tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Lạc, tỉnh hòa Bình giai đoạn 2011-2020
Trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong 10 năm qua (2001 - 2010) và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Lạc trong 20 năm tới và những năm tiếp theo đƣợc xác định nhƣ sau:
- Khai thác có hiệu quả nguồn nội lực và tranh thủ thu hút các nguồn ngoại lực, đẩy mạnh công cuộc đổi mới; nâng cao chất lƣợng và tăng trƣởng kinh tế trong từng ngành từng lĩnh vực, từng vùng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, bền vững theo hƣớng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tạo bƣớc phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu để đạt mức khá của tỉnh trên mọi lĩnh vực.
- Gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch mức sống các tầng lớp dân cƣ và các vùng, rút ngắn khoảng cách về mức sống và dân trí giữa đô thị và nông thôn. Quan tâm đúng mức vùng nông thôn, vùng rẻo cao, miền núi trƣớc hết là cấu trúc hạ tầng và giải quyết tốt các chính sách xã hội.
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện trong 20 năm tới và các năm tiếp theo đạt bình quân trên 10%/năm.
- Cơ cấu kinh tế (giá trị sản xuất) sau 20 năm tới, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn khoảng 24 - 26%, khu vực công nghiệp, xây dựng khoảng 36 - 38% và khu vực dịch vụ, thƣơng mại khoảng 38 - 40%.
61
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 2,0 - 3,0%/năm, đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo sau 20 năm nữa đạt 60 - 70%.
- Có 100% trƣờng học đƣợc kiên cố; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Các đô thị, khu công nghiệp phải đƣợc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng Việt Nam; độ che phủ của rừng đạt trên 60% và môi trƣờng ở cả đô thị và nông thôn đƣợc bảo vệ tốt.
3.1.2 Tiềm năng đất đai của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
3.1.2.1 Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp
Với thực trạng sử dụng đất đai của Tân Lạc nhƣ hiện nay, tiềm năng mở rộng đất nông nghiệp trên đất chƣa sử dụng không còn nhiều; tuy nhiên tiềm năng đất nông nghiệp của huyện còn rất lớn về phƣơng diện tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Về tăng hệ số sử dụng đất canh tác: Trên cơ sở chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ trên đất 1 vụ lúa, phát triển đa dạng hóa cây trồng để tăng hệ số sử dụng đất canh tác, đƣa từ khoảng 1,8 lần hiện nay lên 2,0 lần vào năm 2015 và đạt khoảng 2,2 lần vào năm 2020.
- Về chuyển đổi loại hình sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở thực trạng các loại đất nông nghiệp, trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 cần tiếp tục chuyển diện tích đất 1 vụ sang sản xuất 2 vụ và trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Chuyển một số diện tích trồng các loại cây hiệu quả thấp sang trồng cỏ, cây thức ăn gia súc chăn nuôi trâu bò.
- Về khai thác đất chƣa sử dụng đƣa vào đất nông nghiệp: Do trong 10 năm qua huyện đã tập trung đầu tƣ khai thác đất chƣa sử dụng đƣa vào vào nông nghiệp (bình quân trên 1.700ha/năm). Hiện nay đất chƣa sử dụng của huyện còn lại chỉ có 809ha và hầu hết là khó khai thác cần đầu tƣ cao. Theo kết quả tổng hợp tiềm năng khai thác đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng ở các xã trong 10 năm tới toàn huyện
62
khoảng 575ha (chủ yếu sử dụng cho đất lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm).
3.1.2.2 Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn
a. Tiềm năng đất đai phát triển công nghiệp, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (QHTTPTKTXH) của huyện đến năm 2020 cần khuyến khích đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô và tại các vị trí phù hợp. Theo phòng Công Thƣơng, trên địa bàn huyện dự kiến xây dựng một số cụm công nghiệp sau: i) Cụm công nghiệp Phong Mỹ (xã Mỹ Hòa và Phong Phú): 60,0ha . ii) Cụm công nghiệp Đông Thanh (xã Thanh Hối và Đông Lai): 28,9ha. Nhu cầu đất xây dựng các cụm, điểm công nghiệp trong kỳ quy hoạch của huyện khoảng 88,9ha. Ở các địa bàn dự kiến quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp, đất đai tƣơng đối bằng, thuận tiện cho xây dựng, nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các điểm công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa bàn này hầu hết diện tích đã đƣợc sử dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội (chủ yếu đất trồng cây hàng năm), do đó cần bố trí chu chuyển các loại đất sang đất công nghiệp cho phù hợp.
