5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm huy động vốn của một số nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Triều Tiên
Thực hiện chính sách dự trữ bắt buộc làm cơ sở cho huy động vốn và điều hành vốn. Cộng hòa Triều Tiên áp đặt trên số nợ tiền gửi của các ngân hàng. Lúc đầu áp dụng dự trữ bắt buộc đồng loạt đối với mọi loại tiền gửi với tỷ lệ không quá 50%. Khi có lạm phát trầm trọng ngân hàng Trung ương được quyền ấn định dự trữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bắt buộc ngoài lề, tức là phần tăng thêm so với số tiền gửi bình quân một thời gian nhất định với tỷ lệ 100%. Đến tháng 6 năm 1990 tỷ lệ thống nhất là 11,5%, đối với tiết kiệm dài hạn và tiền gửi của những “người không cư trú” tỷ lệ thấp hơn. Đối với tiền mặt dự trữ bắt buộc lên tới 25%. Nếu các ngân hàng để mức dự trữ thấp hơn qui định được tính theo kỳ nửa tháng, thì sẽ bị phạt 1% số thiếu hụt bình quân trong thời gian nửa tháng (tiền phạt nộp cho ngân hàng Triều Tiên). Ngoài dự trữ bắt buộc, khi cần thiết Hội đồng Triều Tiên có quyền yêu cầu ngân hàng gửi những khoản dự trữ đặc biệt. Ngân hàng Cộng hòa Triều Tiên luôn thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với tình hình diễn biến và đáp ứng yêu cầu quản lý huy động vốn, cũng như bảo đảm cho các ngân hàng tận dụng vốn để kinh doanh. Quỹ dự trữ của các ngân hàng có thể được trả lãi và thực hiện thanh toán bù trừ séc và thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.
Ngoài biện pháp quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quĩ bảo đảm tín dụng đã được thành lập năm 1976. Quĩ này nhằm cấp đảm bảo cho các khoản nợ của các công ty kinh doanh thiếu thế chấp tương ứng. Tất cả các ngân hàng đều phải thực thi nghiệp vụ này theo sắc lệnh của Tổng thống. Nguồn tài chính của quĩ được hình thành bằng sự hỗ trợ của Chính phủ và đóng góp của các ngân hàng. Phí bảo đảm là 1% mỗi năm trên kim ngạch được bảo đảm đối với xí nghiệp vừa và nhỏ, mức 1,5% đối với các xí nghiệp lớn. Vốn này sử dụng trong việc bảo đảm tín dụng, cung cấp thông tin tín dụng, giúp đỡ về công nghệ và quản lý, tham gia đầu tư vốn cho các xí nghiệp vừa và nhỏ. Quĩ có thể cấp bảo đảm tín dụng không quá 15 lần số vốn đã đóng góp và lợi nhuận của quỹ. Bảo đảm cho xí nghiệp vừa và nhỏ phải trên 60% số bảo đảm hiện hành của quĩ. Đến tháng 6 năm 1990 các khoản bảo đảm lên tới 4.500 tỷ won. Bảo đảm tín dụng cho các xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90% tổng số. Bảo hiểm tiền vay chiếm đa số, lên tới 79%. Trong tổng số tiền đóng góp thì 90% là tiền các ngân hàng đóng góp.
Tiếp sau đó quĩ đảm bảo tín dụng công nghệ được thành lập năm 1987, nhằm mục đích cấp bảo đảm tín dụng cho các khoản nợ phát sinh do việc đưa vào áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công nghệ mới. Quĩ này độc lập với quĩ bảo đảm tín dụng. Nguồn tài chính của quĩ là từ sự hỗ trợ của chính phủ và đóng góp của các ngân hàng. Quỹ bảo đảm tín dụng công nghệ để phát triển công nghệ mới chiếm tới 60% tổng dư nợ bảo đảm của quĩ. Đến tháng 6 năm 1990, số dư nợ đảm bảo của quĩ là 511 tỷ won, trong đó 337 tỷ giành cho bảo đảm công nghệ. Vốn đóng góp 96 tỷ won trong đó 75 tỷ do các ngân hàng đóng góp.
