Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

2.1.2.1 Tài nguyên đất

Do sự chi phối của địa hình, sự tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và quá trình khai thác sử dụng đất của cộng đồng dân cƣ, nên trên địa bàn huyện Tân Lạc có các nhóm đất chính sau đây:

- Đất phù sa: Diện tích khoảng 362,2ha, chiếm 0,68% diện tích tự nhiên toàn huyện, với 3 loại đất là đất phù sa không đƣợc bồi (144,4ha), đất phù sa glây (149ha) và đất phù sa ngòi suối (68,8ha). Nhóm đất này phân bố dọc theo các con suối lớn, tạo nên những cánh đồng tƣơng đối màu mỡ và đƣợc sử dụng để trồng lúa, hoa màu lƣơng thực.

- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính: Diện tích 9.078,4ha, chiếm 17,06% diện tích tự nhiên. Có thể nói đây là loại đất tốt của huyện về mặt tính chất đất cho cây trồng, tuy nhiên do có độ dốc lớn nên khó khăn cho việc canh tác, sản xuất nông lâm nghiệp.

- Đất nâu đỏ trên đá phiến sét: Diện tích 11.319,5ha, chiếm 22,28% diện tích tự nhiên, là loại đất có diện tích lớn nhất trong huyện, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện thích hợp trồng cây lâu năm nhƣ cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích 10.712,7ha, chiếm 20,13% diện tích tự nhiên. Đa số các đất nâu đỏ trên đá vôi có kết cấu tốt, độ phì nhiêu tự nhiên tƣơng đối cao. Yếu tố hạn chế lớn nhất đến sản xuất nông lâm nghiệp là độ dốc. Có thể bố

31

trí trồng cây hoa màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả (nhãn, vải, cam, chanh).

- Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít: Diện tích 152,6ha, chiếm 0,29% diện tích tự nhiên. Đất chua, thành phần dinh dƣỡng trung bình đến nghèo. Hƣớng sử dụng chủ yếu là khoanh nuôi tái sinh rừng, ở những khu đồi đất thấp có thể sử dụng trồng cây ăn quả.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Diện tích 5.992,1ha, chiếm 11,26% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là loại đất có tầng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dƣỡng, phân bố ở địa hình bị chia cắt mạnh. Nhóm đất này đƣợc sử dụng để phát triển lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp.

- Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích 3.521,7ha, chiếm 6,62% diện tích tự nhiên, là loại đất có độ dốc lớn. Nhóm đất này chủ yếu đƣợc sử dụng để khoanh nuôi, bảo vệ rừng kết hợp trồng các loại cây dƣợc liệu ƣa ẩm độ và nhiệt độ thấp.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích là 2.807ha, chiếm 5,28% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất hình thành do canh tác lúa lâu đời đã làm biến đổi tính chất đất, là nhóm đất tƣơng đối tốt, đƣợc sử dụng trồng lúa và hoa màu lƣơng thực.

- Đất vàng đỏ trên đá phiến sét và đá biến chất: Diện tích 1.401,3ha, chiếm 2,63% diện tích tự nhiên toàn huyện. Loại đất này đƣợc phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, nên đƣợc sử dụng để khoanh nuôi bảo vệ rừng.

- Đất dốc tụ: Diện tích 1.449,7ha, chiếm 2,72% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất hình thành từ các vật liệu không gắn kết, thích hợp với trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 3.275,7ha chiếm 6,12% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này thƣờng có thảm thực vật thƣa thớt, đang bị tác động mạnh của xói mòn và trơ sỏi đá trên bề mặt.

Nhƣ vậy do địa hình chia cắt phức tạp, núi non hiểm trở, độ dốc lớn (trung bình 30 - 35o) nên đất đai của huyện không đồng nhất. Các loại đất ở địa hình đồi

32

núi (đất đỏ và đất mùn) chiếm gần 85% diện tích tự nhiên; tỷ lệ diện tích đất đồng bằng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quá thấp (khoảng 3,5%) chứng tỏ sự hạn chế về khả năng sản xuất lƣơng thực của huyện. Ngƣợc lại thế mạnh của huyện là sự đa dạng hoá cây trồng cạn (cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu ngắn ngày...), chăn nuôi gia súc và sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp.

