Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai giai đoạn 2001-2010 huyện

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 55 - 67)

huyện Tân Lạc

2.3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đến năm 2010

Theo số liệu thống kê đất đai (tính đến ngày 01/01/2011) huyện Tân Lạc có 53.204,75ha diện tích đất tự nhiên (chiếm 11,5% diện tích của cả tỉnh) với 24 đơn vị hành chính cấp xã. Hiện trạng sử dụng quỹ đất đai của huyện đƣợc chia thành 3 nhóm sử dụng đất chính nhƣ sau: i) Đất nông nghiệp: 44.808,55ha, chiếm 84,22% diện tích toàn huyện; ii) Đất phi nông nghiệp: 7.587,17ha, chiếm 14,26%; ii) Đất chƣa sử dụng: 809,03ha, chiếm 1,52%. Cơ cấu diện tích các loại đất (Hình 2)

84.22%

14.26% 1.52%

CƠ CẤU DIỆM TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT 2011

Đất Nông nghiệp Đất Phi Nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

49

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình năm 2011

a. Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp của toàn huyện có 44.808,55ha, chiếm 84,22% diện tích tự nhiên. Trong đó đất lúa nƣớc là 4.400,61ha; đất trồng cây lâu năm là 876,52ha; đất rừng phòng hộ 14.462,12ha, đất rừng đặc dụng 5.673,20ha, đất rừng sản xuất 15.863,6ha; đất nuôi trồng thủy sản 177,25ha. Cụ thể sử dụng từng loại đất trong nhóm đất nông nghiệp nhƣ sau:

- Đất lúa nước: Có 4.400,61ha; bình quân trên đầu ngƣời của toàn huyện có 556 m2 đất lúa (đủ điều kiện để sản xuất đảm bảo an ninh lƣơng thực). Các xã có diện tích đất lúa nhiều là Phú Cƣờng (438,17ha), Ngọc Mỹ (330,36ha), Thanh Hối (317,57ha), Địch Giáo (278,39ha), Phú Vinh (277,64ha), Mỹ Hòa (277,08ha), Đông Lai (252,81ha), Mãn Đức (242,42ha). Các xã có diện tích lúa ít là Ngòi Hoa (12,77ha), Bắc Sơn (64,75ha), Ngổ Luông (66,75ha).

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện có 876,52ha; chiếm 1,96% diện tích đất nông nghiệp. Các xã có diện tích cây lâu năm nhiều gồm: Ngọc Mỹ (69,56ha), Đông Lai (69,33ha), Phong Phú (65,77ha), Mỹ Hòa (65,13ha), Địch Giáo (63,14ha).

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích rừng phòng hộ của huyện có 14.462,12ha, chiếm 32,28% diện tích đất nông nghiệp. Các xã có rừng phòng hộ lớn là: Quyết Chiến (1.1.977,6ha), Trung Hòa (1.506,72ha), Mỹ Hòa (1.408,14ha), Phú Cƣờng (1.249,73ha), Phú Vinh (1.249,70ha), Ngòi Hoa (1.206,51ha).

- Đất rừng đặc dụng: Diện tích 5.673,2ha, chiếm 12,66% diện tích đất nông nghiệp (tập trung chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên thuộc xã Ngổ Luông 3.182,77ha và xã Nam Sơn 1.514,84ha).

- Đất rừng sản xuất: Tổng diện tích đất rừng sản xuất là 15.863,6ha, chiếm 35,4% diện tích đất nông nghiệp. Các xã có đất RSX lớn là: Ngọc Mỹ (1.481,03ha),

50

Thanh Hối (1.202,2ha), Trung Hòa (1.121,08ha), Đông Lai (1.059,36ha), Phú Cƣờng (1.042,67ha), Lũng Vân (1.024,37ha), Quy Hậu (1.019,75ha).

- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện hiện có 177,25ha, chiếm 0,4% diện tích đất nông nghiệp. Các xă có diện tích đất nuôi trồng thủy sản nhiều là: Phú Cƣờng (24,84ha) và Tuân Lộ (22,27ha).

b. Đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện có 7.587,17ha, chiếm 14,26% diện tích tự nhiên. Dƣới đây là từng loại đất phi nông nghiệp cụ thể:

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Hiện có 17,15ha, chiếm 0,23% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở thị trấn Mƣờng Khến (5,46ha).

