BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG VÀ QUÁ TRÌNH HỎNG CỦA THIẾT BỊ 1 Các chức năng và mức độ làm việc

Một phần của tài liệu giáo án môn học bảo dưỡng tiên tiến (Trang 40 - 43)

D. Quảnlý công viêc

2.BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG VÀ QUÁ TRÌNH HỎNG CỦA THIẾT BỊ 1 Các chức năng và mức độ làm việc

2.1. Các chức năng và mức độ làm việc

Chức năng bảo dưỡng bao gồm việc duy trì thiết bị ở trạng thái như ban đầu. Nhờ đó, nó có thể tiếp tục đảm bảo các chức năng yêu cầu.

Việc bảo dưỡng chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta hoàn toàn hiểu kỹ các chức năng của thiết bị.

Để xây dựng và đưa ra được phương pháp bảo dưỡng thì trước hết chúng ta cần phải hiểu thấu đáo và xem xét một cách chi tiết các chức năng hoạt động của thiết bị.

Khả năng hoạt động mong muốn liên quan đến các chức năng yêu cầu. Mối liên quan này phải được xác định một cách chính xác.

Phương cách xác định các chức năng yêu cầu phụ thuộc vào môi trường và cách sử dụng thiết bị. Công tác sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, toàn bộ chi phí vận hành và chi phí đảm bảo an toàn phải được đưa vào xem xét trong quá trình xác định.

Các hư hỏng chức năng

Việc kiểm soát và giảm sự cố đòi hỏi chúng ta phải thực hiện công tác quản lý sự cố một cách hiệu quả. Điều đó lý giải tại sao để quản lý một cách hợp lý các thiết bị đòi hỏi phải chỉ ra được các hư hỏng dễ xảy ra, những rủi ro mà chúng gây ra khi xuất hiện cũng như mức độ ảnh hưởng.

Do vậy cần phải biết:

Các chức năng làm việc của thiết bị bị hỏng hóc như thế nào? Nguyên nhân gây ra các hỏng hóc.

Việc chỉ ra được các dạng hư hỏng khác nhau giúp chúng ta có thể sửa chữa một cách phù hợp và không bị nhầm lẫn trong quá trình xem xét các triệu chứng hỏng hóc. Tiếp sau đó, xem xét tác động của mỗi dạng hỏng hóc. Nếu sự cố xảy ra, các hậu quả của nó sẽ là gì ? Theo cách đó, chúng ta có thể định lượng được ảnh hưởng của mỗi loại hư hỏng.

2.2. Các hậu quả do các sự cố gây ra2.2.1. Các hậu quả về mặt an toàn 2.2.1. Các hậu quả về mặt an toàn

Một trục trặc có thể gây nguy hại đến an toàn cho con người. Nếu ảnh hưởng này là nghiêm trọng, thì khía cạnh này phải được ưu tiên vô điều kiện so với các yếu tố về tài sản cũng như hoạt động sản xuất. Dạng hư hỏng này phải được đánh giá về mức độ cũng như về khả năng xảy ra rủi ro.

2.2.2. Các hậu quả về môi trường

Những hư hỏng gây hậu quả đến môi trường nếu nó vi phạm những qui định pháp lý đang có hiệu lực thi hành hoặc vi phạm các qui định của công ty.

Các hậu quả trầm trọng về môi trường có thể liên quan đến con người, đến kỹ thuật và tài chính. Việc đánh giá mức độ nguy hại của chúng tương đương như các hư hỏng liên quan đến an toàn.

2.2.3. Các hậu quả về hoạt động

Đây là những hư hỏng gây bất lợi cho công tác sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, và ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng.

Sau đây là chi tiết tính toán chi phí:

(1) . Các chi phí trực tiếp, bao gồm tất cả các chi phí cho việc khôi phục hoạt động của thiết bị như trạng thái ban đầu.

(2) . Các chi phí gián tiếp, bao gồm tất cả các hậu quả liên quan đến quá trình sản xuất. Tổng chi phí sẽ được đưa vào ngân sách trong mục ước toán chi phí cho các hư hỏng và kinh phí khắc phục.

2.2.4. Các hậu quả không liên quan đến hoạt động sản xuất

Các hậu quả này liên quan đến các hư hỏng không phải là an toàn, môi trường cũng như hoạt động sản xuất. Chúng chỉ gây phát sinh chi phí trực tiếp.

2.3. Những câu hỏi chính yếu

Chúng ta luôn luôn cần phải biết các hậu quả lớn của mỗi loại hư hỏng và rủi ro có thể có. Câu trả lời sẽ giúp xác định xem cần áp dụng loại hình bảo dưỡng nào.

Nhằm mục đính xác định được hành động cần thiết phải tiến hành, những câu hỏi sau cần được nêu ra và trả lời:

(1) . Các chức năng cần thiết và các yêu cầu làm việc của thiết bị là gì? (2) . Làm thế nào để chúng ta loại bỏ được các hư hỏng?

(3) . Nguyên nhân của các hỏng hóc là gì? (4) . Hậu quả của các hỏng hóc là gì?

(5) . Chúng ta có thể lập kế hoạch cho cho việc quản lý và phòng ngừa các hư hỏng không? (6) . Chúng ta có thể làm gì nếu câu trả lời cho câu hỏi số 5 là không?

2.4. Các định nghĩa & khái niệm theo tiêu chuẩn2.4.1. Hư hỏng 2.4.1. Hư hỏng

Tuân theo tiêu chuẩn AFNOR X 60-011: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2. Các hành động can thiệp

Sửa chữa tạm thời chỉ có ý nghĩa tạm khôi phục hoạt động trước khi tiến hành sửa chữa chính thức. Dạng can thiệp này cần phải được thực hiện theo những tiêu chí chặt chẽ:

(1) . Phải lưu tâm đến an toàn về người và các thiết bị. (2) . Đảm bảo chất lượng sản phẩm.

(3) . Giải pháp tạm thời cho phép tạm ngừng hoạt động.

(4) . Giải pháp xử lý tạm thời không nên gây ra sự xuống cấp của các bộ phận thiết bị/hoặc sản phẩm, ...

Sửa chữa là sự can thiệp cuối cùng trong một thời hạn ngừng sản xuất có thể chấp nhận được. Nếu thời hạn chót cho sửa chữa không thể đạt được đúng như yêu cầu, cần cân nhắc một số khả năng:

(1) . Sửa chữa tạm thời.

(2) . Chuyển sang sử dụng thiết bị khác. (3) . Làm hợp đồng với thầu phụ. Bảng 2.01: Phân loại sự cố

Đầu mục mA •

Tên gọi Ý nghĩa

1 Sự cố

Một phần của tài liệu giáo án môn học bảo dưỡng tiên tiến (Trang 40 - 43)