Câu văn khúc triết mạch lạc, ngắn gọn ảnh hưởng lối diễn đạt

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 88 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Câu văn khúc triết mạch lạc, ngắn gọn ảnh hưởng lối diễn đạt

lối viết văn này đã mở đường để các tác giả giai đoạn sau kế thừa phát huy làm nên một cuộc cách mạng đổi mới văn chương sâu sắc và toàn diện.

3.4.2. Câu văn khúc triết mạch lạc, ngắn gọn ảnh hưởng lối diễn đạt phương Tây phương Tây

Bắt đầu từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, do sự thay đổi của hệ thống giáo dục, sự phát triển của sách báo Quốc ngữ, phong trào dịch thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

cùng với những cải cách trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội của chính quyền thực dân, người Việt có điều kiện tiếp xúc ngày càng nhiều với ngôn ngữ Pháp. Bên cạnh một hệ thống từ ngữ ngoại lai được du nhập thì cú pháp diễn đạt phương Tây cũng dần dần được hấp thụ. Trong các tác phẩm du kí, các tác giả bước đầu đã hướng tới kiểu cú pháp mệnh đề. Lê Tú Anh đã giải thích khá đầy đủ về câu văn mệnh đề trong bài viết của mình:

“Mệnh đề được Sổ tay từ Hán Việt định nghĩa là “hình thức ngôn ngữ biểu đạt một phán đoán gồm chủ từ và tân từ nối với nhau bằng một hệ từ.” Cấu trúc này trong tiếng Anh được mô tả như sau: S+ V +O. Trong đó S (subject) được hiểu là chủ đề, vấn đề, chủ ngữ, chủ thể; V (verb) tức là động từ; O (object) có nghĩa là đối tượng mục tiêu, đồ vật, vật thể. Cú pháp mệnh đề là sản phẩm của tư duy khoa học.” [1.85]

Có thể nói, kiểu câu văn mệnh đề rất phù hợp với việc diễn đạt những khái niệm trừu tượng, và những vấn đề phức tạp của đời sống mới một cách cụ thể và rõ ràng. Nó không giống với lối diễn đạt biền văn thiên về kể lể dài dòng, khó hiểu. Kiểu cấu trúc mệnh đề là sản phẩm của lối tư duy khoa học.

Tiếp thu ảnh hưởng phương Tây và văn phong báo chí, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nước ta đã bắt đầu có xu hướng sử dụng lối diễn đạt khoa học, hiện đại này. Trương Vĩnh Ký là một trong những người đầu tiên áp dụng cách chấm câu của phương Tây để cho lời văn mạch lạc, gẫy gọn. Khi đến các nhà du kí trên tạp chí Nam Phong, kiểu diễn đạt này tiếp tục được sử dụng. Đây là một đoạn trong Hạn mạn du kí của Nguyễn Bá Trác:

“Đang ngồi một mình ngẫm nghĩ chuyện mình, chợt thấy người làm tầu đến gọi tôi mà bảo rằng: “Tầu đi khỏi Sài Gòn đã nửa ngày rồi; bây giờ có thể ra ngoài mà hóng mát”. Tôi liền theo lên boong.” [33.88]

Cùng với những câu dài, nhiều vế phức tạp trong du kí xuất hiện những câu rất ngắn gọn chỉ có một mệnh đề. Chúng ta dễ dàng xác định được chủ ngữ, vị ngữ của mệnh đề đó. Một đoạn văn khác trong Thuật chuyện du lịch ở Paris cũng có lối diễn đạt như vậy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

“Từ đấy mỗi lần chúng tôi lên xe là có cái xe mật thám chạy theo sau, nhưng chúng tôi đã biết ý, bấy giờ lại càng phóng xe chạy hoài, không có mục đích gì nữa, cho bọn kia theo cho nhọc. Sau mấy hôm họ cũng chán, biết rằng bọn mình là bọn đi chơi phiếm mà thôi. Đó cũng là một chuyện buồn cười.” [33.324]

Câu văn ngắn gọn xen lẫn với những câu văn dài làm cho lời văn trở nên uyển chuyển linh hoạt. Lối văn mệnh đề này khiến lời văn gẫy gọn, không còn phức tạp với nhiều mệnh đề nối tiếp nhau và làm cho người đọc dễ tiếp nhận hơn.