Ngoài ra còn có các quĩ bảo đảm tín dụng tài trợ nhà ở thành lập tháng 1 năm 1988, nhằm cấp bảo đảm tín dụng đối với khoản nợ phát sinh từ việc đầu tư chính vào nhà ở, nguồn vốn cũng do Chính phủ và ngân hàng góp lại (các ngân hàng tham gia xây dựng nhà ở). Công ty bảo hiểm tiền gửi phi ngân hàng là một loại công ty bảo hiểm tiền gửi, thành lập tháng 4 năm 1983 nhằm bảo đảm cho người gửi tiền và tăng cường quản lý của các tổ chức tài chính phi ngân hàng; nguồn vốn do các thành viên đóng góp. Vốn này sử dụng bồi thường cho người gửi tiền những tổn thất do các tổ chức thành viên thiếu khả năng thanh toán, đồng thời quỹ này vừa nhận tiền gửi, vừa cho vay và cấp bảo đảm tín dụng cho các thành viên.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Đức
Các ngân hàng nhân dân và các ngân hàng Raif Feisen, là những tổ chức tín dụng đầu tiên tại Đức xây dựng các tổ chức bảo toàn vì lợi ích của khách hàng và của chính mình. Phương thức hoạt động này đã giúp những người gửi tiền không bị thiệt hại và thất thoát vốn. Trong 70 năm qua không có trường hợp nào xảy ra đối với khách hàng gửi tiền vào tổ chức bị tổn thất. Chính việc bảo toàn này quyết định sự phát triển rộng khắp các ngân hàng nhân dân và ngân hàng Raiffeisen trong hàng chục năm qua.
Qua quá trình hoạt động và phát triển, đến năm 1937 các ngân hàng nhân dân đã hợp nhất lại thành một trung tâm bảo toàn vốn “Quĩ bảo đảm hợp tác xã tín dụng”. Quĩ này được thành lập nhằm tăng cường bảo toàn vốn tiền gửi cho khách hàng gửi vào các tổ chức của mình. Nguồn kinh phí của quĩ được đóng góp từ các ngân hàng nhân dân. Khi có nhu cầu phát sinh Quĩ này hỗ trợ không hoàn lại. Cuối năm 1960 “Hiệp hội đảm bảo các ngân hàng nhân dân Đức” đã được thành lập và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đăng ký hoạt động. Nhiệm vụ chính của Hiệp hội là hỗ trợ cân đối tài chính trong các trường hợp cần thiết bằng hình thức bảo lãnh và đảm bảo. Theo qui định của điều lệ, khi có nhu cầu phát sinh đảm bảo, hoặc bảo lãnh thì trước hết Quĩ bảo đảm hợp tác xã tín dụng thực hiện, sau đó mới sử dụng nguồn vốn bù đắp của Hiệp hội. Hoạt động đó ngày càng phát triển, được mở rộng ra các tổ chức khác, như năm 1986 hình thành tổ chức “ Bảo toàn hiệp hội BVR”, tổ chức này gồm: “Quĩ bảo đảm” và “Hiệp hội bảo đảm”. Quĩ bảo đảm được xây dựng thông qua sự đóng góp tài chính của các ngân hàng nông nghiệp. Khoản đóng góp được qui định từng năm và trên cơ sở tiêu chuẩn qui định. Cơ sở tiêu chuẩn gồm” tài sản có” có thể phát sinh rủi ro. Không chỉ có số tiền gửi mà còn phụ thuộc vào khối lượng rủi ro. Tỷ lệ đóng góp hàng năm là 0,2% trên cơ sở tiêu chuẩn.
Tùy theo mức độ khó khăn của các ngân hàng, số vốn trợ giúp có thể dùng hỗ trợ cân đối tài chính, bảo lãnh hoặc đảm bảo, khả năng thanh toán hoặc doanh lợi, có thể cho vay tính lãi hoặc không tính lãi và kể cả việc hỗ trợ không hoàn lại.