Định hƣớng QHSDĐ huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 87 - 103)

Để đảm bảo đủ đất để thực hiện định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Với quan điểm sử dụng đất nhƣ trên, dự kiến định hƣớng sử dụng đất của huyện cho giai đoạn 20 năm tới và những năm tiếp theo nhƣ sau:

81

3.3.1 Định hướng QHSDĐ đất nông nghiệp

Trên cơ sở mục tiêu phát triển khu vực nông nghiệp, dự kiến tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 4%/năm (giai đoạn 2011 - 2015) và 2 - 3%/năm (giai đoạn 2016 - 2020). Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 40% (năm 2015), 35% (năm 2020) và khoảng 25% (năm 2030) trong cơ cấu nền kinh tế.

Trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ở huyện dần thu hẹp để chuyển sang mục đích sử dụng phi nông nghiệp. Từ nay đến năm 2020 trên địa bàn huyện phải chuyển 805,65ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và xây dựng các khu dân cƣ nông thôn; trong đó có 184,11ha đất lúa nƣớc; 260,4ha đất trồng cây hàng năm khác; 22,36ha đất trồng cây lâu năm; 309,05ha rừng sản xuất; 26,34ha rừng phòng hộ; 3,04ha đất rừng đặc dụng và 0,35ha đất nuôi trồng thủy sản. Dự kiến quỹ đất nông nghiệp đến năm 2020 còn khoảng 44.700ha và đến năm 2030 còn khoảng 44.400ha.

3.3.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp

- Đất trồng cây hàng năm

+ Duy trì diện tích đất trồng lúa khoảng 4.000 – 4.200ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 2 vụ giữ ổn định khoảng 3.000 – 3.100ha.

+ Tận dụng, sử dụng hiệu quả diện tích đất bằng để trồng cây màu ngắn ngày và rau, đậu. Bố trí sử dụng đất hợp lý để hình thành các vùng cây hàng hóa. Chuyển 180,0ha đất trồng cây hàng năm khác sang trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất trồng cây hàng năm khác còn 3.200ha và đến năm 2030 còn 3.000ha.

- Đất trồng cây lâu năm: Duy trì diện tích khoảng 1.000 – 1.200ha.

3.3.1.2 Đất lâm nghiệp

Chăm sóc, bảo vệ, quản lý tốt diện tích rừng hiện có, phát triển rừng, mở rộng diện tích trồng luồng, bƣơng, tre trên địa bàn huyện để tăng độ che phủ của

82

thảm thực vật rừng và cung cấp nguyên liệu chế biến. Để thực hiện chƣơng trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1ha canh tác, đã bố trí chuyển 55,12ha đất rừng sản xuất sang đất sản xuất nông nghiệp. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp là 35.900ha và đến năm 2030 là 35.800ha.

3.3.1.3 Đất nuôi trồng thủy sản: Duy trì diện tích đất NTTS khoảng 200ha (2030)

3.3.2 Đất phi nông nghiệp

3.3.2.1 Đất ở

- Đất ở nông thôn: Đến năm 2020 diện tích đất khu dân cƣ nông thôn khoảng 3.560.

- Đất ở đô thị : Đến năm 2020 diện tích đất đô thị giữ ổn định 408,72ha.

3.3.2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan bố trí đủ đất cho mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở các cơ quan, công trình sự nghiệp. Đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 20ha và giữ ổn định trong giai đoạn tiếp theo đến năm 2030.

3.3.2.3 Đất quốc phòng - an ninh: Quy hoạch thêm các công trình phòng thủ quốc gia về quốc phòng, an ninh. Diện tích đất quốc phòng đến năm 2020 có khoảng 526ha và 600ha vào năm 2030. Diện tích đất an ninh có khoảng 6,5ha vào năm 2020 và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

3.3.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp

+ Đất cơ sở văn hóa: Nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, trong thời gian tới cần đầu tƣ xây dựng các công trình văn hóa nhƣ hệ thống nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, công viên cây xanh giải trí, nhà trƣng bày truyền thống, quảng trƣờng, đài tƣờng niện... Dự kiến diện tích đất văn hoá sẽ có khoảng 30ha vào năm 2020 và đến năm 2030 có khoảng 40ha.

83

+ Đất cơ sở y tế: Đầu tƣ nâng cấp và mở rộng cơ sở y tế hiện tại, xây mới một số trạm y tế xã. Đầu tƣ trang thiết bị đồng bộ phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng phục vụ đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dự kiến đất y tế đến năm 2020 khoảng 8,0ha và giữ ổn định trong những năm tiếp theo. + Đất cơ sở giáo dục đào tạo: Đẩy mạnh xây dựng và phát triển mạng lƣới trƣờng học các cấp, trong những năm tới cần đầu tƣ xây mới, mở rộng các trƣờng mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tại các xã trong huyện. Dự kiến đến năm 2020 quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo có khoảng 62ha và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

+ Đất cơ sở thể dục thể thao: Tập trung phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, nâng cao chất lƣợng giáo dục thể chất trong nhà trƣờng, phát triển các hoạt động thể dục, thể thao tới địa bàn các xã. Trong giai đoạn này, tiến hành mở rộng và quy hoạch các sân vận động, khu vui chơi tại các xă. Dự kiến quỹ đất dành để phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 khoảng 47ha và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

3.3.2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:

Trong những năm tới khuyến khích đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh. Dự kiến đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 100ha và 120ha vào năm 2030.

