Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 82)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3.Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ngành có độ rủi ro cao nhất. Luôn phải đối mặt với rủi ro trong mọi lĩnh vực. Để phòng ngừa rủi ro, kinh doanh hiệu quả, an toàn hệ thống, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:

- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành: Chấp hành nghiêm túc luật pháp của nhà nước, các cơ chế nghiệp vụ thuộc mọi chuyên đề trong việc tiếp nhận, triển khai, kiểm tra, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm. Mọi khó khăn, vướng mắc được kiến nghị kịp thời lên các cấp có thẩm quyền, không vận dụng tuỳ tiện, tránh gây tổn hại đến ngân hàng, khách hàng.

- Hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đặc biệt là rủi ro tín dụng, đây là rủi ro các NHTM thường gặp, tuy nhiên rủi ro ở mức độ nào, không ảnh hưởng lớn đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kết quả kinh doanh, cần bám vào mức rủi ro cho phép của NHNN và của cấp trên. Để hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng, trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, cần quan tâm đến các biện pháp quản trị rủi ro; chấp hành nghiêm túc, không nới lỏng các điều kiện cho vay; quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn vay khi tăng trưởng tín dụng, gắn với giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả qui định về phân loại nợ, chủ động về tài chính trích lập dự phòng, tạo nguồn xử lý rủi ro trong trường hợp không còn khả năng thu hồi vốn của khách hàng.

- Nghiên cứu thị trường, áp dụng lãi suất linh hoạt đối với hoạt động huy động vốn và cho vay, để đường cong lợi tức dốc lên, vì rủi ro lãi suất cũng là loại rủi ro có ảnh hưởng khá lớn tới kết quả kinh doanh. Hiện nay NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ áp dụng cơ chế lãi suất cho vay trung, dài hạn thả nổi theo biến động lãi suất thị trường, trong khi huy động vốn có kỳ hạn theo lãi suất cố định. Trong trường hợp lãi suất thị trường giảm, người vay tìm cách để đảo nợ, trong khi người gửi yên tâm để đến hết kỳ hạn. Do đó để hạn chế rủi ro lãi suất, cần xác định tỷ lệ hợp lý giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm lãi suất. Đối với các kỳ hạn dài nên áp dụng trả lãi hàng năm theo lãi suất thị trường, tương ứng với cơ chế lãi suất cho vay trung, dài hạn. Mặt khác cần thu thập thông tin dự báo kinh tế thế giới, trong nước, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và một số nước để ban hành chính sách lãi suất phù hợp. Đồng thời xác định cơ cấu giữa nguồn vốn và cho vay có tính trung, dài hạn, để đảm bảo chênh lệch lãi suất hai đầu.

- Đối với rủi ro thanh khoản, cần kế hoạch hoá được luồng tiền vào ra, qua việc kế hoạch hoá được các khoản phải thanh toán, chi trả khách hàng, các khoản nợ đến hạn phải thu trong mọi thời điểm, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Việc làm này cần có sự trợ giúp của công nghệ tin học. Tuy nhiên nếu hệ số thanh khoản càng cao (rủi ro thấp), thì lợi nhuận sẽ thấp hơn, vì vậy hệ số thanh khoản ở mức nào là có lợi cần phải xác định cho phù hợp với quy mô hoạt động và tình hình thực tiễn. Chấp hành nghiêm túc định mức tồn quỹ tiền mặt, sự điều động vốn giữa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chi nhánh, có sự hỗ trợ nhau khi cần thiết.Tham gia bảo hiểm tiền gửi tạo lòng tin với khách hàng, không để thông tin xấu lan truyền, gây tác động tâm lý đến đông đảo khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 82)