Với tài nguyên đất của huyện nhƣ trên, theo kiểm kê đất ngày 01/01/2011 đất đai của huyện hiện đã đƣợc khai thác đƣa vào sử dụng gần 52,4 nghìnha, chiếm tới 98,47% quỹ đất đai của huyện. Trong đó sử dụng cho nông nghiệp là 44.808,55ha, gồm 8.631,62ha đất sản xuất nông nghiệp, 35.998,92ha đất lâm nghiệp, 177,25ha đất nuôi trồng thủy sản; đất phi nông nghiệp là 7.587,17ha (trong đó đất ở là 2,952,75ha); đất chƣa sử dụng còn lại 809,03ha.

2.1.2.2 Tài nguyên nước

a) Nguồn nước mặt: Nguồn nƣớc mặt ở Tân Lạc đƣợc cung cấp bởi 3 hệ thống suối và 5 hồ lớn. Dƣới đây là tình hình cụ thể về tài nguyên nƣớc mặt của huyện:

- Suối Chù: Bắt nguồn từ xã Phú Vinh, Trung Hòa, chạy theo thung lũng dọc theo đƣờng 12B về phía Đông Nam, diện tích lƣu vực 350 km2. Đây là một tronghai suối chính cung cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Suối Cái: Bắt nguồn từ xã Phong Phú và Phú Cƣờng, chạy theo thung lũng Mƣờng Bi dọc theo đƣờng 12C về phía Đông Nam, diện tích lƣu vực 230 km2. Đây là nguồn nƣớc mặt cung cấp nƣớc tƣới chính cho cánh đồng Mƣờng Bi và các vùng đất nông nghiệphai bên đƣờng 12C.

- Suối Hoa: Bắt nguồn từ Thung Nai, huyện Cao Phong, chảy qua phía Bắc huyện rồi đổ vào sông Đà, diện tích lƣu vực 250 km2.

- Các hồ chứa: Trên địa bàn huyện có 5 hồ chứa lớn: hồ Bƣng, hồ Bông Canh, hồ Chù Bụa, hồ Bui Phoi và hồ Trọng.

b) Nguồn nước ngầm: Hiện nay chƣa có khảo sát kỹ về nguồn nƣớc ngầm trong huyện, nhƣng các địa phƣơng ở vùng thấp đã phát hiện có nguồn nƣớc giếng ở mạch

33

sâu, còn ở vùng cao, nguồn nƣớc ngầm không đồng nhất ở các vị trí khác nhau. Do đó trong quy hoạch, cần khảo sát và tính toán trữ lƣợng nƣớc của từng điểm cụ thể để cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và một phần nƣớc cho sản xuất.

2.1.2.3 Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có khoảng 36 nghìn ha rừng, chiếm 67,67% tổng quỹ đất đai của tỉnh; trong đó có gần 20,1 nghìn ha rừng tự nhiên, chiếm 55,77% diện tích rừng của huyện; trên 13,45 nghìn ha rừng trồng và gần 2,5 nghìn ha rừng mới khoanh nuôi, phục hồi.

Nhìn chung hệ thực vật rừng khá phong phú; trong các khu rừng tự nhiên có tới 20 loài cây rừng tƣơng đối phổ biến, trong đó có một số loại quý nhƣ dẻ, dổi, táu, sến... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về trữ lƣợng nhìn chung thấp, rừng giàu và rừng trung bình còn rất ít, chủ yếu là rừng nghèo, theo điều tra sơ bộ có tới 60% là rừng non, trữ lƣợng rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc khai thác bừa bãi, tập tục đốt rừng làm rẫy của ngƣời dân và việc quản lý chƣa chặt chẽ.

Do rừng tự nhiên bị suy thoái, môi trƣờng sống của động vật rừng bị thu hẹp nên các loại thú quý hầu nhƣ không còn, hiện chỉ còn một số loại, nhƣ lợn rừng, khỉ, cầy, cáo, gà rừng, nai... nhƣng số lƣợng không nhiều.

2.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện chủ yếu là đá vôi, với nhiều núi đá vôi có thể khai thác, sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, huyện còn có một số khoáng sản khác nhƣ quặng sắt, vàng sa khoáng, ăng ti mon, than đá... Tuy nhiên các loại này có trữ lƣợng thấp nên không thuận lợi cho khai thác công nghiệp.

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 37 - 40)