+ Đất cụm công nghiệp: mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2011 – 2020, tốc độ tăng trƣởng công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 16%/năm. Để phát triển công nghiệp đạt mức tăng trƣởng đề ra, dự kiến quy mô diện tích đất cho phát triển công nghiệp tập trung đạt khoảng 104ha vào năm 2020 và khoảng 130ha vào năm 2030.

+ Đất cho hoạt động khoáng sản: Tiếp tục duy trì các hoạt động khai thác khoáng sản. Dự kiến diện tích đất khai thác khoáng sản sẽ đạt khoảng 50ha vào năm 2020 và giữ ổn định trong những nãm tiếp theo.

84

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Sản xuất vật liệu xây dựng hiện đang là ngành sản xuất chính trong sản xuất công nghiệp ở địa phƣơng, các ngành nghề chính là khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch, ngói, vôi. Định hƣớng trong những năm tới tập trung phát triển các loại vật liệu mới nhƣ tấm lợp, gạch không nuong, gạch bloc cốt nhẹ... Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất sản xuất vật liệu xây dựng có khoảng 42ha và khoảng 50ha vào năm 2030.-

3.3.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng

+ Đất giao thông: Đầu tƣ nâng cấp, mở rộng các tuyến đã xuống cấp nhƣ mở rộng QL 12B, TL 440, TL 436, làm mới, mở rộng các tuyến giao thông nông thôn đạt tiêu chí nông thôn mới. Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe ở địa bàn một số xã nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của ngƣời dân. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất giao thông trên địa bàn huyện có 870ha và khoảng 950ha vào năm 2030.

+ Đất thủy lợi: Thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng nội đồng, phát triển hệ thống thủy lợi tạo điều kiện phát triển các vùng trồng rau màu, các vùng chuyển đổi tập trung, thâm canh đa dạng hóa cây trồng. Dự kiến đến năm 2020, đất thủy lợi có 227ha và đạt khoảng 250ha vào năm 2030.

+ Đất di tích danh thắng: Trong những năm tới chủ yếu tôn tạo, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh hiện có và mở rộng một số di tích danh thắng nhƣ Động Tới, Động Thác Bờ, Động Hoa Tiên, Động Mƣờng Chiền, Hang Bƣng, Hang Muối. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất di tích danh thắng là 6,5ha và khoảng 50ha vào năm 2030.

+ Đất công trình năng lƣợng: Trong những năm tới, cần đầu tƣ xây mới, nâng cấp một số trạm biến áp và hệ thống đƣờng dây để kéo điện phục vụ cho các cơ sở công nghiệp, các khu dân cƣ mới. Dự kiến diện tích đất phục vụ cho mục đích này đến năm 2020 khoảng 14ha và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

+ Đất chợ: Xây mới và mở rộng một số chợ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu trao đổi hàng hóa của ngƣời dân tại các xã trên địa bàn huyện. Dự kiến đến năm

85

2020, diện tích đất chợ khoảng 10ha, và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

+ Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại: Để bảo vệ môi trƣờng sinh thái nói chung cũng nhƣ môi trƣờng sống nói riêng cần bố trí các khu bãi thải, xây dựng các khu xử lý chất thải và kiểm soát chặt chẽ các vấn đề gây ô nhiễm. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất bãi thải của toàn huyện có 15ha và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

3.3.2.7 Đất tôn giáo tín ngưỡng: Trong kỳ quy hoạch cần trú trọng tu bổ, cải tạo nâng cấp các công trình hiện có. Ngoài ra, bổ sung quy hoạch một số công trình cần thiết phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng của ngƣời dân. Diện tích đất tôn giáo, tín ngƣỡng của huyện đến năm 2020 cần khoảng 7,0ha và đến năm 2030 là 10ha.

3.3.2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Việc bố trí nghĩa trang, nghĩa địa đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trƣờng, địa điểm bố trí cách xa khu dân cƣ, không ảnh hƣởng vệ sinh nguồn nƣớc, phù hợp với phong tục tập quán của ngƣời dân. Đến năm 2020 toàn huyện cần khoảng 312ha và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

3.3.2.9 Đất mặt nước chuyên dùng: Trong những năm tới dự kiến đầu tƣ xây dựng mới một số công trình hồ đập, nhƣ vậy đến năm 2020, diện tích đất mặt nƣớc chuyên dùng của huyện có khoảng 2.850ha và giữ ổn định trong những năm tiếp theo.

