Nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 101 - 104)

Hiện nay, sự đa dạng về nhu cầu và yêu cầu chất lượng trong đào tạo đại học đã đòi hỏi các đơn vị đào tạo phải đổi mới, cải cách. Các đơn vị đào tạo muốn tạo ra sự cạnh tranh trước sức ép của thị trường thì buộc phải đổi mới toàn diện trong giảng dạy, NCKH, quản lý đào tạo và định hướng theo nhu cầu xã hội, nhu cầu của

người học nhằm thu hút người học từ đó mới tạo đòn bẩy về tài chính, tăng tính tự chủ trong các đơn vị đào tạo.

Nâng cao chất lượng đào tạo luôn được các đơn vị đào tạo quan tâm hàng đầu để tạo ra sức cạnh tranh. Chất lượng đào tạo luôn gắn liền với chất lượng sản phẩm đầu ra là người học; nhu cầu của người học để có được kiến thức và trình độ nhằm có được việc làm, nhu cầu của thị trường lao động là các doanh nghiệp trong việc sử dụng người học sau tốt nghiệp. Song thực tế khoảng cách giữa đào tạo đại học và nhu cầu doanh nghiệp ngày càng lớn khiến các đơn vị đào tạo phải xem xét lại. Ngay cả với một nền giáo dục mà Việt Nam còn phải học tập như Singapore, thì nhân dịp khai giảng năm học 2006 – 2007, Thủ tướng Lý Hiển Long đã bày tỏ quan điểm là: “trước những sự thay đổi rất nhanh chóng của thế giới, nền giáo dục Singapore phải xem lại cách thức hoạt động của mình để có thể đào tạo ra được những con người có khả năng tồn tại, phát triển trong môi trường luôn luôn thay đổi đó. Nhà trường phải cung cấp được những kỹ năng tự học, tự thích nghi chứ không phải là những kiến thức để sử dụng cả đời. Nếu không điều chỉnh kịp thì nhà trường sẽ dạy những kiến thức không cần và không dạy những kiến thức mà người học hết sức cần”. Đó chính là thách thức với nền giáo dục của các nước phát triển, không riêng gì Singapore, và là thách thức rất lớn với giáo dục Việt Nam, nhất là trước thềm vào WTO (Tổ chức thương mại thế giới) – trong GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ), giáo dục - có cả giáo dục đại học - được xem là một trong 12 mảng dịch vụ.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động thì ĐHQG Hà Nội cần khuyến khích các cơ sở đào tạo hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động. Việc cho phép và khuyến khích các trường đào tạo dựa trên nhu cầu tuyển dụng lao động, hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội vừa góp phần gắn kết giáo dục với thực tiễn, vừa giảm tải sức ép tài chính, cơ sở hạ tầng và kiến thức chuyên môn thực tế cho các trường, vừa cho phép người sử dụng lao động sau này tham gia sâu vào quá trình đào tạo, giúp sản phẩm của giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu thực tế hơn – chất lượng của giáo dục đại học được nâng lên. Nhà tuyển dụng sẽ giúp nhà trường hiểu rõ cần giúp cho sinh viên có những kiến thức và kỹ năng nào,

để phối hợp điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp.

Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bởi doanh nghiệp là đơn vị sử dụng lao động. Họ biết và dự báo được nhu cầu con người của mình và cũng biết chắc, con người mình cần cần có những kỹ năng nào. Doanh nghiệp có thể đặt hàng các trường thay vì chờ đợi sinh viên tốt nghiệp, tuyển dụng và phải đào tạo lại. Có nghĩa là, người sử dụng lao động nên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình đào tạo để vừa có thể có được những “nguồn đầu vào” – lao động có chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí của chính doanh nghiệp, vừa giúp tiết kiệm chi phí xã hội cho đào tạo đại học.

Rõ ràng, để đào tạo gắn với nhu cầu lao động, để sinh viên sau ra trường có thể làm được việc, có thể tìm được công việc ưng ý theo đúng ngành nghề được đào tạo, người sử dụng lao động nên tham gia sớm và sâu sắc vào quá trình đào tạo, gắn tránh nhiệm với những quyền lợi mà họ được hưởng từ việc sử dụng lao động.

Việc gắn kết này còn cho phép nhà trường thu được một khoản kinh phí từ các doanh nghiệp không nhỏ bù đắp chi phí đào tạo. Thực tế, các doanh nghiệp sẵn lòng chi tiền để có được nhân viên đạt yêu cầu. Nếu cho phép, các doanh nghiệp có thể đầu tư cho các trường, các khoa chuyên ngành đào tạo cho họ những nhân viên đạt yêu cầu với điều kiện những người được đầu tư sẽ làm việc cho họ trong một khoảng thời gian nào đó. Những giải pháp cụ thể cần thực hiện:

- Gắn kết việc xây dựng chương trình đào tạo với thực tiễn, bén nhạy hơn với diễn biến của thị trường

- Phục vụ trong vai trò tư vấn đối với giảng viên và các nhà quản lý để bảo đảm sự phù hợp của nội dung giảng dạy với thực tiễn của thị trường

- Đẩy mạnh quan hệ song phương giữa các trường đại học của ĐHQG Hà Nội và những trường đại học danh tiếng trên thế giới để thực hiện đi tắt, đón đầu, tiếp cận ngay trình độ quốc tế theo các hướng: Mở rộng quy mô và quốc tế hoá các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao; Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đầu vào của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế, từng bước nâng cao vai trò và tỉ lệ tham gia của phía Việt Nam (tỉ lệ nội địa hoá) tiến tới làm chủ toàn bộ quy trình đào tạo.

đảm bảo chất lượng cho các đơn vị đào tạo

- Công bố các chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của sinh viên)

Một phần của tài liệu Tự chủ tài chính và công khai tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu tại Đại học Quốc Gia Hà Nội (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)