Tiềm năng đất đai của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 68 - 71)

3.1.2.1 Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp

Với thực trạng sử dụng đất đai của Tân Lạc nhƣ hiện nay, tiềm năng mở rộng đất nông nghiệp trên đất chƣa sử dụng không còn nhiều; tuy nhiên tiềm năng đất nông nghiệp của huyện còn rất lớn về phƣơng diện tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi mục đích sử dụng trong nội bộ ngành nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Về tăng hệ số sử dụng đất canh tác: Trên cơ sở chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ trên đất 1 vụ lúa, phát triển đa dạng hóa cây trồng để tăng hệ số sử dụng đất canh tác, đƣa từ khoảng 1,8 lần hiện nay lên 2,0 lần vào năm 2015 và đạt khoảng 2,2 lần vào năm 2020.

- Về chuyển đổi loại hình sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở thực trạng các loại đất nông nghiệp, trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 cần tiếp tục chuyển diện tích đất 1 vụ sang sản xuất 2 vụ và trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Chuyển một số diện tích trồng các loại cây hiệu quả thấp sang trồng cỏ, cây thức ăn gia súc chăn nuôi trâu bò.

- Về khai thác đất chƣa sử dụng đƣa vào đất nông nghiệp: Do trong 10 năm qua huyện đã tập trung đầu tƣ khai thác đất chƣa sử dụng đƣa vào vào nông nghiệp (bình quân trên 1.700ha/năm). Hiện nay đất chƣa sử dụng của huyện còn lại chỉ có 809ha và hầu hết là khó khai thác cần đầu tƣ cao. Theo kết quả tổng hợp tiềm năng khai thác đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng ở các xã trong 10 năm tới toàn huyện

62

khoảng 575ha (chủ yếu sử dụng cho đất lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm).

3.1.2.2 Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn

a. Tiềm năng đất đai phát triển công nghiệp, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (QHTTPTKTXH) của huyện đến năm 2020 cần khuyến khích đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp với quy mô và tại các vị trí phù hợp. Theo phòng Công Thƣơng, trên địa bàn huyện dự kiến xây dựng một số cụm công nghiệp sau: i) Cụm công nghiệp Phong Mỹ (xã Mỹ Hòa và Phong Phú): 60,0ha . ii) Cụm công nghiệp Đông Thanh (xã Thanh Hối và Đông Lai): 28,9ha. Nhu cầu đất xây dựng các cụm, điểm công nghiệp trong kỳ quy hoạch của huyện khoảng 88,9ha. Ở các địa bàn dự kiến quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp, đất đai tƣơng đối bằng, thuận tiện cho xây dựng, nên rất thuận lợi cho việc xây dựng các điểm công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa bàn này hầu hết diện tích đã đƣợc sử dụng các mục đích phát triển kinh tế - xã hội (chủ yếu đất trồng cây hàng năm), do đó cần bố trí chu chuyển các loại đất sang đất công nghiệp cho phù hợp.

b. Tiềm năng đất đai phát triển đô thị, theo QHTTPTKTXH của huyện đến năm 2020 thị trấn Mƣờng Khến đƣợc xây dựng theo quy hoạch với tổng diện tích tự nhiên giữ nhƣ hiện nay (408,72ha) và đầu tƣ xây dựng hoàn thiện các công trình theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt.Nhƣ vậy đất xây dựng đô thị đƣợc mở rộng chủ yếu đƣợc lấy vào đất nông nghiệp trong khu đô thị. Hiện tại đất nông nghiệp trong khu đô thị còn 172,12ha; do đó đất đai ở khu vực này thuận lợi cho việc xây dựng phát triển đô thị.

c. Tiềm năng phát triển khu dân cư nông thôn: Hiện tại trong khu dân cƣ nông thôn diện tích đất nông nghiệp còn 11,25% quỹ đất đai là đất nông nghiệp (384,58ha). Do đó đảm bảo đáp ứng nhu cầu về đất cho xây dựng các công trình công cộng ở khu dân cƣ nông thôn. Ngoài các khu dân cƣ nông thôn hiện có, theo quy hoạch sẽ xây dựng 2 khu tái định cƣ ở xã Phong Phú, Phú Vinh (khoảng

63

26,39ha) và khoảng 112.54ha đất ở nông thôn; đất đai ở khu vực xây dựng các điểm tái định cƣ hiện chủ yếu là đất cây hàng năm khác, thuận tiện cho việc xây dựng khu dân cƣ mới.

3.1.2.3 Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển du lịch

Theo QHTTPTKTXH của huyện đến năm 2020 trên địa bàn huyện Tân Lạc tập trung đầu tƣ xây dựng làng Mƣờng cổ, khu du lịch sinh thái núi Cột Cờ (xã Phong Phú), khu du lịch sinh thái Động Tớn (xã Nam Sơn), khu du lịch sinh thái Thác Khanh (xã Phú Cƣờng), khu du lịchhang Muối, động Thác Bờ (thị trấn Mƣờng Khến), động Thác Bờ, động Hoa Tiên (xã Ngòi Hoa). Diện tích này chủ yếu là đất rừng phòng hộ và một phần đất khu dân cƣ nông thôn ở khu vực làng Mƣờng Cổ.

3.1.2.4 Tiềm năng đất đai phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

Để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, với định hƣớng phát triển lâu dài và bền vững; theo kết quả điều tra thực trạng nền kinh tế và hiện trạng sử dụng đất; đối chiếu so sánh với các tiêu chí xác định khả năng sử dụng đất cho từng mục đích sử dụng cho thấy một phần tiềm năng đất đai của huyện Tân Lạc đƣợc thể hiện thông qua mức độ thích hợp cũng nhƣ khả năng chuyển đổi giữa các mục đích sử dụng khác nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để sử dụng đất hợp lý hơn, hiệu quả hơn.

- Đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có thể tăng hiệu quả sử dụng đất theo hƣớng đầu tƣ thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng đa dạng hóa, sử dụng giống mới, nâng cao năng suất, chất lƣợng và phù hợp với điều kiện của huyện.

- Để phát triển cơ sở hạ tầng theo QHTTPTKTXH của huyện đến năm 2020 đề ra, cần khoảng 230ha đất. Trong đó sử dụng để xây dựng các cơ sở văn hóa, xã hội cần trên 75ha; hầu hết các công trình này đều đƣợc xây dựng tại đô thị và các khu dân cƣ nông thôn; tại những khu vực này, hiện nay đất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao (khu đô thị là 42,11%, khu dân cƣ nông thôn 11,25%), nên chuyển đất

64

nông nghiệp sang đất phát triển hạ tầng là thuận lợi, phù hợp với sử dụng đất đô thị và đất khu dân cƣ nông thôn.

Một phần của tài liệu định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện tân lạc, tỉnh hòa bình đến năm 2020 (Trang 68 - 71)