Tăng cường sự gắn kết giữa Đào tạo – NCKH – sản xuất KD

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 98 - 99)

Các đơn vị SN có thu cần nghiên cứu có cơ chế chính sách thực hiện gắn kết giữa các vấn đề trong chu trình đào tạo, NCKH và sản xuất kinh doanh. Cơ chế để đội ngũ các nhà khoa học phát huy được khả năng sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Chính sách tạo động lực, thu hút trọng dụng nhân tài, tiền lương, chế độ thu nhập,... để khuyến khích đội ngũ khoa học chủ động tổ chức phối hợp hài hòa giữa đào tạo, nghiên cứu và tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là các cán bộ trẻ có năng lực toàn tâm với sự nghiệp giáo dục và KHCN.

Nghiên cứu cơ chế phân bổ lợi nhuận trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Vì phần lớn các giao dịch không chính thức đã trở thành thông lệ và hầu hết lợi nhuận từ chuyển giao công nghệ đều dành cho nơi phát triển.

KH-CN (đề tài, dự án, hợp đồng, bài báo KH-CN,...) tương đương với khối lượng giảng dạy. Trên cơ sở này các đơn vị SN có thu trong ĐHQG Hà Nội xây dựng được một hệ thống lương hợp lý khuyến khích cán bộ làm việc có hiệu quả. Nếu thu nhập chính đáng và đủ, cán bộ sẽ phát huy tối đa năng suất lao động của mình, có thể sống và tích lũy cho bản thân, gia đình bằng chính nghề nghiệp của mình mà không cần phải làm thêm một nghề nào khác.

Ví dụ, có thể tính lương cán bộ giảng dạy theo ba khoản độc lập:

Khoản 1, lương cơ bản: được tính theo thang lương của Nhà nước, bao gồm: lương, phụ cấp ngạch, bậc. Căn cứ mức lương cơ bản, trường phải đóng BHXH, BHYT cho người lao động được hưởng. Ví dụ: một PGS có hệ số lương 5,60, phụ cấp nghề nghiệp (ngành giáo dục là 25%), phần lương cơ bản được tính là: 540.000 đồng x 5,60 x (1+0,25) = 3.780.000 đồng/tháng. Phần trường phải đóng cho người lao động các khoản BHXH (15%), BHYT (2%) và kinh phí công đoàn (2%): 540.000 đồng x 5,60 x 19% = 310.262 đồng/tháng.

Khoản 2, lương giảng dạy: khoản này phải được tính đúng, tính đủ căn cứ theo phẩm chất (chất lượng của bài giảng và học hàm), thời lượng (số tiết dạy) và khả năng tài chính của cơ quan quản lý lao động (thỏa thuận giữa hai bên). Ví dụ: một PGS dạy giỏi, tham gia dạy 300 tiết học kỳ, thù lao giảng dạy được tính 100.000 đồng/tiết, thì học kỳ đó được hưởng tiền giảng dạy là 30 triệu đồng.

Khoản 3, lương nghiên cứu khoa học: Một trong hai nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là NCKH. Chính hoạt động NCKH hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy. Người thầy phải nghiên cứu, tiếp cận với khoa học công nghệ để làm phong phú, sinh động bài giảng. Nếu giảng viên nào có những công trình khoa học được ứng dụng vào thực tiễn thì phải được trả công xứng đáng.

Có thể trả lương cho cán bộ giảng dạy đại học gồm 3 khoản độc lập: lương căn bản, lương giảng dạy và lương nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị đào tạo có thể triển khai đào tạo, nghiên cứu và liên kết sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là giai đoạn chuyển từ kết quả nghiên cứu sang sản xuất thử nghiệm và sản xuất hàng loạt để thương mại hóa.

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 98 - 99)