Quy hoạch sử dụng đất Nhật Bản

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 25 - 26)

QHSDĐ ở Nhật Bản đƣợc phát triển từ rất lâu, đặc biệt đƣợc đẩy mạnh vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX. QHSDĐ Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, tránh rủi ro của tự nhiên nhƣ động đất, núi lửa, ngăn ngừa sự tác động của việc tăng

19

dân số quá mức đến các thành phố, sự thiếu hụt thu nhập giữa các vùng. Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản chia ra: QHSDĐ tổng thể và QHSDĐ chi tiết.

- QHSDĐ tổng thể đƣợc xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tƣơng đƣơng với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của QHSDĐ tổng thể đƣợc xây dựng cho một chiến lƣợc sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hƣớng cho QHSDĐ chi tiết. Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn nhƣ: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cƣ, đất cơ sở hạ tầng, đất khác.

- QHSDĐ chi tiết đƣợc xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tƣơng đƣơng với cấp xã. Thời kỳ lập QHSDĐ chi tiết là 5 - 10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất nhƣ: Về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng... QHSDĐ chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng nhƣ việc tổ chức thực hiện phƣơng án khi đã đƣợc phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phƣơng án cao và ngƣời dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt [31].

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 25 - 26)