Đặc biệt trong trang du kí của Tùng Vân, cùng với những câu văn biền ngẫu sử dụng từ Hán Việt dày đặc ta bắt gặp cách diễn đạt khoa học, lôgic, rất giống với lối diễn đạt hiện đại:

“Thuộc tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du, xuống ga cầu Lim đi vào, có năm tầng núi. Một là tầng Hồng Vân Sơn. Hai là tầng Ma Khám Sơn. Ba là tầng Đông Sơn. Bốn là tầng Bát Vạn Sơn. Năm là tầng Phật Tích Sơn.” [34.83]

Lối diễn đạt sử dụng cách liệt kê “một là”, “hai là”… làm cho người đọc thấy được sự rõ ràng, mạch lạc của lời văn. Rất nhiều tác giả du kí cũng sử dụng lối diễn đạt này. Trong Chơi Phú Quốc, Mộng Tuyết viết những lời văn thể hiện khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng khi đi tắm biến trên đảo Phú Quốc, khiến người đọc phải ngỡ ngàng:

“…Chúng tôi nô giỡn với làn sóng bạc trong khoảng trời nước mênh mông thỏa thích. Bỗng một đám mây đen kéo đến phá cuộc vui chơi. Sắp có mưa. Cả bọn cùng dắt nhau về đến nhà thì trời mưa vừa lấm tấm đổ hạt. Trời tối. Mưa vừa ngớt hạt thì chúng tôi lại ra đi. Chúng tôi đi trong các ngõ đường để xem cảnh đêm nơi hòn bãi. Trăng mười một. Đêm mờ, sương lạnh ở đây thật có cái vẻ tĩnh mịch vô cùng…”[33.384]

Các câu văn ngắn gọn, gần gũi không còn cầu kì, với những ngôn ngữ trau chuốt như trong văn biền ngẫu. Thậm chí có những câu chỉ có hai từ (Trời tối) nhưng cũng cung cấp một thông tin trọn vẹn, đầy đủ các thành phần chính của một câu hoàn chỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

Với kiểu câu mệnh đề này, câu văn tiếng Việt đã thoát khỏi những khuôn thước, chuẩn mực của lối văn cổ. Tuy nhiên, trong buổi đầu tiếp xúc giữa cú pháp tiếng Việt và phương Tây, nhiều câu văn ngắn vẫn mang màu sắc khẩu ngữ, chưa thực sự khúc triết, mạch lạc.

Trong tác phẩm của Phạm Quỳnh, chúng tôi khảo sát thấy xuất hiện một số câu văn rất ngắn gọn nhưng chưa có mệnh đề đầy đủ: “Được một chốc rồi mới im tiếng dần”[33.336], “Đã thắng thắng mãi, đã lui lui hoài”

[33.415], “Đằng sau là bếp nước. Toàn ở trên sàn cả. Dưới thì nuôi các súc vật” [33.422], “Cảnh tiêu sắt mà có thi vị vô cùng” [33.64]… Đặc biệt trong

Pháp du hành trình nhật kí Phạm Quỳnh sử dụng rất nhiều những câu văn ngắn loại này: “Say sóng dữ, nằm cả ngày.” [35.381], “Cả buổi sáng vẫn còn say sóng.” [35.381], thậm chí có câu văn chỉ có hai từ “Ấy đó. Đố ai biết bệnh say sóng là cái gì?” [35.383]

Những câu văn ngắn này không đứng riêng độc lập mà thường xen kẽ với các câu dài: “Những con nhà giàu lên bảy, tám tuổi, hội thân hữu rước sư về nhà làm lễ cho con trẻ, thí phát mặc áo cà sa vàng. Sau một vài ngày lại hoàn tục.” [33.94]

Có thể nói, các câu văn ngắn gọn xuất hiện nhiều trong du kí một mặt là do ảnh hưởng của ngôn ngữ báo chí chú trọng nhiều đến thông báo tin tức, cập nhật thông tin, mặt khác là do ảnh hưởng của lối diễn đạt phương Tây.

Trong bước đầu của nền quốc văn, văn phong du kí đã bắt đầu hình thành câu văn viết kiểu mới, mô phỏng lối diễn đạt phương Tây. Tuy nhiên, chúng còn mang màu sắc khẩu ngữ và trong tác phẩm du kí chiếm số lượng lớn vẫn là những câu văn dài, nhiều vế phức tạp, dùng nhiều liên từ đôi khi khó hiểu và lủng củng. Mặc dù còn những hạn chế, câu văn mệnh đề vẫn mang lại khả năng biểu đạt phong phú những vấn đề của đời sống xã hội và tâm hồn con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

đang ngày càng phức tạp hơn trước biến động của đời sống mới. Nó góp phần đặt nền móng cho sự ra đời của văn tiếng Việt hiện đại.

