sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hoạt động kiểm toán phải góp phần đánh giá tính kinh tế, hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà nước, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lãng phí, tham nhũng, từ đó chấn chỉnh kỷ luật tài chính trong các đơn vị SN có thu.
Các đơn vị SN có thu phải thực sự coi trọng công tác quyết toán Ngân sách, đánh giá đúng công tác quyết toán là hoạt động kiểm soát sau khi chi Ngân sách. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định.
Cần quy định rõ chế độ trách nhiệm đối với các cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị, tăng cường kiểm soát trước khi chuẩn chi tại các đơn vị; có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính như để các khoản thu ngoài sổ sách kế toán, chi tiêu tuỳ tiện, lập chứng từ thanh toán không đúng thực tế.
Thực trạng quản lý tài chính các đơn vị SN có thu trong ĐHQG Hà Nội đã cho thấy một trong những nguyên nhân của những hạn chế khai thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính hiện nay là đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán chuyên trách chưa đáp ứng được đòi hỏi, yêu cầu thực hiện tự chủ tài chính. Các đơn vị SN có thu nên ''nâng cấp'' đội ngũ kế toán, họ hiện đã được đào tạo nhưng để làm được những việc này thì phải nỗ lực rất nhiều. Do đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách, có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ tài chính kế toán sao cho các cán bộ làm công tác kế toán phải thực sự trở thành “tham mưu” cho các chủ tài khoản về việc chi tiêu theo đúng chế độ quy định và tổ chức quản lý tài chính của đơn vị một cách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với các đơn vị SN có thu có chính sách đãi ngộ hợp lý để các cán bộ làm công tác kế toán yên tâm công tác. Xác định rõ cho các chủ tài khoản về tầm quan trọng của công tác tài chính kế toán trong các đơn vị cũng như quy định rõ trách nhiệm của chủ tài khoản trong việc quản lý tài chính của đơn vị mình.
3.2.1.7. Hoàn thiện quy trình công khai tài chính theo quy định của Nhà nước nước
Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, còn nhiều mẫu biểu với nội dung quá chi tiết. Do vậy, để việc công khai tài chính được tốt hơn, Bộ nên có hướng dẫn rút ngắn lại và chỉ đưa ra những chỉ tiêu cơ bản nhất để các cấp ngân sách dễ thực hiện và các tiêu chí báo cáo thuận lợi.
Đối với đối tượng phải thực hiện công khai tài chính như Ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, cần nắm vững mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung tài liệu, số liệu, hình thức và thời điểm cần phải công khai.
Đối với đối tượng thực hiện kiểm tra, giám sát (các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân), để thực hiện được chức năng kiểm tra giám sát, trước hết phải nắm được mục đích, yêu cầu, nguyên tắc và các nội dung tài chính quy định phải công khai. Tiếp đến phải đi sâu vào các chế độ báo cáo, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và cách thức xử lý các vi phạm. Những nhận xét, đánh giá đúng hay sai của người thực hiện kiểm tra, giám sát có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và dư luận xã hội. Chính vì vậy người kiểm tra, giám sát phải nắm vững pháp luật, chính sách cơ chế quản lý, chế độ tiêu chuẩn định mức sử dụng ngân sách... để đánh giá đúng tình hình thực hiện tài chính, phát hiện và kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm chế độ tài chính, tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước.
Quy chế công khai tài chính có ý nghĩa quan trọng như vậy, cho nên, để phát huy hiệu quả của biện pháp công khai tài chính, ngoài việc từng bước nâng cao kiến thức về tài chính, ngân sách cho cán bộ; cần tập huấn nội dung và tuyên truyền rộng rãi Quy chế công khai tài chính cho cán bộ. Có như vậy họ mới phát huy được tính dân chủ, thực sự có điều kiện thực hiện và thực hiện có hiệu quả quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Nhà nước.