Hòa Bình
Quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2001 - 2010 tỉnh Hòa Bình đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 874/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 10 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn. Tuy nhiên để đáp ứng kịp thời các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã đƣợc xác định trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 - 2010 tỉnh đã Xây dựng phƣơng án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 -
44
2010) và đã đƣợc Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 11/2008/NQ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2008 về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hòa Bình.
Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu QHSDĐ của tỉnh đƣợc phân tích trên cơ sở số liệu thống kê đất đai của tỉnh năm 2010 (tính đến 01 tháng 01 năm 2011) và số liệu theo Nghị quyết số 11/2008/NQ-CP, ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ.
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Điều chỉnh QHSDĐ của tỉnh đến năm 2010 đạt được như sau:
i) Nhóm đất nông nghiệp đã thực hiện 352.922 ha, so với chỉ tiêu đƣợc duyệt là 334.402 ha, cao hơn 18.529 ha, đạt tỷ lệ 105,54%.
ii) Nhóm đất phi nông nghiệp đã thực hiện 59.167 ha, so với chỉ tiêu đƣợc duyệt 64.590 ha, thấp hơn 5.423 ha, đạt tỷ lệ 91,60%.
iii) Nhóm đất chƣa sử dụng thực hiện đến năm 2010 là 48.780 ha, vƣợt so với chỉ tiêu đƣợc duyệt là 20.646 ha (chỉ tiêu đƣợc duyệt là 69.4260 ha).
b) Đánh giá chung: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc quan tâm chú trọng, trong những năm vừa qua tỉnh đã đầu tƣ kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010 ở 3 cấp tỉnh, huyện và xã theo quy định của Luật Đất đai; đã thực hiện rà soát, điều chỉnh lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 29/4/2008. Đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đất đai cho các mục đích, đối tƣợng sử dụng, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.
2.3.1.1 Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Ḥòa Bình a) Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo
45
Xây dựng Hòa Bình có bƣớc phát triển ngang với mức trung bình của cả nƣớc và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; nền kinh tế đi lên từ phát triển công nghiệp tiên tiến và dịch vụ, có nền nông nghiệp nông thôn phát triển thân thiện với môi trƣờng; gắn liền với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở hội nhập nhanh, khai thác tốt lợi thế của vùng lân cận Hà Nội, phía Tây đồng bằng Sông Hồng, tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cửa ngõ vùng Tây Bắc. Kết hợp tranh thủ tối đa các mối liên kết vùng và liên kết quốc tế; phát triển tập trung trƣớc hết cho các vùng động lực tăng trƣởng và ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sự lan tỏa kinh tế - xã hội ra tất cả các vùng, ngành trong tỉnh.
b) Quan điểm sử dụng đất
i) Bố trí sử dụng đất trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đáp ứng mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
ii) Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nƣớc cần thiết để đảm bảo an ninh lƣơng thực; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên và đất di tích, danh thắng để bảo vệ cảnh quan môi trƣờng, đa dạng sinh học, phát triển bền vững.
iii) Đảm bảo quỹ đất để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, phù hợp với tiêu chí quy hoạch xây dựng nông thôn mới; khai thác triệt để, có hiệu quả đất đai và làm cơ sở xây dựng cơ chế tài chính, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc.
iv) Bảo vệ và có quy hoạch , kế hoạch, có chính sách phù hợp khai thác đất chƣa sử dụng; ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, sạt lở, lấn chiếm gây hủy hoại môi trƣờng đất. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng, cải tạo, bồi bổ, làm tăng độ phì đất.
46
c) Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo
i) Đất trồng lúa: Để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; dự báo trong 20 năm tới đất trồng lúa sẽ tiếp tục giảm sang mục đích phi nông nghiệp và các mục đích khác với diện tích ƣớc khoảng 2.500 ha - 3.000 ha. Dự báo đến năm 2030 đất trồng lúa của tỉnh sẽ đƣợc giữ ổn định ở mức khoảng 26.000 - 27.000 ha (trong đó đất chuyên trồng lúa nƣớc giữ ổn định ở mức 19.000 ha). Vì vậy để đáp ứng yêu cầu an ninh lƣơng thực cần phải đầu tƣ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống lúa để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa , năng suất lúa đạt khoảng 55 tạ/ha đến 60 tạ/ha.
ii) Đất trồng cây hàng năm còn lại: Dự kiến đến năm 2020 đất trồng cây hàng năm còn lại có khoảng 22.000 ha. Đến năm 2030 đất trồng cây hàng năm của tỉnh ổn định ở mức 21.000-22.000 ha, trong đó: Vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung tại các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lƣơng Sơn và Yên Thủy; Vùng sản xuất mía hàng hóa tập trung trên địa bàn các huyện: Tân Lạc, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi, và thành phố Hòa Bình; Vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung trên các địa bàn các huyện: Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc; Vùng trồng hoa, cây cảnh bố trí ở các huyện: Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình và huyện Tân Lạc.
