả đất Nam kỳ vậy.” [34.174]
Hay trong Du lịch xứ Lào, ông giới thiệu về lịch sử của vùng đất tuy ngắn gọn nhưng lại đầy đủ và khoa học.
“…Thành Vientiane là thủ phủ xứ Ai Lao, chính tiếng Lào gọi là Vieng Chan…Ngày xưa là kinh đô nước Ai Lao, nhưng năm 1827 bị người Xiêm tràn sang tàn phá hết cả. Đến năm 1899, nước Pháp đến chiếm lĩnh xứ Lào, mới đật tên là Vientiane làm thủ phủ xứ Lào thuộc Pháp.”[33.430]
Tác giả liệt kê các năm cụ thể và chính xác, cung cấp một lượng thông tin khoa học về lịch sử tên gọi của thủ đô Viêng Chăn với nhưng từ ngữ đặc thù như “kinh đô”, “tràn sang”, “chiếm lĩnh”, “thủ phủ”… Tuy nhiên tác giả sử dụng trạng từ phiếm chỉ “ngày xưa” khiến cho thời gian không được cụ thể, người đọc không xác định được là khoảng thời gian nào.
Không những hiểu biết về lịch sử nước Nam, nhà du kí Nguyễn Bá Trác còn đem đến cho người đọc vốn lịch sử của các quốc gia khác nhau trên thế giới mà ông có dịp “Đi” và xem.
“…Nhật Bản lập quốc từ trước kỷ nguyên 600 năm, đến nay đã hơn 2570 năm. Vua đầu Nhật Bản là thần Vũ Thiên Hoàng, đóng đô ở Cương Nguyên, gọi nước là Đại Hòa; sau thiên đô ra Đaị Lương, đến đời Minh Trị được 122 đời. Hoàng thống một dòng không hề thay đổi. Năm Minh Trị thứ nhất, thiên đô ra Giang Hộ gọi là Đông Kinh tức là kinh đô bây giờ…” [33.108]
Điều đặc biệt của Nguyễn Bá Trác là ông tách riêng ra từng lĩnh vực một, lịch sử cũng được ông tách riêng ra, để cho người đọc hiểu tường tận tất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
cả các mặt địa lí, lịch sử của Nhật Bản, Triều Tiên. Ngôn từ ông dùng giống như một nhà sử học, liệt kê chính xác tên các triều đại, các năm, các lần thiên đô… đặc biệt xen vào đó ông đưa vào nhưng câu bình luận đánh giá “Hoàng thống một dòng không hề thay đổi” khiến cho bạn đọc có hứng thú khi tiếp cận với kiến thức lịch sử.
Với Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục cũng vậy, đi và tới mỗi địa danh có dấu tích lịch sử nhà du hành đều giải thích cho người đọc căn kẽ lịch sử tên người tên đất bằng một thứ ngôn ngữ cụ thể rõ ràng. Trong bài Du tử Trầm Sơn kí, tác giả nhắc đến lịch sử ông Châu Canh một cách cặn kẽ, người đọc chưa từng biết ông thầy thuốc này là ai, nhưng đọc bài kí này sẽ hiểu thêm rất nhiều. Sự tích ông Châu Canh cứu vua Dụ Tôn được kể ngắn gọn và rõ ràng như một điểm nhấn cho dấu ấn lịch sử.
Bên cạnh những thông tin lịch sử, địa lí, trong các tác phẩm du kí còn sử dụng kết hợp ngôn ngữ tôn giáo, phong tục, văn hóa, xã hội học…
Đọc Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trác, chúng tôi nhận thấy tác giả cung cấp một lượng thông tin khoa học vô cùng phong phú trên mọi lĩnh vực như văn hóa phong tục, tôn giáo, giáo dục, xã hội học, địa phương học… mỗi lĩnh vực đều được trình bày cụ thể, chi tiết, chính xác, khách quan. Do giới hạn của luận văn nên chúng tôi chỉ dẫn ra đây một vài ví dụ điển hình.
Khi nói về phong tục hôn lễ của Nhật Bản, tác giả sử dụng những ngôn từ rất đặc trưng gần gũi giản dị để cũng cung cấp một lượng thông tin thú vị cho người dân nước Việt lúc bấy giờ.