b. Tiềm năng đất đai phát triển đô thị, theo QHTTPTKTXH của huyện đến năm 2020 thị trấn Mƣờng Khến đƣợc xây dựng theo quy hoạch với tổng diện tích tự nhiên giữ nhƣ hiện nay (408,72ha) và đầu tƣ xây dựng hoàn thiện các công trình theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.Nhƣ vậy đất xây dựng đô thị đƣợc mở rộng chủ yếu đƣợc lấy vào đất nông nghiệp trong khu đô thị. Hiện tại đất nông nghiệp trong khu đô thị còn 172,12ha; do đó đất đai ở khu vực này thuận lợi cho việc xây dựng phát triển đô thị.
c. Tiềm năng phát triển khu dân cư nông thôn: Hiện tại trong khu dân cƣ nông thôn diện tích đất nông nghiệp còn 11,25% quỹ đất đai là đất nông nghiệp (384,58ha). Do đó đảm bảo đáp ứng nhu cầu về đất cho xây dựng các công trình công cộng ở khu dân cƣ nông thôn. Ngoài các khu dân cƣ nông thôn hiện có, theo quy hoạch sẽ xây dựng 2 khu tái định cƣ ở xã Phong Phú, Phú Vinh (khoảng
63
26,39ha) và khoảng 112.54ha đất ở nông thôn; đất đai ở khu vực xây dựng các điểm tái định cƣ hiện chủ yếu là đất cây hàng năm khác, thuận tiện cho việc xây dựng khu dân cƣ mới.
3.1.2.3 Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển du lịch
Theo QHTTPTKTXH của huyện đến năm 2020 trên địa bàn huyện Tân Lạc tập trung đầu tƣ xây dựng làng Mƣờng cổ, khu du lịch sinh thái núi Cột Cờ (xã Phong Phú), khu du lịch sinh thái Động Tớn (xã Nam Sơn), khu du lịch sinh thái Thác Khanh (xã Phú Cƣờng), khu du lịchhang Muối, động Thác Bờ (thị trấn Mƣờng Khến), động Thác Bờ, động Hoa Tiên (xã Ngòi Hoa). Diện tích này chủ yếu là đất rừng phòng hộ và một phần đất khu dân cƣ nông thôn ở khu vực làng Mƣờng Cổ.
3.1.2.4 Tiềm năng đất đai phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng
Để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, với định hƣớng phát triển lâu dài và bền vững; theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy một phần tiềm năng đất đai của huyện Tân Lạc đƣợc thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng nhƣ khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn.
- Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có thể tăng hiệu quả sử dụng đất theo hƣớng đầu tƣ thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng đa dạng hóa, sử dụng giống mới, nâng cao năng suất, chất lƣợng và phù hợp với điều kiện của huyện.
- Để phát triển cơ sở hạ tầng theo QHTTPTKTXH của huyện đến năm 2020 đề ra, cần khoảng 230ha đất. Trong đó sử dụng để xây dựng các cơ sở văn hóa, xã hội cần trên 75ha; hầu hết các công trình này đều đƣợc xây dựng tại đô thị và các khu dân cƣ nông thôn; tại những khu vực này, hiện nay đất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao (khu đô thị là 42,11%, khu dân cƣ nông thôn 11,25%), nên chuyển đất
64
nông nghiệp sang đất phát triển hạ tầng là thuận lợi, phù hợp với sử dụng đất đô thị và đất khu dân cƣ nông thôn.
3.1.3 Dự báo về nhu cầu sử dụng đất đai của huyện Tân Lạc giai đoạn 2011-2020 2011-2020
3.1.3.1 Ngành nông nghiệp
a) Đất sản xuất nông nghiệp: Để đạt mục tiêu phát triển nông nghiệp đến năm 2020, diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm đạt khoảng 14.000 - 15.000ha; phấn đấu hệ số sử dụng đất đạt 2,2 lần thì diện tích đất cây hàng năm cần có 7.000 - 7.500ha. Trong đó để đạt khoảng 5.000 - 5.400ha gieo trồng lúa/năm, nhu cầu đất chuyên trồng lúa nƣớc khoảng 3.100ha (cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt khoảng 2.500 - 2.700ha). Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm khoảng 1.050ha; ngoài diện tích hiện có trong kỳ quy hoạch cần bố trí khai thác 180ha đất chƣa sử dụng và chuyển đổi 30ha đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm.
