5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
4.3.3.1. Về lãi suất huy động vốn và cho vay hiện nay, mặc dù hiệp hội ngân hàng thỏa thuận về lãi suất huy động, song trong thực tế đã có ngân hàng không thực hiện. NHNo&PTNT Việt Nam nên trao quyền cho chi nhánh tự chủ trong việc điều hành lãi suất phù hợp với lãi suất thị trường, trên cơ sở đảm bảo chênh lệch lãi suất hai đầu, đạt được chỉ tiêu lợi nhuận.
4.3.3.2. Đổi mới cơ chế tiền lương, không để thu nhập chênh lệch quá lớn so với các NHTM cổ phần tránh “ chảy máu “ chất xám, làm thiếu hụt lao động quản lý như đã xảy ra trong thời gian qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Với vai trò trung gian tài chính, NHTM là kênh dẫn vốn chủ yếu và quan trọng trong nền kinh tế, nó là cầu nối giữa người có nhu cầu sử dụng vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi, không thể có một nền kinh tế mạnh với một hệ thống ngân hàng yếu kém, mà sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng huy động và điều hành vốn của ngân hàng.
Đứng trước thực trạng cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn trên địa bàn, vấn đề làm thế nào để giữ vững thị phần huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn huy động là vấn đề cấp thiết đặt ra cần được nghiên cứu và có phương án cụ thể, hiệu quả để thực hiện mục tiêu trên. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ để từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường huy động vốn tại thời điểm này đặc biệt có ý nghĩa. Với nội dung này, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hoá lý luận chung về vốn, huy động vốn cũng như việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, những chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.
Thứ hai, luận văn đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ thông qua qui mô, cơ cấu, mối quan hệ với công tác sử dụng vốn, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế, đẩy mạnh huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ.
Với những giải pháp cơ bản đưa ra, tác giả hy vọng hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ sẽ ngày càng phát triển, góp phần khẳng định vị thế về công tác huy động vốn trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, giữ vững và gia tăng thị phần trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, đây là một nội dung nghiên cứu khá phức tạp, với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng của tác giả về lĩnh vực nghiên cứu còn có phần hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu và có hiệu quả trong thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2. Hồ Diệu (1997), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Lê Văn Tề (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. Lê Xuân Nghĩa, Nguyễn Đình Tự (2001), Thiết lập và đánh giá hiệu quả kinh
doanh và đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM Việt Nam, Hà Nội. 5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Báo cáo
thường niên; Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008, 2009, 2010,2011.
6. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ, Báo cáo thường niên; Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008, 2009, 2010, 2011.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(2007), Quyết định số 615/QĐ-NHNN, ngày 23/3/2007 về việc cho phép mở rộng mô hình thanh toán tập trung một tài khoản. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt nam(2008), Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN,
ngày 29/4/2008 Ban hành quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chiến lược tài chính - tiền tệ giai đoạn 2010 - 2015
10.Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Luật số 46/2010/QH12 11.Luật Các tổ chức Tín dụng – Luật số 47/2010/QH12
12.Ngân hàng Thế giới (2005), Báo cáo khu vực Ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.Trường bồi dường cán bộ ngân hàng(2011), chính sách tiền tệ, Giáo trình của tổ chức hợp tác quốc tế Đức(GIZ)
14.Nguyễn Duệ (1999), Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (2005), Báo cáo Thống kê khu vực Ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chiến lược huy động vốn phục vụ CNH- HĐH đất nước, Hà Nội.
18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1996), Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn, Hà Nội.
19. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
20. NHNo&PTNT Việt Nam, Đề án chiến lược nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Hà Nội.
21. NHNo&PTNT Việt Nam (2005), Quyết định số 115/QĐ-NHNo-KH ngày 19/5/2005 qui định về xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, Hà Nội.
22. NHNo&PTNT Việt Nam (2003), Quyết định số 165/HĐQT-KHTH ngày 25/6/2003 về việc ban hành qui định các hình thức huy động vốn trong hệ thống NHNo&PTNT VIệt Nam, Hà Nội.
23. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ 2011.
24. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng No&PTNT tỉnh Phú Thọ, 2009, 2010, 2011.
25.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006, “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam”