Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống văn bản chế độ quản lý tài chính các đơn vị SN nói chung và các đơn vị SN có thu nói riêng còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực thi. Các định mức, chế độ chi tiêu trong đơn vị SN có thu dù được Nhà nước quy định nhưng tính khả thi không cao, chưa phù hợp với thực tế, khó vận dụng hoặc tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán chi tiêu không trung thực vì không thể áp dụng được. Các định mức chi tổng hợp làm căn cứ lập dự toán và giao nhiệm vụ chi ngân sách, cấp phát và quản lý tài chính hàng năm chưa phù hợp với thực tế chi và nhiệm vụ được giao.
- Do việc không được tập huấn nâng cao nghiệp vụ thường xuyên đối với các cán bộ Kế toán – đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu cực như sử dụng lãng phí được cấp, chi sai chế độ, sai mục lục ngân sách.
- Do tính chất đặc thù của ngành giáo dục: Như trên đã trình bày, sản phẩm giáo dục là con người. Sản phẩm của sản xuất công nghiệp nếu bị sai khuyết có thể huỷ bỏ đi, nhưng người học bị tiếp thụ một chương trình giáo dục không chất lượng chẳng những không thể bị bỏ đi (về mặt vật lý) mà thậm chí còn có những tác hại đến cộng đồng do tính sai hỏng về kiến thức và nhân cách của họ. Thêm vào đó, sản
phẩm của giáo dục nói chung thường phải được kiểm chứng thông qua giá trị xã hội cống hiến của học sinh, sinh viên, bởi nó mang tính hệ thống, liên thông chứ không phải một sớm một chiều và không quan niệm rằng hễ cứ ai trả tiền là được đi học, cũng không quan niệm giáo dục đào tạo như một thứ hàng hoá để kiếm lời mà phải đảm bảo trong đó: sự bình đẳng, tính công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu, do vậy: lợi ích kinh tế trong các sản phẩm của giáo dục bao giờ cũng phải đặt sau lợi ích xã hội điều đó đã làm ảnh hưởng đến nguồn thu của các đơn vị SN có thu trong ĐHQG Hà Nội.
Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý tài chính - kế toán nói chung chưa được coi trọng đúng mức. Từ nhiều năm nay đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán ở các đơn vị SN có thu tại ĐHQG Hà Nội chưa được củng cố và tăng cường ngang với tầm nhiệm vụ. Vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế toán còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ.
- Cán bộ quản lý tài chính - kế toán ở các đơn vị dự toán cấp dưới bao gồm các thủ trưởng đơn vị, phụ trách kế toán và các kế toán viên hoặc những người làm kiêm nhiệm kế toán. Thủ trưởng các đơn vị do bận công tác chuyên môn, chưa coi trọng công tác quản lý tài chính - kế toán, thiếu tri thức về tài chính - kế toán và thiếu cả kinh nghiệm được tích luỹ trong thực tiễn quản lý tài chính nên các quyết định thu, chi của các thủ trưởng đơn vị thường dễ vi phạm các nguyên tắc về tài chính. Cũng vì bận công tác chuyên môn nên họ thường có cớ để biện minh cho những sai phạm chế độ về thu chi của mình. Vấn đề củng cố bộ máy quản lý tài chính ở các đơn vị SN có thu là khâu then chốt để tăng cường thực hiện tự chủ tài chính tại ĐHQG Hà Nội hiện nay.
- Về phía các đơn vị vẫn còn có một số đơn vị lo ngại nếu chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính kinh phí NSNN cấp sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, nguồn thu nhập của cán bộ, công chức, vì vậy chưa nhiệt tình chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính hoặc thực hiện chưa đầy đủ.
- Việc giao quyền tự chủ tài chính có tác động tích cực trong việc nâng cao đời sống người lao động, nhưng việc phổ biến chưa triệt để nội dung, mục đích tự chủ tài chính và quyền lợi của người lao động khi thực hiện tự chủ tài chính đã
khiến người lao động còn khá mơ hồ trong công việc và thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản của mỗi đơn vị thực hiện tự chủ tài chính.
- ĐHQG Hà Nội đã thực hiện việc phân cấp cho các đơn vị trong việc xây dựng một số định mức cụ thể liên quan đến hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, hiệu quả phân cấp bị ảnh hưởng do việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ở một số đơn vị, tự xây dựng một số định mức chi quá cao, ảnh hưởng đến cơ cấu chi hợp lý, không đảm bảo nguồn tài chính cho các mục tiêu và nhiệm vụ khác.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TẠI ĐHQG HÀ NỘI