3.3.3 Đất chưa sử dụng

Diện tích đất CSD còn 809,03ha, chiếm 1,52% tổng diện tích tự nhiên. - Khai thác 708,29ha đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, trong đó đƣa vào đất trồng cây hàng năm khác 307,54ha, đất rừng sản xuất 362,97ha và đƣa vào đất phi nông nghiệp 32,78ha phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

3.4 Đề xuất các giải pháp thực hiện định hƣớng quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

86

3.4.1.1 Chính sách đất đai

Ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, cụ thể hóa các quy định của UBND tỉnh Hòa Bình vào điều kiện thực tiễn của huyện Tân Lạc, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi hành Luật Đất đai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời sử dụng đất.

3.4.1.2 Chính sách bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

a) Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lƣơng thực, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

b) Khuyến khích cải tạo đất chƣa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuât nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng sinh thái;

c) Thực hiện chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm; đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ đội ngũ quản lý khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh hoạt động trên địa bàn địa phƣơng;

d) Đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn việc thực hiện QHSDĐ cấp huyện, xã với xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và khu dân cƣ, thực hiện dồn điền đổi thửa đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa.

3.4.1.3 Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù

a) Ƣu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt buộc về an ninh, quốc phòng;

b) Khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa tập trung;

87

3.4.1.4 Chính sách về ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và duy trì cải thiện môi trường trong việc khai thác sử dụng đất đai

a) Khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ phù hợp với phát triển mạnh ƣu thế về đa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp;

b) Ƣu tiên để đón trƣớc các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong đầu tƣ xây dựng cơ bản (cơ sở hạ tầng, công nghiệp);

c) Giám sát chặt chẽ, xử phạt nghiêm minh những hành vi gây tổn hại đến đất đai, môi trƣờng;

3.4.1.5 Chính sách ưu đãi: Tạo mọi điều kiện về thủ tục, về những điều kiện có thể đảm bảo nhằm có thể thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

a) Áp dụng chính sách ƣu tiên đầu tƣ và ƣu đãi cho vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng, về khoa học kỹ thuật…để nâng cao đời sống nhân dân và làm cho nhân dân có trách nhiệm trong việc khai thác có hiệu quả và bảo vệ đất đai;

b) Thực hiện tốt các chính sách ƣu tiên, ƣu đãi đối với ngƣời có công với cách mạng, các đối tƣợng chính sách xã hội khác.

3.4.1.6 Chính sách tạo nguồn vốn từ đất để đầu tư trở lại

a) Thực hiện cơ chế: nguồn thu từ đất đƣợc sử dụng một phần thỏa đáng để nhằm cải tạo đất, điều tra, đánh giá phân loại đất đai;

b) Xác định giá đất hợp lý nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo công bằng xã hội và kích thích sản xuất;

c) Rà soát, đánh giá đúng các đối tƣợng sử dụng đất, đặc biệt là các đối tƣợng thuê đất. Tiếp tục rà soát tăng cƣờng quản lý về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để tránh thất thu;

d) Rà soát lại việc sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất , không thu tiền sử dụng đất để có kế hoạch sử dụng, tránh lãng phí về đất đai.

88

3.4.2 Giải pháp về công tác quản lý

3.4.2.1 Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật đất đai

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật đất đai trong các tầng lớp nhân dân với các hình thức phù hợp;

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến về mục đích, vai trò, tác động của QHKHSDĐ đối với phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng, Quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất trong việc lập và tổ chức thực hiện QHKHSDĐ;

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến về chính sách bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, sự cần thiết thu hồi đất phục vụ xây dựng các công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng, quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất trong việc thực hiện chính sách bồi thƣờng hỗ trợ tái định cƣ.

3.4.2.2 Công khai phương án quy hoạch sử dụng đất

Trên cơ sở phƣơng án QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Tân Lạc đƣợc UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt, UBND huyện xúc tiến ngay việc công bố QHSDĐ để công khai những chỉ tiêu chính của QHKHSDĐ để các ngành, các cấp và nhân dân cùng biết thực hiện và tham gia quản lý, kiểm tra việc thực hiện QHKHSDĐ trên địa bàn huyện.

3.4.2.3 Tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

- Thực hiện nghiêm túc QHKHSDĐ đƣợc phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy quy hoạch làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các cấp, các ngành… Các nhu cầu sử dụng đất chỉ đƣợc giải quyết theo QHKHSDĐ;

- Chỉ đạo thực hiện đồng bộ và thƣờng xuyên các nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở tất cả các xã và các ngành trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện việc

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 87 - 103)