tình hình thực tế
Các đơn vị SN có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với các chế độ, định mức chi tiêu trên cơ sở khách quan và sát hợp với thực tế theo hướng tạo sự chủ động cho các đơn vị và khuyến khích tiết kiệm nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, chống lãng phí. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn đơn vị, chi tiêu tiết kiệm. Ngoài ra, các định mức chi tiêu hợp lý giúp các đơn vị tính toán chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp.
Định mức chi Ngân sách Nhà nước không những là căn cứ để lập kế hoạch, phân bổ kinh phí Ngân sách Nhà nước theo các nội dung đã được xác định mà còn là cơ sở vững chắc để tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát trong toàn bộ quá trình chi Ngân sách từ Lập dự toán - chấp hành đến Quyết toán Ngân sách.
Khi xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho các đơn vị SN có thu trong ĐHQG Hà Nội phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Định mức chi tiêu phải ổn định, sử dụng được trong một thời gian, là cơ sở cho việc thành lập, chấp hành, quyết toán Ngân sách.
- Phải đảm bảo yêu cầu chi tối thiểu và cần thiết cho các đơn vị, phù hợp với những phát sinh trong thực tế hoạt động của đơn vị.
- Phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động chuyên môn của từng đơn vị. - Đối với một số khoản chi hành chính như hội nghị, thù lao các hội đồng thẩm định chương trình, dự án, thù lao phản biện, tiếp khách… cần phải xây dựng
lại định mức, tiêu chuẩn chi cho hợp lý, khắc phục tình trạng không trung thực trong hạch toán chi tiêu tại các đơn vị dự toán.
- Đối với các khoản chi có nhiều biến động phụ thuộc vào tình hình thực tế như chi trả tiền điện, tiền xăng xe…, đặc biệt là tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô và các trang thiết bị phục vụ công tác khác có giá trị lớn phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, minh bạch phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và nhiệm vụ của đơn vị; làm căn cứ để ổn định các khoản chi này và cũng là cơ sở để áp dụng cơ chế “khoán chi”.
- Đối với chi lương, thanh toán cá nhân cần đảm bảo sự cân đối cần bằng về thu nhập của người lao động giữa các nhóm ngạch công chức.
Để đảm bảo các yêu cầu trên, quá trình xây dựng hệ thống định mức chi tiêu phải được thực hiện theo các bước sau:
- Thứ nhất là: Xác định nhu cầu chi cho mỗi mục. Việc xác định nhu cầu chi cho mỗi mục có thể dựa trên các căn cứ sau:
+ Căn cứ vào mức tiêu hao các loại vật tư, dụng cụ cho mỗi hoạt động và các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước.
+ Căn cứ vào số liệu thống kê về mức chi thực tế của các đơn vị dự toán thuộc ĐHQG Hà Nội qua số chi quyết toán trong một số năm có xem xét đến quy mô của từng đơn vị và đặc thù của từng đơn vị để tính được mức bình quân tương đối.
- Thứ hai là: Tổng hợp nhu cầu chi cho từng mục để dự tính tổng mức chi của toàn ĐHQG Hà Nội đồng thời dự kiến tổng nguồn thu có khả năng thu được trong một thời gian nhất định.
- Thứ ba là: Cân đối giữa khả năng thu và nhu cầu chi để quyết định mức chi cho các mục. Đây là bước khó khăn nhất, phức tạp nhất đòi hỏi phải xác lập đươc thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính của ĐHQG Hà Nội là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trước hết phải đảm bảo các khoản chi sau:
+ Các khoản chi thanh toán cá nhân như lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp.
thuê mời giảng viên..
+ Các khoản chi hàng hoá dụng cụ thiết yếu như tiền điện thoại, tiền điện, tiền xăng, công tác phí.
- Thứ tư là: Trên cơ sở định mức chi cho từng mục đã được xác định như trên và việc đánh giá, phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi thường xuyên phân bổ theo nhiệm vụ để xem xét tính hợp lý của định mức hiện hành để điều chỉnh cho phù hợp.
Việc xây dựng định mức chi tiêu theo các bước như trên có thể xác định được các định mức chi tổng hợp cũng như chi tiết theo mục một cách chính xác và có tính thực tiễn khá cao, có thể sử dụng để làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán ngân sách của các đơn vị cũng như việc kiểm soát chi ở các khâu tiếp sau. Bên cạnh đó, ĐHQG Hà Nội cần phối hợp với Bộ tài chính và các Bộ, ngành có liên quan để xây dựng những chế độ, tiêu chuẩn chi phù hợp với đặc thù của hoạt động của ĐHQG Hà Nội như thù lao giảng dạy là bao nhiêu? Biên soạn giáo trình là bao nhiêu? …làm cơ sở cho quá trình quản lý các khoản chi của các đơn vị dự toán nói riêng cũng như tăng cường thực hiện tự chủ tài chính của các đơn vị SN có thu trong ĐHQG Hà Nội nói chung.