- Đất quốc phòng: Diện tích hiện có 357,68ha, chiếm 4,71% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung ở các xã Mỹ Hòa (161,1ha), Quy Hậu (45,67ha), Trung Hòa (42,8ha), Phong Phú (40,55ha), Ngòi Hoa (35ha).

- Đất an ninh: Hiện có 1,9ha, tập trung ở Thị trấn Mƣờng Khến.

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Diện tích 36,09ha, chiếm 0,48% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở các xã Quyết Chiến (17,9ha), Mỹ Hòa (6,23ha), Đông Lai (5,3ha) và Phong Phú (4,16ha).

- Đất sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, gốm sứ: Diện tích 4,37ha. Tập trung chủ yếu ở thị trấn Mƣờng Khến (1,66ha) và xã Mãn Đức (1,80ha).

- Đất cho hoạt động khoáng sản:Diện tích 28,88ha, chiếm 0,38% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở xã Phú Cƣờng (25,26ha).

- Đất xử lý, chôn lấp chất thải: Hiện chỉ có 2,75ha. Tập trung ở thị trấn Mƣờng Khến 1,80ha và xã Lỗ Sơn 0,95ha.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Diện tích 3,01ha. Tập trung u ở xã Phú Vinh (2,44ha).

51

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa. Hiện tại có 306,29ha, chiếm 4,04% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung chủ yếu ở các xã Đông Lai (44,5ha), Ngọc Mỹ (26,33ha), Lỗ Sơn (24,71ha), Do Nhân (21,25ha), Mỹ Hòa (20,68ha), Phú Vinh (20,64ha).

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Diện tích loại đất này hiện có 2.822,8ha, chiếm 37,2% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung nhiều ở xã Ngòi Hoa (1.740,87ha), Trung Hòa (149,50ha), Phong Phú (101,54ha).

- Đất phát triển hạ tầng: Diện tích 1.040,62ha, chiếm 13,72% diện tích đất phi nông nghiệp. Tập trung nhiều ở các xã Phú Cƣờng (108,89ha), Đông Lai (89,9ha), Thanh Hối (80,43ha), Mỹ Hòa (59,4ha), Phong Phú (55,92ha), Phú Vinh (50,8ha). Trong đất phát triển hạ tầng có 718,79ha đất giao thông; 197,13ha đất thủy lợi; 124,7ha đất xây dựng các công trình xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao...).

- Đất ở đô thị: Diện tích 79,27ha, chiếm 1,04% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất ở nông thôn: Diện tích 2.873,48ha, chiếm 37,87% đất phi nông nghiệp. Các xã có diện tích đất ở lớn là Ngọc Mỹ (299,59ha), Thanh Hối (277,76ha), Mỹ Hòa (262,45ha), Phú Vinh (232,45ha), Đông Lai (216,82ha).

c. Đất chưa sử dụng.

Diện tích đất chƣa sử dụng toàn huyện còn 809,03ha, chiếm 1,52% diện tích tự nhiên (gồm 375,71ha đất bằng, 384,40ha đất đồi núi và 48,92ha núi đá không cây); các xã còn nhiều diện tích đất chƣa sử dụng là Phú Cƣờng (141,02ha), Quyết Chiến (57,02ha), Bắc Sơn (57,75ha). Nhƣ vậy quỹ đất chƣa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn rất ít.

2.3.2.2 Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2001-2010

Phân tích sự biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến 2010 cho thấy tình hình biến động sử dụng đất đai của huyện trong 5 năm qua nhƣ sau.

