ngoài NSNN
Hạn hẹp tài chính là tình trạng phổ biến đối với nền giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và ĐHQG Hà Nội nói riêng. Như chương II, tác giả đã phân tích các khoản chi luôn vượt quá nguồn thu do sự tăng quy mô và các loại hình đào tạo. Điều nghiêm trọng hơn là ngày qua ngày những khoản chi này cứ tăng lên mãi nhất là trong tương quan với mức tăng của các khoản chi phí khác trong nền kinh tế. Với giáo dục đại học không có phương thức lấy số đông để giảm giá thành vì như thế chất lượng sẽ giảm theo. Cũng không có chuyện đổ vốn đầu tư vào để hạ thấp chi phí đơn giá trong một nền kinh tế lớn sản xuất hàng hóa lại có thể giảm bớt mức tăng chi phí ở bậc đại học.
Cũng giống như những ngành khác, nền giáo dục đại học đứng trước tình hình không có những biện pháp kéo thấp những khoản chi “tất yếu phải có” xuống để tăng chất lượng giáo dục hoặc tăng tiện nghi cho giảng viên, mà lại có chiều hướng đắt đỏ lên so với đà tăng trung bình về chi phí hàng hóa và dịch vụ nói chung. Hệ quả là cả hai khoản chi phí và học phí của giáo dục đại học thường có chiều hướng vượt tốc độ tăng lạm phát.
Trong trường hợp nền giáo dục đại học được sự hỗ trợ của Nhà nước thì tác động của việc tăng chi phí còn được khuếch đại bởi sức ép đòi phải tăng số lượng sinh viên. Tất cả những yếu tố này đã gây sức ép rất mạnh mẽ đến kinh phí nhà nước dành cho giáo dục đại học. Vì vậy giải pháp đa dạng hóa nguồn thu là giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng hạn hẹp tài chính cũng như để tăng cường thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị SN có thu hiện nay. Để thực hiện giải pháp này các đơn vị SN có thu cần:
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục để tạo thêm nguồn tài chính cho sự phát triển giáo dục đào tạo đại học.
công nghiệp, thương mại, doanh nghiệp khác nhằm huy động đóng góp tài chính. - Khuyến khích mạnh mẽ phương thức tạo lập nguồn tài chính thông qua các hợp đồng nghiên cứu và cung ứng dịch vụ ra bên ngoài. Ví dụ: ĐHQG Hà Nội tạo mọi điều kiện thuận lợi về hành chính để thúc đẩy sự ra đời mạnh mẽ hơn nữa của các công ty trong các trường đại học.
- Khuyến khích mở rộng các hoạt động thu hút đầu tư từ đào tạo (đa dạng hóa loại hình, lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng); từ NCKH: đấu thầu tham gia các dự án, đề tài NCKH phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng và triển khai công nghệ, gắn nghiên cứu cơ bản với triển khai ứng dụng để tăng hiệu quả nghiên cứu.
- Tận dụng các nguồn viện trợ thông qua hợp tác song phương, đa phương, ủng hộ của các nhà hảo tâm, các tổ chức nước ngoài. Tạo điều kiện cho các nước, các tổ chức trong và ngoài nước, cá nhân tham gia liên doanh, liên kết đào tạo, nghiên cứu, triển khai ứng dụng để tăng cường nguồn tài chính.