Điều kiện tự nhiên kinh tếxã hội của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tếxã hội của tỉnh Phú Thọ

Với vị trí thuận lợi, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt Trì - Thủ Phủ của tỉnh Phú Thọ, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị- kinh tế- xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, như: quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc (đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai và cũng sang Vân Nam - Trung Quốc, tuyến này đang được nâng cấp để trở thành con đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc); quốc lộ 32A nối Hà Nội - Trung Hà - Sơn La, quốc lộ 32B Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh, nhánh 32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái, là những yếu tố thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Phú Thọ trong những năm gần đây đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội rất đáng phấn khởi. Mặc dù tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, giá vật tư chủ yếu liên tục tăng cao gây bất lợi đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, nhưng với sự chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm của UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực, năng động sáng tạo của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian qua có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bước thay đổi rõ rệt về cả số lượng và chất lượng, đời sống của người dân cũng dần được nâng cao. Tuy nhiên, từ cuối năm 2010 đến nay, trong nước tình hình kinh tế- xã hội những tháng đầu năm đã xuất hiện nhiều yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát, lãi suất vốn vay tăng cao, dư nợ tín dụng thắt chặt, vốn đầu tư công cắt giảm; sức ép tăng giá vật tư đầu vào, thị trường bị thu hẹp, lượng hàng các tháng cuối năm của các doanh nghiệp tồn kho cao....; bên cạnh đó, điều kiện thời tiết không thuận lợi, những yếu tố trên tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn. Theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Phú Thọ và báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ có thể đánh giá một số chỉ tiêu thể hiện thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng của tỉnh trong năm 2011 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 8,7% so thực hiện năm 2010 (kế hoạch từ 11,5% trở lên). Quy mô GDP (giá thực tế) đạt 19.148 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người 14,5 triệu đồng (đạt kế hoạch).

- Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá 94) đạt 1.648,7 tỷ đồng, bằng 102,7% kế hoạch và tăng 5,2% so năm 2010.

- Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp- xây dựng (giá 94) đạt 3.669,7 tỷ đồng, bằng 97,8% kế hoạch và tăng 7% (công nghiệp tăng 9,5%; xây dựng giảm 8,1% so năm 2010)

- Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá 94) đạt 2.755 tỷ đồng, bằng 97% kế hoạch và tăng 13,3% so năm 2010.

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.153 tỷ đồng, bằng 121,9% so kế hoạch và tăng 32,3% so năm 2010.

- Tổng vốn đầu tư xã hội 11.052 tỷ đồng, bằng 100,3% so kế hoạch và tăng 19,8% so năm 2010.

- Giá trị xuất khẩu ước đạt 423,1 triệu USD, bằng 119,2% so kế hoạch và tăng 24,2% so năm 2010.

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp, thủy sản 25,1%; công nghiệp- xây dựng 39,7%; dịch vụ 35,2% (Báo cáo thường niên và niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 2011).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ những số liệu đã đạt được trong thời gian qua và hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội toàn tỉnh trong thời gian tới, xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)