Toàn bộ phương pháp tiếp cận này nằm trong phạm vi của một C.M.M.S (Hệ thống quản lý bảo dưỡng bằng máy tính) Việc quản lý bảo dưỡng bằng máy tính không có nghĩa là

Một phần của tài liệu giáo án môn học bảo dưỡng tiên tiến (Trang 151 - 152)

ta kết thúc công việc ở đó. Đây chỉ là một bước trong sự phát triển của bộ phận bảo dưỡng mà thôi.

Mười bước nói trên không nhất thiết phải diễn ra theo đúng trật tự đã trình bày.

Tổ chức/tái cơ cấu một bộ phận bảo dưỡng cần có sự hỗ trợ tích cực của Ban giám đốc và nhóm chỉ đạo.

Sự thành công của dự án chỉ được đảm bảo nhờ sự thay đổi về thái độ của tất cả những người liên quan. Đó chính là lý do tại sao mà đội ngũ nhân viên lại phải tham gia vào tất cả các bước trong quy trình.

Kinh nghiệm cho thấy là phải mất từ hai đến ba năm mới có thể kiểm soát được quá trình tái cơ cấu. Cũng phải mất ngần ấy năm để triển khai và kiểm soát một hệ thống quản lý bảo dưỡng bằng máy tính (C.M.M.S).

12. VÍ DỤ ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI TPM Ở CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG12.1. Tinh hình và trình độ phát triển của bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng 12.1. Tinh hình và trình độ phát triển của bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng

Công ty Giấy Bãi Bằng là cơ sở sản xuất bột giấy và giấy lớn và hiện đại nhất nước ta hiện nay. Công ty có một tổ hợp các dây chuyền thiết bị sản xuất hoàn chỉnh và đồng bộ từ các nguồn cung cấp động lực và nguyên, nhiên liệu: xử lý và cấp mảnh gỗ, điện, hơi nước, khí nén, nước công nghệ, hoá chất các loại.. đến các dây chuyền sản xuất bột giấy, dây chuyền xeo giấy và hệ thống kho bãi, các loại phương tiện vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường sắt... Do vậy, các loại máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty rất đa dạng cả về chủng loại lẫn số lượng cũng như điều kiện làm việc. Với đặc thù đó, công tác bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng rất phức tạp, khối lượng công việc rất nhiều từ khâu quản lý, lập kế hoạch bảo dưỡng đến sửa chữa, bảo dưỡng ngoài hiện trường.

Cho tới nay, phương pháp bảo dưỡng được áp dụng ở Công ty vẫn là Bảo dưỡng Phòng ngừa định kỳ (Time- based preventive maintenance). Hàng năm, theo kế hoạch bảo dưỡng, Công ty dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất để tiến hành công tác bảo dưỡng: tháo rời các cụm

máy để kiểm tra, thay thế dầu mỡ bôi trơn, làm vệ sinh máy, thay thế các chi tiết hỏng và các chi tiết đã đến kỳ hạn thay thế, phục hồi các chi tiết xuống cấp, hiệu chỉnh hoạt động của thiết bị sau khi sửa chữa, nâng cấp.. Cơ cấu tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng của công ty gồm có: một xưởng cơ khí làm công tác chế tạo các chi tiết thay thế hoặc phục hồi các chi tiết hỏng; các tổ, đội bảo dưỡng đi theo các khu vực sản xuất làm công tác xử lý sự cố, bảo trì, duy tu.... Tất cả các đơn vị bảo dưỡng của Công ty được biên chế vào Nhà máy Bảo dưỡng. Việc lên kế hoạch bảo dưỡng được dựa trên kế hoạch sản xuất, tình trạng xuống cấp của máy móc thiết bị, nhân lực, vật lực và tiến độ nhập hoặc chế tạo các chi tiết, thiết bị, phụ tùng thay thế.

Nói chung, so với các cơ sở sản xuất trong nước, trình độ phát triển của bảo dưỡng ở Công ty Giấy Bãi Bằng là khá hiện đại và hiệu quả, nhất là với số lượng và chủng loại công việc đa dạng như vậy. Tuy nhiên, trên thế giới phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa định kỳ đã lạc hậu và còn nhiều nhược điểm:

^- Hạn chế chung của các phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa là "Bảo dưỡng quá mức". Do vậy, tính kinh tế của phương pháp bảo dưỡng này chưa cao.

Một phần của tài liệu giáo án môn học bảo dưỡng tiên tiến (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w