“Hôn lễ Nhật Bản rất là giản tiện. Con trai, con gái đã lớn tuổi (gái 20, trai 30 tuổi) nhà trung lưu trở lên, quyền trạch phối còn về cha mẹ. Song cũng cho hai bên giáp mặt thuận ý rồi mới định hôn. Gián hoặc có nhà con trai, con gái tự đem tên tuổi, chức nghiệp, học thuật, quán chỉ, mà đăng vào nhật báo. Con trai gọi là cầu thê, con gái gọi là cầu hôn…”[33.243]
Ngược lại với hôn lễ, tục tang ma Nhật Bản cũng được tác giả miêu tả chi tiết, cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
“Việc tống táng mỗi làng có định một nơi làm mộ địa. Đất âý chia làm ba hạng, để phân biệt hạng người. Hạng nhất, hạng nhì chôn phải trả tiền đất, còn hạng ba cho không, song mỗi hộ phải quy về một khu…”[33.144]
Đồng thời với sự giản dị của những ngôn ngữ phong tục là ngôn ngữ khúc triết của một người thông hiểu về các tôn giáo. Ngôn ngữ Phật giáo trong Du tử Trầm Sơn kí của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục.
“…kẻ thượng lưu chẳng qua chỉ biết cái lí thuyết thanh tĩnh, kẻ hạ lưu chẳng qua chỉ biết cái lý thuyết họa phúc mà thôi; còn về nghĩa tối thượng thừa như “vô ngã, vô nhân, bất tồn, bất diệt” mọi nghĩa cao siêu quảng đại ấy đã mấy người lĩnh hội được đâu.
Phàm tín ngưỡng Phật giáo, nếu nhận chân được cái tôn chỉ “nhất thiết duy tâm”, thì tự nhiên không cho những cái vinh, cái nhục, cái khổ, cái lạc, cái phú, cái bần…mọi cái ảo ảnh trên đời là cái chi chi cả…”[33. 372]
Chỉ qua một đoạn văn ngắn cũng thấy được sự am hiểu sâu sắc của nhà du kí đối với các tư tưởng của đạo Phật. Người đọc có cơ hội dung nạp thêm một lượng thông tin Phật giáo qua bước chân của kí giả.
Cùng với những kiến thức về phong tục, tôn giáo, nhà du kí còn mang đến những hiểu biết về cả địa phương học, xã hội học: “…xã hội nước ta sở dĩ có trật tự, nhân dân nước ta sở dĩ có tính tình; không đến nỗi như loài da xám da đỏ ở Nam Dương bắc Mĩ, dã man ngu xuẩn, nòi giống một ngày một tiêu diệt hết đi; có bởi gì đâu, là bởi quốc dân ta biết yêu luân lí, biết trọng cương thường, biết gìn giữ tinh túy đấy thôi.” [33. 376]
Cách lập luận, giảng giải về xã hội của tác giả không khác gì một nhà xã hội học. Ngôn ngữ chắc chắn khẳng định luân lý, cương thường của xã hội nước ta kết hợp với những so sánh nhằm mục đích thuyết phục người đọc. Ở một đoạn văn khác, những triết lí của tác giả đầy mới mẻ: “Phàm những nước đã thành lập ở trên quả địa cầu, vô luận nước cũ hay là nước mới, nước nào không có kĩ quán ca lâu; bởi vì con người ta có tu phải có du, có khổ phải có lạc, có lao động phải có nhàn dật, có thu khí phải có xuân tâm, xã hội tâm lí như vậy…”[35. 327]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Mặc dù lập luận của tác giả không phù hợp với suy nghĩ của chúng ta ngày nay, nhưng ở thời đó lời văn này lại có sức lôi cuốn khá đông người ủng hộ. “Có tu phải có du, có khổ phải có lạc” đó là bản chất sống của con người từ bao đời nay.