iii) Đất trồng cây lâu năm: Dự kiến đến năm 2020 đất trồng cây lâu năm của tỉnh có khoảng 13.000 - 14.000 ha, đến năm 2030 đất trồng cây lâu năm của tỉnh ổn định ở mức từ 14.000 - 16.000 ha, trong đó: Vùng trồng cam đƣợc bố trí chủ yếu trên địa bàn các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng trồng cây cà phê đƣợc bố trí chủ yếu tại các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn và Tân Lạc; vùng trồng chè Shan tuyết đƣợc quy hoạch tại xã xã vùng cao các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi và Lạc Sơn.
iv) Đất lâm nghiệp: Khoanh nuôi, bảo vệ và tái tạo rừng là nhiệm vụ chiến lƣợc nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, đồng thời tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng sinh thái, duy trì tỷ lệ che phủ rừng 46% vào năm 2020. Dự
47
kiến đến 2020 đất lâm nghiệp của tỉnh có khoảng 299.000 - 300.000 ha; Đến năm 2030 giữ ổn định khoảng 300.000 ha, trong đó: Đất rừng phòng hộ có khoảng 120.000 ha; Đất rừng đặc dụng: Giữ ổn định diện tích đai rừng đặc dụng là 40.220 ha (trong đó diện tích có rừng đặc dụng là 29.538 ha); Đất rừng sản xuất có khoảng 140.000 ha.
v) Đất khu công nghiệp: Dự kiến đến năm 2020 đất khu công nghiệp của tỉnh có 1.616 ha, đến năm 2030 giữ ổn định nhƣ đã xác định ở năm 2020.
vi) Đất phát triển hạ tầng: Đến năm 2020 có khoảng 20.000 - 21.000 ha; đến năm 2030 có khoảng 22.000 - 23.000 ha, trong đó: Đất cơ sở văn hóa đến năm 2020 có khoảng 360 ha, đến năm 2030 có khoảng 400 ha; Đất cơ sở y tế đến năm 2020 có khoảng 100 ha, , đến năm 2030 có khoảng 120 ha; Đất cơ sở giáo dục - đào tạo đến năm 2020 có khoảng 790 ha, đến năm 2030 có khoảng 850 ha; Đất cơ sở thể dục - thể thao đến năm 2020 có khoảng 870 ha, đến năm 2030 có khoảng 900 ha; Đất bãi thải, xử lý chất thải đến năm 2020 có khoảng 190 - 200 ha, đến năm 2030 có khoảng 200 - 230 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020 có khoảng 2.400 - 2.500 ha, đến năm 2030 có khoảng 2.500 - 2.600 ha; Đất cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2020 có khoảng 6.000 - 6.100 ha (bao gồm cả diện tích của các cụm công nghiệp), đến năm 2030 có khoảng 7.500 - 8.000 ha; Đất đô thị: Năm 2010 Hòa Bình có diê ̣n tích đất đô thị có 10.151 ha. Căn cƣ́ đề án quy hoa ̣ch xây dựng vùng tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hòa Bình đến năm 2025; Quy hoạch chung xây dựng của các thị trấn... Dự kiến đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình có khoảng 13.000 ha đất đô thị; đến năm 2030 có khoảng 15.000 - 17.000 ha đất đô thị; Đất khu du lịch đến năm 2020 có khoảng 2.700 - 2.800 ha, đến năm 2030 có khoảng 4.000 - 4.500 ha.
2.3.1.2 Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015 của tỉnh Hoà Bình a. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm: Căn cứ vào các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 (Ban hành kèm theo Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của
48
Chính phủ), tỉnh đã xây dựng các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm cụ thể là:
i) Đất nông nghiệp: Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng trong kỳ là 346.368 ha, chiếm 98,14%. Diện tích giảm trong kỳ là 6.553 ha. Diện tích tăng trong kỳ là 13.906 ha. Diện tích đến cuối kỳ kế hoạch là 360.275 ha.
ii) Đất phi nông nghiệp: Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng trong kỳ là 59.156 ha, chiếm 99,98%. Diện tích giảm trong kỳ là 12 ha. Diện tích tăng trong kỳ là 8.345 ha. Diện tích đến cuối kỳ kế hoạch là 67.501 ha.
iii) Đất chưa sử dụng: Diện tích không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng trong kỳ là 33.093 ha, chiếm 67,84%. Diện tích giảm trong kỳ là 15.687 ha. Diện tích đến cuối kỳ kế hoạch là 33.093 ha.