Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Cũng như các NHTM khác, đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ bao gồm: Các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế … Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh toán chiếm từ 70% - 80% trong tổng số tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi của các tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Công tác huy động vốn tiền gửi dân cư gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong thời điểm các NHTM, Ngân hàng cổ phần hoạt động đan xen lẫn nhau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Từ năm 2009 – 2011 nền kinh tế tiếp tục rơi vào tình trạng lạm phát và suy giảm, giá vàng, ngoại tệ, lãi suất không ổn định, chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm tăng cao, độ tin cậy của người gửi tiền vào ngân hàng bị giảm sút đã và đang là bài toán khó giải cho chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung. Hoạt động tín dụng bị khống chế mức tăng trưởng, NHNN nâng lãi suất cơ bản, Chính phủ thực hiện việc cắt giảm chi tiêu công để chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội ... Những tác động đó đã gây khó khăn, phần nào làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Tuy nhiên, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để ổn định nguồn vốn tiền gửi dân cư. Từ những biện pháp tích cực cùng với uy tín của hệ thống NHNo, NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn với tỷ lệ bình quân 18 - 20% năm. Tuy nhiên vẫn là một ngân hàng thiếu vốn, phải nhờ vào vốn điều hoà của NHNo&PTNT Việt nam. Tính đến 31/12/2011 tổng mức vốn huy động NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đạt là 4.680 tỷ đồng chiếm 32,6% thị phần của các NHTM trong toàn tỉnh.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ cho vay với các đối tượng: Các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các khách hàng cá nhân. Các khoản cho vay tập trung chủ yếu vào cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay bổ sung vốn lưu động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đối với cá nhân và các tổ chức kinh tế bằng VND và ngoại tệ theo quy định của NHNN và pháp luật Việt Nam, gắn với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp. Cho vay xây dựng & sửa chữa nhà ở, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên,cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu . .. Đặc biệt với vai trò là tổ chức tín dụng chủ lực trong việc cung ứng vốn phục vụ “Tam Nông”, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ tập trung đầu tư vốn cho các các chương trình, dự án, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đưa ra định hướng cụ thể nhằm minh bạch hóa và nâng cao chất lượng tín dụn, tăng trưởng tín dụng, phù hợp với khả năng quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm túc các quy chế tín dụng hiện hành nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả tín dụng.

Tính đến 31/12/2011 tổng dư nợ đạt 5.689 tỷ đồng chiếm 30,7% thị phần của các NHTM trong toàn tỉnh, chất lượng tín dụng trong những năm gần đây luôn được quan tâm bởi nguyên tắc tăng trưởng luôn gắn liền với an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy nợ xấu đến thời điểm 31/12/2011 ở giới hạn 0,89 % trên tổng dư nợ.

3.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ thực hiện các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ rút tiền tự động ATM … Các dịch vụ phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, từng bước hướng khách hàng làm quen và sử dụng các dịch vụ tiện ích của một ngân hàng hiện đại. Cụ thể : thực hiện các nghiệp vụ ngoại bảng với tổng giá trị các bộ chứng từ xuất nhập khẩu bình quân là 92 triệu USD năm 2009, 128 triệu USD năm 2010 và 144 triệu USD năm 2011, thực hiện các dịch vụ chi trả kiều hối với doanh số năm 2009 là 19,3 triệu USD, năm 2010 là 23,6 triệu USD và năm 2011 là 31,5 triệu USD, kinh doanh ngoại tệ với doanh số mua bán năm 2009 là 56 triệu USD, năm 2010 là 66 triệu USD và năm 2011 là 86 triệu USD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Thu nhập và chi phí là hai chỉ tiêu chính, tổng hợp để đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm.Thu nhập của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ bao gồm

các khoản thu về hoạt động tín dụng, thu về thanh toán, thu từ các hoạt động khác. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng thu 623 871 789 560 983 083 165 689 27 193 523 25

Tr đó: thu lãi cho

vay 509 307 658 397 583 358 149 090 29 - 75 039 - 11

Tổng chi 562 538 745 000 930 450 182 462 32 185 450 25

Tr đó: Chi trả lãi

tiền gửi, tiền vay 346 025 432 420 617 526 86 395 25 185 106 43

Chênh lệch 61 333 44 560 52 633 - 16 773 - 27 8 073 18

Nguồn: Báo cáo NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ năm 2009,2010,2011

Trong đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chính, quyết định kết quả kinh doanh của đơn vị và phù hợp với thực trạng hoạt động của NHN0&PTNT tỉnh Phú Thọ, khi mà các sản phẩm dịch vụ chưa thực sự phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 55)