b) Đất lâm nghiệp: Để từng bƣớc đƣa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng; Đồng thời để đạt mục tiêu độ che phủ rừng đạt 51% vào năm 2015 và trên 60% vào năm 2020, cần phải tăng cƣờng chăm sóc, nâng cao chất lƣợng rừng và giữ ổn định khoảng 36 nghìnha rừng (gồm cả diện tích rừng đặc dụng trong khu bảo tồn thiên nhiên), khai thác khoảng 335ha đất chƣa sử dụng đƣa vào trồng rừng sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp.
c) Đất nuôi trồng thủy sản: Với định hƣớng và mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản; nhu cầu đất để nuôi trồng thủy sản của huyện đến năm 2020 là 197ha.
3.1.3.2 Ngành công nghiệp
a) Đất công nghiệp: Trong kỳ quy hoạch trên địa bàn huyện cần bố trí khoảng 88.9ha đất công nghiệp để dự kiến đầu tƣ xây dựng các cụm công nghiệp sau: Cụm công nghiệp Phong Mỹ: 60.0ha.Cụm công nghiệp Đông Thanh: 28,9ha.
65
b) Đất khai thác khoáng sản: Tổng nhu cầu đất cho khai thác khoáng sản trong kỳ quy hoạch tăng khoảng 46,47ha (chủ yếu khai thác quặng và than bùn). Trong đó: Khai thác Quặng ở xã Tuân Lộ là 36,8ha; Khai thác Than ở xã Địch Giáo, Tuân Lộ, Do Nhân và Lỗ Sơn: 9,96ha.
c) Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Từ nay đến năm 2020, nhu cầu đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ của huyện tăng thêm khoảng 37.52ha, tập trung tại các khu sau: Khai thác đá tại xã Quyết Chiến: 15,4ha; Khai thác đá tại xã Gia Mô: 10,0ha.
3.1.3.3 Ngành Thương mại - Dịch vụ
a) Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Nhu cầu đất cho xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ quy hoạch tăng thêm khoảng 62.14ha (gồm khu sản xuất kinh doanh Đồng Muông xã Quy Mỹ 5,0ha, khu sản xuất kinh doanh Thung Yên và đồi chè xã Lũng Vân 4,1ha, khu chế biến lâm sản và trạm nƣớc sạch xã Lỗ Sơn 3,7ha, khu sản xuất kinh doanh xã Mãn Đức 3,65ha, khu sản xuất kinh doanh xã Tử Nê 4.8ha, khu sản xuất kinh doanh xã Thanh Hối 5.29ha, trung tâm thƣơng mại thị trấn Mƣờng Khến, trung tâm thƣơng mại xã Mỹ Hòa; mở rộng, làm mới 13 chợ xã và xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ).
b) Đất khu du lịch:
Theo quy hoạch đến năm 2020, đầu tƣ xây dựng khu du lịch sinh thái Thác Khanh (xã Phú Cƣờng), khu du lich sinh thái cáp treo bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngỗ Luông (xã Ngổ Luông), khu du lịch Động Tớn (xã Nam Sơn), Động Thác Bờ, Động Hoa Tiên (xã Ngòi Hoa), Động Mƣờng Chiềng, hang Muối (thị trấn Mƣờng Khến), khu quần thể di tích lịch sử văn hóa Mƣờng Bi (xã Phong Phú)...với tổng diện tích khoảng 63.0ha.
3.1.3.4 Lĩnh vực văn hoá - xã hội
a) Đất xây dựng trường học: Tổng nhu cầu đất xây dựng trƣờng học trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2020 là 14.67ha. Trong đó: Xây mới trƣờng THPT Tân
66
Lạc (xã Mãn Đức): 2,5ha; Xây mới 08 điểm trƣờng mần non tại các xã Ngòi Hoa, Phú Vinh, Phong Phú, Địch Giáo, Tử Nê, Bắc Sơn và Gia Mô: 2.96ha; Mở rộng trƣờng nội trú (thị trấn Mƣờng Khến): 0,7ha; Mở rộng 02 trƣờng THPT tại các xã Lũng Vân và Gia Mô: 1,37ha; Mở rộng trƣờng THCS Kim Đồng (Thị trấn Mƣờng Khến) và 04 trƣờng THCS tại các xã Ngòi Hoa, Mỹ Hòa, Quy Hậu và Quy Mỹ: 1.9ha;Mở rộng 03 trƣờng tiểu học tại các xã Trung Hòa, Mãn Đức và Bắc Sơn: 1,3ha;Mở rộng 14 điểm trƣờng mầm non tại các xã Ngòi Hoa, Trung Hòa, Quyết Chiến, Mãn Đức, Ngọc Mỹ, Lũng Vân, Do Nhân, Lỗ Sơn và Thị trấn Mƣờng Khến: 4,29ha.
