Đặc điểm hoạt động của ngành là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến thực hiện tự chủ tài chính và công khai tài chính đặc biệt là các đơn vị SN có thu. Do đặc điểm hoạt động của các đơn vị khác nhau dẫn đến mô hình quản lý tài chính của các đơn vị sẽ thay đổi cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng đơn vị.
Trong hệ thống tài chính các đơn vị SN có thu của nước ta hiện nay có một số ngành đang thực hiện quản lý tài chính theo ngành: Văn hóa – thông tin, giáo dục – đào tạo, y tế, giao thông vận tải v.v…. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của các ngành khác nhau mà các mô hình quản lý tài chính của các ngành cũng khác nhau.
Đối với các đơn vị y tế, giáo dục – đào tạo… do tính chất hoạt động của các đơn vị Trung ương và địa phương là tổ chức theo từng cấp, mang tính chất quản lý nghiệp vụ theo từng khu vực, việc quản lý của các cơ quan cấp trên với các cơ quan
cấp dưới là quản lý nghiệp vụ nên mô hình quản lý tài chính của các đơn vị này thường được tổ chức như sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý tài chính một số nghành
Ngoài ra, do đặc điểm của từng ngành khác nhau dẫn đến tính chất và nội dung các khoản thu – chi của các đơn vị cũng khác nhau, mang tính đặc thù của ngành. Điều này đòi hỏi trên cơ sở các nguyên tắc quản lý chung, từng ngành, từng đơn vị phải có các biện pháp quản lý cụ thể cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành, của đơn vị mình.
Ngân sách Trung ương ( Bộ Tài Chính )
MÔ HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÀNH DỌC CỦA MỘT SỐ NGÀNH
Cơ quan Trung ương – Các Bộ
( Đơn vị dự toán cấp I )
Cơ quan cấp tỉnh – Các Sở (Đơn vị dự toán cấp II )
Các đơn vị thực hiện (Đơn vị dự toán cấp III )