52

a) Biến động diện tích tích đất tự nhiên: Diện tích đất tự nhiên tăng 115,16ha, do đo đạc thành lập bản đồ địa chính, tính toán lại diện tích các loại đất trên bản đồ.

b) Biến động diện tích tích đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp tăng 7.136,97ha. Nguyên nhân là do khai thác đƣa đất chƣa sử dụng đƣa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, tính toán lại diện tích trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Cụ thể biến động một số loại đất nông nghiệp chính nhƣ sau:

- Đất lúa tăng 961,22ha. Trong đó do chuyển từ đất cây hàng năm khác sang 49,27ha, khai thác đất bằng chƣa sử dụng đƣa vào trồng lúa 309,2ha và do đo đạc địa chính tính lại diện tích trên bản đồ. Diện tích đất lúa chuyển sang sử dụng cho các mục đích khác trong kỳ kế hoạch là 25,99ha (chuyển sang đất cây hàng năm khác 6,21ha, đất nuôi trồng thủy sản 5,02ha và đất phi nông nghiệp 14,76ha).

- Đất trồng cây lâu năm tăng 735,5ha. Trong đó do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang là 49,81ha, khai thác đất đồi núi chƣa sử dụng trồng cây lâu năm là 159,55ha và do đo đạc địa chính, tính lại diện tích trên bản đồ. Diện tích cây lâu năm chuyển sang các mục đích sử dụng khác là 30,25ha.

- Diện tích đất rừng sản xuất tăng 8.514,62ha. Trong đó do khai thác đất chƣa sử dụng đƣa vào trồng rừng là 4.079,02ha, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ rùng phòng hộ sang rừng sản xuất theo quy hoạch 3 loại rừng là 4.475,49ha và do tính lại diện tích trên bản đồ đô đạc địa chính. Diện tích rừng sản xuất chuyển sang các mục đích sử dụng khác là 667,51ha (trong đó chuyển sang rừng phòng hộ là 616,66ha).

- Rừng phòng hộ giảm 9.447,98ha, trong đó, do chuyển sang đất rừng sản xuất 4.475,49ha, đất rừng đặc dụng 4.775,4ha, đất phi nông nghiệp 29,53ha, giảm khác 1.235,53ha. Diện tích rừng phòng hộ tăng trong kỳ là 1.067,97ha (trong đó chuyển từ rừng sản xuất sang là 616,66ha, khai thác đất chƣa sử dụng là 276,92ha và tăng do tính lại trên bản đồ).

53

- Đất rừng đặc dụng tăng 5.671,33ha, chủ yếu do chuyển từ đất rừng phòng hộ sang (4.775,4ha), khoanh nuôi rừng trên đất chƣa sử dụng (609,73ha) và do tính lại trên bản đồ. Diện tích chuyển sang mục đích sử dụng khác trong kỳ là 1,87ha.

- Đất nuôi trồng thủy sản tăng 143,73ha. Trong đó do chuyển một phần đất ruộng trũng sang (5,02ha), khai thác đất chƣa sử dụng (26,25ha) và do đo đạc địa chính tính lại diện tích. Diện tích giảm trong kỳ do chuyển sang các mục đích sử dụng khác là 4,6ha. (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tình hình biến động diện tích các loại đất huyện Tân Lạc 2005-2010 Đơn vi tính:ha

STT Mục đích sử dụng đất Năm 2005 Năm 2010 Tăng (+)

Giảm (-) Diện tích tự nhiên 53.089,59 53.204,75 115,16 1 Đất nông nghiệp 37.671,58 44.808,55 7.136,97

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa 3.439,39 4.400,61 961,22 1.2 Đất trồng cây lâu năm 141,02 876,52 735,50 1.3 Đất rừng sản xuất 7.348,98 15.863,60 8.514,62 1.4 Đất rừng phòng hộ 23.910,10 14.462,12 -9.447,98 1.5 Đất rừng đặc dụng 1,87 5.673,20 5.671,33 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 33,52 177,25 143,73 2 Đất phi nông nghiệp 5.679,75 7.587,17 1.907,42

Trong đó.