b) Đất cơ sở y tế: Tổng nhu cầu đất cho việc hoàn thiện các cơ sở y tế trên địa bàn huyện trong kỳ quy hoạch 2010 - 2020 là 1,35ha. Trong đó: Xây dựng trung tâm y tế dự phòng tại xã Mãn Đức: 0,4ha;Xây mới trạm y tế xã Địch Giáo, xã Đông Lai và xã Quy Mỹ: 0,57ha; Mở rộng trạm y tế xã Ngòi Hoa, Quy Hậu, Do Nhân và Gia Mô: 0,38ha.
c) Đất xây dựng cở sở văn hoá: Để đến năm 2020 trên địa bàn huyện 100% số xã có nhà văn hoá xã và 85% thôn, bản có nhà văn hoa sinh hoạt cộng đồng. Xây dựng hoàn thiện khu văn hóa trung tâm – thƣ viện huyện, nhà truyền thống, quảng trƣờng, đài tƣởng niện tại thị trấn Mƣờng Khến thì nhu cầu đất để xây dựng các cơ sở văn hoá của huyện cần khoảng 16,79ha. Trong đó: Xây dựng khu văn hóa trung tâm + thu viện huyện: 2,0ha; Nhà truyền thống huyện (TT. Mƣờng Khến): 1,0ha; Quảng Trƣờng + tƣợng đài (TT. Mƣờng Khến): 1,01ha; Xây mới 18 nhà văn hóa xã kết hợp trung tâm học tập cộng đồng tại các xã: 5.29ha; Khu công viên cây xanh thị trấn Mƣờng Khến: 1,3ha; Xây dựng Đài tƣởng niệm tại các xã Phú Vinh, Mãn Đức, Đông Lai, Quy Mỹ và Do Nhân: 0,54ha; Xây mới, mở rộng nhà văn hóa tại các thôn: 5,64ha.
d) Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao. Để đến năm 2020 hoàn thiện khu trung tâm thể thao huyện và trên địa bàn huyện 100% số xã có sân vận động xã và 50% số thôn, bản có sân luyện tập thể dục thể thao nhƣ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện đề ra. Trong kỳ quy hoạch, từ nay đến năm 2020,
67
nhu cầu đất cho xây dựng cơ sở thể dục, thể thao của huyện cần khoảng 14.07ha. Trong đó:Xây dựng khu thể thao huyện: 2,37ha; Xây dựng mới 13 khu thể thao của các xã: 8,06ha;Xây mới, mở rộng khu thể thao các thôn: 3.64ha.
e) Đất tôn giáo tín ngưỡng: Trong kỳ quy hoạch, cần sử dụng thêm 3,76ha đất để xây mới các công trình tín ngƣỡng trong khu văn hóa tâm linh hang Bụt và mở rộng, tôn tạo các đền chùa, miếu mạo. Cụ thể: Khu văn hóa tâm linh hang Bụt (thị trấn Mƣờng Khến): 1,81ha; Mở rộng chùa Kè (xã Phú Vinh): 0,6ha; Mở rộng miếu thành hoàng (xã Phong Phú): 1,1ha; Xây mới 04 miếu thờ tại các xóm Liếm, xóm Ngòi, xóm Mu, xóm Nẻ xã Ngòi Hoa: 0,25ha.
f) Đất xử lý chôn lấp chất thải nguy hại: Nhu cầu đất xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại từ nay đến năm 2020 trên địa bàn huyện là 14.73ha. Trong đó: Mở mới 16 bãi chôn lấp chất thải tại các xã: 11.05ha;Xây dựng các điểm trung chuyển rác tại các thôn: 3,68ha.
g) Đất nghĩa trang, nghĩa địa. Nhu cầu đất để mở rộng và xây dựng mới các