Đáng chú ý là Phạm Quỳnh trong Du lịch xứ Lào đã sử dụng cả ngôn ngữ văn hóa ẩm thực:
“…Nếm một món ăn phổ thông của Lào, - không phải là mắm nhái đâu!- là một thứ canh bún như bún bung của ta gọi là khaopun: bún chan một thứ canh có nước nghệ, nước dừa, có thịt có cá, có các thứ rau ăn cũng lạ miệng…” [33.424]
Thứ ngôn ngữ đó của Phạm Quỳnh, khiến chúng ta có thể liên tưởng ngay tới những trang ký ẩm thực của Nguyễn Tuân. Tuy chưa đạt đến độ của người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Tuân nhưng Phạm Quỳnh cũng đã vận dụng ngôn ngữ tiếng Việt làm cho câu văn kí của mình không kém phần hấp dẫn.
Tóm lại, các tác phẩm du kí trên Nam Phong tạp chí có một lượng kiến thức liên ngành vô cùng phong phú, hấp dẫn và có giá trị. “Sự mới mẻ mang tính khám phá của thông tin đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm du kí. Những thông tin mới lạ về vùng đất, con người, phong tục tập quán được tác giả phát hiện trong quá trình xê dịch là nền tảng làm nên giá trị của tác phẩm” [27.4]. Tuy còn nhiều hạn chế về mặt ngôn ngữ nhưng các tác giả đã vận dung ngôn ngữ của nhiều lĩnh vực khiến cho các bài kí trở thành một kho tri thức cho nhiều thế hệ.
2.1.2.2. Sử dụng các thuật ngữ khoa học
Khi tiếp cận với một văn bản khoa học bất kì, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành biểu thị một khái niệm hay định nghĩa nào đó tùy từng lĩnh vực. Mỗi bộ môn khoa học đều có một hệ thống thuật ngữ riêng của mình.
Chúng ta đã biết tác phẩm du kí không chỉ nhằm mục đích thẩm mĩ của văn chương nghệ thuật mà còn hướng tới cung cấp thông tin khoa học. Do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
vậy các nhà du kí luôn sử dụng kết hợp ngôn ngữ liên ngành với các thuật ngữ khoa học của nhiều phân ngành khác nhau.
Khảo sát các bài du kí của Phạm Quỳnh, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một số lượng đáng kể các thuật ngữ khoa học. Việc xuất hiện những thuật ngữ này góp phần quan trọng làm nên thành công trong nhiệm vụ chuyển tải thông tin của thể tài du kí. Mặt khác nó làm cho câu văn hiện đại và mang tính khoa học hơn. Có những khái niệm phức tạp vốn trước đây được diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường rất khó hiểu nay được gọi tên bằng thuật ngữ ngắn gọn.
“…Vả con đường tiến hóa của mỗi dân mỗi nước là bởi lịch sử, bởi thời thế khiến nên; người ta dẫu hết sức tư tưởng nghĩ ra đường này là hơn hay đường kia là phải, cũng không thể nào đổi được lịch sử, chuyển được thời thế mà mong khuynh hướng cái cuộc tiến hóa kia về đường mình…”[34.165]
Các thuật ngữ khoa học không chỉ miêu tả và định nghĩa, gọi tên sự vật sự việc mà làm cho câu văn mang tính hiện đại hơn rất nhiều, chuyển tải đến người đọc nội dung khoa học phong phú.
Cùng với ông chủ bút báo Nam Phong, các tác giả khác cũng sử dụng một số thuật ngữ chuyên môn trong trang du kí của mình. Ở tác phẩm Hạn mạn du kí, Nguyễn Bá Trác phát huy tối đa ưu thế của các thuật ngữ khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực địa lí, lịch sử.
“…Từ Nam vĩ tuyến độ thứ 180 13 phân, lấy bờ bể Nhai Châu ở cù lao Quỳnh Châu làm cực giới cho đến Bắc vĩ tuyến độ thứ 53 phân, lấy sườn núi Bạch Sơn làm cực giới…”[33.151]
Với một đoạn văn ngắn, nhưng tác giả sử dụng khá nhiều thuật ngữ địa lí: “vĩ tuyến”, “độ”, “phân”, “cực giới”… làm cho lời văn như một bài nghiên cứu khoa học về vị trí địa lí của Trung Quốc.