Bên cạnh việc mô phỏng lối diễn đạt châu Âu, các tác giả du kí còn sử dụng cách ngắt câu của văn phong phương Tây. Ngoài dấu chấm và dấu phẩy còn sử dụng nhiều các dấu hỏi, dấu gạch ngang, dấu ba chấm, dấu chấm phẩy. Tìm hiểu du kí Phạm Quỳnh, chúng tôi thấy các dấu câu được ông sử dụng rất linh hoạt:

“Tôi đi bể một tháng trời, say sóng đến mươi bận, thật không thể hiểu được say sóng là cái gì. Cho nên không lấy gì làm tức mình bằng thấy những ông may không bị say sóng trông thấy người ta say, làm ra mặt bạo dạn vững vàng cứ nói hoài: “Phải phấn chấn lên!...Phải đi bách bộ!...Phải ra mũi tàu!...Phải ăn đồ ngọt!...Phải uống sâm banh! Phải thắt lưng chặt! phải thở cho mạnh! Phải ăn cho nhiều!...” [35.383]

“Người đời đi chuyến đò còn nên nghĩa, huống chi là người với ta, trong mấy đêm ngày đã cùng nhau bồng bềnh trên mặt sóng!... Ta từ biệt ngươi, ngươi có biết không hỡi kềnh nghê bằng gỗ sắt?...” [34.158]

Trong văn học trung đại dấu ba chấm ít được sử dụng, dấu chấm than được sử dụng nhiều chủ yếu thể hiện cảm xúc cao độ với những từ “ôi”, “than ôi”… Nhưng trong câu văn Phạm Quỳnh, ông đã kết hợp cả dấu chấm than và dấu ba chấm trong một câu thể hiện cảm xúc của con người chân thực hơn. Ngoài ra ông còn phát huy tối đa vai trò của dấu ba chấm trong rất nhiều đoạn văn của Pháp du hành trình nhật kí. Có những khi nó dùng để kết thúc một đoạn văn, có khi lại dùng diễn đạt điều chưa nói hết hoặc không tiện nói cụ thể: “quan sáu L…”, “ông P…” [31.498]. Có lúc kết hợp với cả dấu hỏi: “Ai bảo thơ Xuân Hương không phải là biểu hiện một cái tinh thần riêng của người An Nam?...” [35.486] Điều này góp phần làm cho câu văn trở nên độc đáo hiện đại thu hút được sự chú ý của độc giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

Ngoài ra, dấu gạch ngang cũng được các nhà du kí sử dụng khá nhiều. Đọc Hạn mạn du kí ta thấy trong một số đoạn văn:

“7. Chuyên môn học liệu: - Trình độ các trường chuyên môn không bằng trường đại học. Vì chủng loại về các chức nghiệp nhiều lắm. Trường đại học không có thể nghiên cứu cho tinh…”[33.126]

Dấu gạch ngang ở đây có tác dụng giải thích rõ hơn “chuyên môn học liệu” là như thế nào? Nó góp phần làm cụ thể hơn, rõ ràng hơn vấn đề. Đặc biệt, đôi khi Nguyễn Bá Trác còn kết hợp dấu gạch ngang với dấu hỏi rất hiện đại và độc đáo:

“Trong nước ta ai là người tổ chức xã hội? Trông vào nhà phú hộ chăng? – Phú hộ là những tay bo bo giữ tiền, chôn của tậu ruộng làm kế bảo thủ.” [33.140]

Tác giả đặt ra hai câu hỏi tu từ, sau đó tự trả lời cho hai câu hỏi đó khiến cho đoạn văn như một mẩu đối thoại nhỏ của chính người cầm bút.

Đến Phạm Quỳnh những câu văn dài được ngắt bằng dấu gạch ngang trở nên phổ biến hơn:

“Các quan làm lễ triệt soạn, nghĩa là cất những đồ cúng xuống. Tấu khúc Nguyên thành – Phụng hoàng thượng xuống đàn. Đến trước ngoại hương án ở đệ nhị thành, hoàng thượng lễ bốn lạy để tống thần. Tấu khúc Hi thành – Phụng hoàng thượng ra chỗ vọng liệu để xem đốt tờ chúc văn cùng các đồ bạch soạn…” [33.50]

“Đông đức phồn thịnh đến nỗi đã phải mở một con đường chạy dọc theo, to lớn rộng dãi hơn nhiều, gọi là đường Charner – tức là tên quan thủy quân phó nguyên súy coi chiếc tàu Catinat vào đánh Sài Gòn – để rút bớt cái sức bành trướng đi ít nhiều…”[33.159]

