dục ĐH
Thực tế, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý trong các đơn vị đào tạo nói chung và trong các đơn vị SN có thu tại ĐHQG Hà Nội nói riêng còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ quản lý và chưa đồng bộ về cơ cấu.
Có một tỷ lệ không nhỏ các giảng viên chỉ dạy lý thuyết mà nhiều lý thuyết lỗi thời, lạc hậu. Chỉ có một số lượng rất ít giảng viên đưa thực tế vào minh chứng cho lý thuyết, tập trung chủ yếu ở các giảng viên mới được đào tạo ở nước ngoài về hoặc ở các trường có các chương trình tiên tiến, các khóa học liên kết với nước ngoài hoặc ở các trường kỹ thuật, công nghệ. Việc đưa thực tế vào bài giảng và áp dụng phương pháp giảng dạy mới phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của giảng viên, vào áp lực công việc cũng như chế độ đãi ngộ và hình thức động viên của đơn vị đào tạo cho giảng viên. Nhìn chung đội ngũ giảng viên trong các đơn vị đào tạo còn bộc lộ nhiều yếu kém và đó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Do vậy các cán bộ giảng dạy phải có đủ năng lực phẩm chất cần thiết, xứng đáng là những “người gieo những hạt giống quý” trong “sự nghiệp trồng người”.
Đối với trình độ cán bộ quản lý phải nâng cao trình độ mọi mặt về chuyên môn, ngoại ngữ… để đáp ứng trong tình hình mới. Quản lý suy cho cùng là quản lý con người. Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi những người quản lý phải được trang bị và tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nâng cao trình độ quản lý.
Trong ngắn hạn, các đơn vị SN có thu cần thực hiện các giải pháp:
- Thực hiện nghiêm túc Quy định về tiêu chuẩn và tuyển dụng giảng viên đại học do ĐHQG Hà Nội ban hành từ tháng 11/2006, trong đó quy định trình độ chuyên môn của giảng viên ĐHQG Hà Nội là tiến sĩ. Chú trọng xây dựng đội ngũ trẻ. Tăng cường cho giảng viên trẻ đi học tập ở nước ngoài. Nên giữ lại những sinh viên có khả năng nghiên cứu và tiếp tục phát triển và thi tuyển vào vị trí giảng viên
ở các bộ môn.
- Tiến hành quy hoạch và đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đầu ngành, đầu đàn theo các tiêu chí đã ban hành.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút cán bộ khoa học giỏi trong và ngoài nước làm cán bộ cơ hữu hoặc cộng tác viên nhằm tăng cường năng lực đào tạo và NCKH chất lượng cao, trình độ cao và hội nhập quốc tế. Xây dựng quy định về điều kiện làm việc và chế độ chính sách đối với cán bộ khoa học, phấn đấu mỗi giáo sư, phó giáo sư có phòng làm việc riêng.
- Phải quản lý đội ngũ cán bộ giảng viên và quản lý trên cả 3 mặt: Qui hoạch phát triển, sử dụng, nuôi dưỡng môi trường. Tất cả giảng viên đại học đều phải có năng lực giảng dạy, nghiên cứu và phải được đánh giá qua sinh viên và đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, năng lực quản lý giáo dục. Cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, chú trọng năng lực thực tế và các tiêu chuẩn cần thiết khác.