tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương:
1) Bài tập: Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2000-2004 (đơn vị %)
- Lưu ý: Hoàn thiện biểu đồ cần ghi các trị số, có kí hiệu của từng đại lượng, tên của biểu đồ….
* HĐ3: Nhóm. Dựa vào biểu đồ vừa
vẽ
1) Hãy phân tích những biến động về cơ cấu kinh tế từ năm 2000 2004 ở tỉnh Điện Biên.
2) Qua sự thay đổi tỉ trọng, nhận xét về xu hướng phát triển của nền kinh tế đó.
Ngành 2000 2002 2004
N-L-NN 41,77 39,73 37,89 CNXD 20,17 25,26 29,09 Dịch vụ 38,06 35,01 33,02
2) Vẽ biểu đồ cơ cấu
- Chọn loại biểu đồ thích hợp: Cột chồng hoặc hình tròn.
* Vẽ cột chồng:
- Trục dọc:Tổng các thành phần = 100% = 10cm.
- Trục ngang: Các mốc thời gian
3) Phân tích biến động của cơ cấu kinh tế: Từ năm 2000 2004: kinh tế: Từ năm 2000 2004:
- Tỉ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm dần.
- Tỉ trọng Công nghiệp - Xây dựng tăng dần.
- Tỉ trọng Dịch vụ cao nhưng luôn biến động, có xu hướng giảm dần.
=> Xu hướng phát triển của nền kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Trình độ phát triển kinh tế so với cả nước: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hóa còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô nhỏ, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
4) Đánh giá:
1) Vẽ sơ đồ đơn giản: Thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: Địa
hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng, động thực vật.
2) Khoanh tròn vào ý đúng:
1) Địa hình ảnh hưởng đến đặc điểm nào của sông ngòi: a) Hướng và độ dốc dòng chảy
b) Lượng nước và chế độ dòng chảy ĐH
KH S
N
Đất ĐT
c) Lưu vực sông.
d) Câu a đúng, câu b và câu c sai.
2) Khí hậu ảnh hưởng đến thành phần tự nhên: a) Sông ngòi. c) Động thực vật b) Thổ nhưỡng. d) Tất cả đều đúng.
3) Thành phần tự nhiên nào ảnh hưởng đến nhiều thành phần tự nhiên khác nhất: a) Sông ngòi. c) Động thực vật
b) Thổ nhưỡng. d) Tất cả đều đúng.
4) Thành phần tự nhiên nào chịu ảnh hưởng của nhiều thành phần tự nhiên khác nhất
a) Sông ngòi. c) Động thực vật b) Thổ nhưỡng. d) Tất cả đều đúng.
5) Hoạt động nối tiếp:
- Hoàn thiện bài thực hành.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức cơ bản của chương trình địa lí lớp 9.
………Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì II Câu hỏi ôn tập kiểm tra học kì II
Câu1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến
sự phát triển kinh tế ở ĐNBộ?
Đáp
Vùng có nhiều ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển kinh
tế cả trên đất liền và trên biển (bảng 31.1 sgk/113)
Câu2: Vì sao ĐNBộ lại có sức hút mạnh mẽ dối với lao động cả nước? Đáp
ĐNBộ có sức hút mạnh đối lao động cả nước vì:
+ ĐNBộ có hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển nhất so với cả nước. + Có sức hút mạnh đối đầu tư nước ngoài: Chiếm 51% so cả nước + Có thị trường tiêu thụ rộng lớn => dịch vụ phát triển mạnh.
+ Thu nhập bình quân GDP/người khá cao: 527,8 nghìn đồng gần gấp 2 lần so TB cả nước (295 nghìn đồng)
+ Có nhiều điều kiện và cơ hội tìm kiếm việc làm.
Câu3: Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNBộ thay đổi như thế nào từ sau khi
đất nước thống nhất?
Đáp
- Trước ngày thống nhất: Công nghiệp ở ĐNBộ phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ phát triển một số ngành SX hàng tiêu dùng, CB lương thực, thực phẩm tập trung ở Sài Gòn, Chợ Lớn.
- Sau ngày thống nhất từ 1975 -> nay:
+ Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
+ Cơ cấu SX khá cân đối bao gồm CN nặng, CN nhẹ và CB lương thực, thực phẩm.
+ Một số ngành CN hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển: Dầu khí, điện tử, công nghệ cao…
+ TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm CN quan trọng nhất
Trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm 50% giá trị sản lượng CNtoàn vùng.
Câu 4: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNBộ trở thành vùng SX cây
công nghiệp lớn nhất cả nước?
Đáp
* ĐNBộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trở thành vùng SX cây công nghiệp lớn nhất cả nước:
- Có địa hình thoải, có khí hậu cận xích đạo ổn định, nguồn sinh thủy tốt thuận lợi SX cây CN với quy mô lớn
- Có đất badan, đất xám rất tốt thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: Cao su, cà phê, hồ tiêu, điều,lạc, mía …
* ĐNBộ có nhiều điều kinh tế - xã hội thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào, năng động sáng tạo, có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
- Có các cơ sở công nghiệp CB sản phẩm cây công nghiệp phát triển.
- Có chính sách khuyến khích trồng cây công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa sâu
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
Câu 5: ĐNBộ có những điều kiện gì để phát triển mạnh các ngành dịch vụ? Đáp
+ Vị trí ĐNB có nhiều thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác trong cả nước, là vùng phát triển năng động theo cơ chế thị trường, đạt trình độ cao, có lao động dồi dào, có kỹ thuật, sáng tạo. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài lớn
+ ĐNBộ có các đầu mối giao thông vận tải quy tụ nhiều tuyến đường, có cảng TP HCM tạo nên sự giao lưu trong vùng, liên vùng và Quốc tế.
+ Có dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
Câu6: Tại sao tuyến du lịch từ TP HCM đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu
quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
Đáp
TP HCM là TP du lịch quanh năm nhộn nhịp vì:
+ Đây là trung tâm du lịch ở phía Nam, khách du lịch rất đông, là nơi có số dân đông thu nhập cao, các điểm du lịch liên quan Đà Lạt, Vũng Tàu, nha Trang là những nơi có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển( HT khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí…), khí hậu điều hòa quanh năm rất tốt cho sức khỏe, phong cảnh đẹp.
+ TP HCM -> Đà Lạt: Nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái vùng núi. + TP HCM -> Vũng Tàu: Tắm biển, du lịch sinh thái biển…
+ TP HCM -> Nha Trang: Tắm biển, nghỉ mát,du lịch sinh thái biển…
Câu 7: Nêu những thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh
tế - xã hội ở dồngbằng sông Cửu Long?
Đáp
- Sơ đồ H35.2 SGK/127.
Câu 8: ĐB sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng
SX lương thực lớn nhất cả nước?
- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi: Có diện tích đồng bằng rộng lớn gần 4triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt có khoảng 1,2 triệu ha, đất phèn, đất mặn 2,5 triệu ha. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều nước.
- Có lao động dồi dào, có kinh nghiệm SX lương thực.
- Có cơ sở hạ tầng nông nghiệp khá hoàn thiện. Chính sách nông nghiệp khuyến khích SX theo hướng Nông nghiệp hàng hóa.
- Có các cơ sở chế biến lương thực phát triển rộng khắp trong vùng. - Có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.