Dấu gạch ngang được Phạm Quỳnh sử dụng kết hợp trong những câu văn dài không chỉ nhằm mục đích ngắt câu làm cho câu văn ngắn gọn hơn mà còn giải thích sự vật hiện tượng, giải thích khái niệm. Câu văn trở nên logic và khoa học hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

Tùng Vân lại sử dụng dấu gạch ngang để ngắt những lời hội thoại. Đưa những lời hội thoại vào trong một đoạn văn:

“Mấy anh em cười mà hỏi nhau có mệt không? – Không mệt. – Có thú không? – Thú.” [34.99]

Như vậy với việc sử dụng rất nhiều các dấu câu làm cho câu văn trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn, thể hiện được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp phong phú của con người. Ngoài ra cách ngắt câu này còn làm cho lời văn du kí linh hoạt uyển chuyển, góp phần vào việc cách tân câu văn tiếng Việt, để văn xuôi Quốc ngữ hình thành ngày càng toàn diện hơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của 62 tác phẩm du kí trên Nam Phong tạp chí chúng tôi nhận thấy: Các từ Hán Việt và từ cổ vẫn được sử dụng nhiều trong các tác phẩm du kí. Nó mang lại sắc thái trang trọng, cổ kính đồng thời cũng thể hiện dấu ấn ngôn ngữ của giai đoạn giao thời. Tuy nhiên, các tác giả đã có ý thức cố gắng đưa ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm, đưa văn chương thoát khỏi những khuôn mẫu trở về với đời sống nhân dân.

Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã làm cho một số lượng khá lớn các từ ngữ mới du nhập vào nước ta, đặc biệt là ngôn ngữ Pháp. Những ngôn từ mới này góp phần quan trọng vào việc hiện đại hóa câu văn tiếng Việt, làm giàu có hơn cho vốn từ ngữ dân tộc.

Xét về mặt văn phong, cú pháp, ngôn ngữ của thể du kí trên Nam Phong tạp chí có sự đan xen giữa những cách diễn đạt cũ truyền thống với phong cách diễn đạt mới mẻ, hiện đại. Đây là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa, tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây. Đồng thời điều này cũng cho thấy, các nhà du kí đã không ngừng cố gắng cách tân câu văn tiếng Việt góp phần không nhỏ khởi hành cho quá trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

KẾT LUẬN

1. Ngày hôm nay khi nhìn lại dòng chảy lịch sử văn học dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Nam Phong tạp chí. Tuy là một tờ báo do người Pháp sáng lập nhưng thực sự nó đã trở thành mảnh đất rèn chữ luyện văn cho các tác giả trong bước đầu bỡ ngỡ đến với nền văn học mới. Và cũng chính qua đây, hàng loạt những tác phẩm văn học là thành tựu của các nước phương Tây được dịch ra tiếng Việt có cơ hội đến với bạn đọc. Trên tờ Nam Phong, rất nhiều các tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau đã ra mắt công chúng độc giả, đặc biệt là sự xuất hiện của 62 tác phẩm du kí. Có thể khẳng định, Nam Phong tạp chí đã đóng góp không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển của văn phong Quốc ngữ ở nước ta những năm đầu thế kỉ XX.

2. Du kí có thể coi là một trong những thể loại đầu tiên mở đầu cho quá trình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Nó đứng ở đầu nguồn khởi động cho một cuộc cách mạng sâu sắc và toàn diện. Tuy không có những thành tựu rực rỡ, những tác phẩm đỉnh cao nhưng du kí trên Nam Phong tạp chí vẫn là một nấc thang quan trọng trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Với sự đóng góp của hàng loạt các cây bút tiêu biểu như: Nguyễn Bá Trác, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục… đặc biệt là chủ bút Phạm Quỳnh, du kí đã tạo nên những mảng màu sinh động làm phong phú thêm cho kho tàng văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nó sẽ tồn tại trong lịch sử như một sản phẩm văn chương đích thực, bởi những giá trị to lớn mà nó mang lại. Trong đó, ngôn ngữ là một phương diện quan trọng làm nên những giá trị đó. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của thể du kí nói riêng và văn chương nghệ thuật nói chung mang lại rất nhiều giá trị to lớn. Thông qua lớp ngôn từ, chúng ta sẽ bóc tách được các lớp nội dung ý nghĩa của tác phẩm, tìm hiểu văn chương theo đúng bản chất nghệ thuật ngôn từ của nó. Đồng thời thấy được dấu ấn thời đại in đậm trong ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên nam phong tạp chí (1917 đến 1934) (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)