2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình SN 21,23 17,15 -4,08 2.2 Đất quốc phòng 271,57 357,68 86,11

2.3 Đất an ninh 1,32 1,90 0,58

2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN 39,44 69,34 29,90 2.5 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,13 3,01 2,88 2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 221,27 306,29 85,02 2.7 Đất sông suối và mặt nƣớc CD 2.066,91 2.822,80 755,89 2.8 Đất có mục đích công cộng 883,77 1.043,37 159,60

2.9 Đất ở đô thị 79,25 79,27 0,02

2.10 Đất ở nông thôn 2.094,76 2.873,48 778,72 3 Đất chƣa sử dụng 9.738,26 809,03 -8.929,23

54

Nguồn: Tổng hợp số liệu kiểm kê đất năm 2005 và năm 2010 c) Biến động diện tích đất phi nông nghiệp:

Đất phi nông nghiệp tăng 1.907,42ha; bình quân tăng khoảng 380ha/năm. Trong đó các loại đất phi nông nghiệp tăng nhiều là: đất ở tăng 778,74ha, đất có mục đích công cộng tăng 156,6ha; đất sản xuất kinh doanh tăng 29,9ha; đất quốc phòng tăng 86,11ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 85,02ha và đất mặt nƣớc chuyên dùng tăng 755,89ha.

Nguyên nhân tăng diện tích các loại đất phi nông nghiệp trên là do trong thời gian qua huyện và tỉnh đầu tƣ xây dựng mới nhiều công trình xây dựng cơ bản, mở mới một số tuyến giao thông, xây dựng thêm một số hồ chứa và do đo đạc địa chính tính lại diện tích trên bản đồ. Sự gia tăng đất có mục đích công cộng (xây dựng các công trình hạ tầng văn hóa, xã hội), đất sản xuất kinh doanh là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua. Diện tích đất ở tăng nguyên nhân chính là do thống kê đất vƣờn vào đất thổ cƣ cũ. Diện tích đất lúa chuyển sang đất ở chỉ có 2,52ha.

e) Đất chưa sử dụng: Đất chƣa sử dụng của huyện trong 5 năm qua giảm 8.929,23ha, bình quân khoảng 1.780ha/năm. Nguyên nhân giảm chủ yếu là đƣợc khai thác đƣa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế- xã hội của huyện (đặc biệt là đƣa vào sử dụng cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp) vŕ do tính lại diện tích tręn bản đồ địa chính mới đƣợc đo đạc.

2.3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất đến 2012 và biến động sử dụng đất 2010- 2012

Theo số liệu thống kê đất đai (tính đến ngày 01/01/2013) huyện Tân Lạc có 53.204,75ha diện tích đất tự nhiên (chiếm 11,5% diện tích của cả tỉnh). Hiện trạng sử dụng quỹ đất đai của huyện đƣợc chia thành 3 nhóm sử dụng đất chính nhƣ sau:

- Đất nông nghiệp: 44.795.81ha, chiếm 84,19% diện tích toàn huyện; - Đất phi nông nghiệp: 7584.09ha, chiếm 14,25%.

55

Nhƣ vậy, so với năm 2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 12,74ha; đất phi nông nghiệp giảm 3,08ha; đất chƣa sử dụng tăng 15,82ha.

2.3.2.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 huyện Tân lạc

a. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu QHSDĐ nhóm đất Nông nghiệp

Đất nông nghiệp thực hiện vƣợt theo quy hoạch đề ra (đạt 102,31%). Trong đó đất lúa nƣớc đạt 137,95% (cao hơn quy hoạch cũ đề ra là 1.210,61ha); đất lâm nghiệp đạt 105,17% (cao hơn quy hoạch cũ đề ra là 1.770,92ha). Đất cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản đạt thấp (cây lâu năm đạt 38,11%, đất nuôi trồng thủy sản đạt 48,08%). Nguyên nhân đất nông nghiệp thực hiện đến năm 2010 vƣợt so với quy hoạch đƣợc duyệt trƣớc đây là do trong những năm qua các địa phƣơng đã quan tâm đến việc khai hoang, xây dựng ruộng bậc thang trồng lúa để đảm bảo an ninh lƣơng thực và khai thác đất chƣa sử dụng vào trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Đất cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản đạt thấp do điều kiện của huyện không thật phù hợp và do trong thời gian qua huyện tập trung phát triển sản xuất lƣơng thực và cây công nghiệp hàng hóa.

b. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu QHSDĐ nhóm đất Phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp thực hiện đến nay đạt 132,44% so với quy hoạch đề ra. Trong đó đáng chú ý có một số loại đất vƣợt nhiều so với quy hoạch, nhƣ đất ở nông thôn đạt 300,71% (cao hơn quy hoạch cũ 1.917,9ha); đất ở đô thị đạt 267,44% (cao hơn quy hoạch cũ 49,63ha); đất an ninh, quốc phòng đạt 137,52% (cao hơn quy hoạch cũ 98,11ha); đất nghĩa trang, nghĩa địa đạt 177,11% (cao hơn quy hoạch cũ 133,35ha). Riêng đất sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, gốm sứ đạt thấp chỉ bằng 29,75% so với quy hoạch cũ (quy hoạch 14,69ha, thực hiện đến nay là 4,37ha). Đất sản xuất vật liệu xây dựng đạt thấp là do chủ trƣơng hạn chế việc khai thác đất để sản xuất gạch ngói thủ công. Riêng đất ở do quy định hiện nay thống kê cả đất vƣờn nên diện tích tăng lên nhiều.

56

Đất chƣa sử dụng quy hoạch dự kiến đến năm 2010 còn 3.950,64ha, thực tế hiện nay chỉ còn 809,03ha. Nguyên nhân chính là do các xã đã chú ý quan tâm đến việc khai thác đất chƣa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là khai thác đƣa vào đất nông, lâm nghiệp.

2.3.2.5 Đánh giá hiệu quả quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 a. Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Trong giai đoạn 2001-2010 đã khai thác đƣa vào sử dụng gần 9 nghìn ha đất chƣa sử dụng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện, tăng giá trị sử dụng đất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Do chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đã chuyển 5,02ha đất lúa sản xuất bấp bênh, hiệu quả thấp (khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha/năm) sang nuôi cá hiệu quả kinh tế cao hơn (50 - 60 triệu đồng/ha); chuyển gần 5 nghìn ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất làm tăng thêm giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp.

- Do chuyển đất nông nghiệp sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại tạo điều kiện cho khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển, làm tăng trƣởng kinh tế của huyện đạt tốc độ cao hơn giai đoạn trƣớc.

b. Đánh giá hiệu quả xã hội

Diện tích đất có mục đích công cộng tăng gần 160ha, nhiều cơ sở hạ tầng xã hội, đƣờng giao thông đƣợc xây dựng tạo ra bộ mặt nông thôn mới và tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cƣ trên địa bàn huyện.

c. Đánh giá tác động môi trường

- Trong kỳ quy hoạch đã đƣa gần 9 nghìn ha đất chƣa sử dụng vào sử dụng không những làm tăng hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất mà còn có ý nghĩa cải thiện môi trƣờng đất, chống xói mòn.

- Trong giai đoạn 2006-2010, diện tích đất lâm nghiệp tăng 4.737,97ha, diện tích mặt nƣớc chuyên dùng tăng khoảng 713ha, góp phần cải tạo môi trƣờng sinh

57

thái và tăng tỷ lệ che phủ của thảm thực vật rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái của huyện.

2.3.2.6 Đánh giá chung về thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Lạc, giai đoạn 2001-2010

a. Những kết quả chủ yếu

QHSDĐ huyện Tân Lạc thời kỳ 1998 - 2010 đã đƣợc chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt theo Quyết định số 1300/QĐ-UB ngày 31/12/1998. Trong những năm qua UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt công tác giao đất, cấp phép chuyển quyền sử dụng đất, xây dựng các dự án công trình theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, nên đã đạt đựoc kết quả tƣơng đối khá.

- Theo báo cáo của huyện và biên bản làm việc giữa đại diện sở Tài nguyên - Môi trƣờng Hòa Bình và huyện về việc đánh giá thực hiện QHSDĐ đến năm 2005 của huyện thì đất nông nghiệp thực hiện đạt 97,56% so với trong quy hoạch cũ, đất

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 55 - 67)