Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 28 - 89)

5. Kết cấu luận văn

1.3.5. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mạ

mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

a) Quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp

Gian lận thương mại tồn tại dưới nhiều loại hình với các thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt. Chúng diễn ra mọi lúc, mọi nơi và tác động đến mọi đối tượng trong nền kinh tế. Việc quản lý nhà nước đối với gian lận thương mại là rất cần thiết. Tuy nhiên, nó còn tồn tại nhiều bất cập như pháp luật của nước ta chưa thật chặt chẽ còn nhiều kẽ hở, hệ thống pháp luật, chính sách còn thiếu đồng bộ. Các đối tượng buôn lậu, gian lận đã tận dụng triệt để sơ hở này để phục vụ cho hoạt động bất chính của mình.

Hiện nay, các đối tượng kinh doanh tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở trong luật pháp, trong chính sách xuất - nhập khẩu, cơ chế thông thoáng theo quy trình quản lý Hải quan mới để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nhiều phương thức, thủ đoạn mới, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong khi lực lượng quản lý còn mỏng, thiếu về số lượng, nhiếu chức danh phải kiêm nhiệm; thiếu kinh phí hoạt động và phương tiện nghiệp vụ còn lạc hậu. Chính vì vậy đã gây khó khăn cho công tác quản lý đối với hoạt động này.

Mặt khác, hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đã được sự bảo kê, móc nối ngang dọc của một số cán bộ quản lý nhà nước biến chất, nhất là trong lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại như Hải quan, lực lượng QLTT, lực lượng thuế,...Chính vì có tay trong trong các cơ quan quản lý nên đường dây buôn lậu, gian lận thương mại rất khó bị phát hiện, dẫn tới công tác quản lý đối với hoạt động này càng gặp khó khăn.

b) Đòi hỏi phải có bộ máy Nhà nước trong sạch, có cơ chế đủ mạnh

Quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại luôn đòi hỏi phải có bộ máy quản lý trong sạch, vững mạnh. Hoạt động gian lận ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. Chúng luôn tìm cách lôi kéo một bộ phận cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý chức năng tham gia vào hoạt động gian lận để làm tay sai, vỏ bọc cho chúng làm cho bộ máy quản lý yếu và gặp khó khăn trong hoạt động chống gian lận. Chính vì vậy, để việc quản lý đạt hiệu quả thì bộ máy Nhà nước phải trong sạch, không có bộ phận cán bộ biến chất, tiếp tay cho bọn gian lận. Bên cạnh đó, cần đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo ra một bộ máy quản lý vững mạnh, hoạt động có hiệu quả hơn.

c) Quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại cần sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng

Hoạt động gian lận thương mại ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội. Nó xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc khi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy, trong quá trình chống gian lận cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng. Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại cần được thực hiện tốt trên tất cả các địa bàn trên cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nước. Nó không phải là nhiệm vụ của bất cứ cơ quan nào mà cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng như: Hải quan, QLTT, biên phòng, công an,… và sự cộng tác của các đoàn thể, quần chúng nhân dân và chính quyền các cấp ở địa phương. Thông qua công tác phối hợp cán bộ công chức sẽ giúp họ học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh lớn, tạo ra một cơ sở vững mạnh góp phần đẩy lùi gian lận.

d) Quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại phụ thuộc vào ý thức trình độ của người dân

Hiện nay, công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại tới người dân còn rất hạn chế, mang nặng tính hình thức. Chính vì vậy, nhận thức của người dân còn kém nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng núi. Người dân chưa ý thức được tác hại của hành vi gian lận thương mại, nhiều người bị cuốn theo dòng lợi nhuận mà hoạt động này mang lại nên đã góp phần tiếp tay cho bọn buôn lậu, gian lận thương mại. Mặt khác, người tiêu dùng hiện nay luôn ưa chuộng hàng hóa có mẫu mã đa dạng, phong phú nhưng rẻ tiền mà ít quan tâm đến chất lượng, xuất xứ,…của hàng hóa. Điều này gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đối với hoạt động gian lận. Vì vậy, chỉ khi nào người dân thực sự ý thức được tác hại của hoạt động gian lận thương mại thì khi đó công tác quản lý nhà nước mới giảm bớt được khó khăn.

e) Các đặc điểm khác

Ngoài những đặc điểm đã nêu trên, thì quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại còn phụ thuộc vào sự biến động của thị trường hàng hóa như khi cầu lớn hơn cung, do không đủ lượng hàng hóa cung cấp nên một bộ phận cung cấp đã đưa ra thị trường những hàng hóa không đủ chất lượng, thiếu về số lượng được nhập lậu hoặc sản xuất ở trong nước. Phụ thuộc vào địa bàn quản lý như ở vùng sâu, vùng xa, biên giới…hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng nhiều và khó kiểm soát hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƢƠNG

MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI” 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp là việc thu thập những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp rất cần thiết trong việc thu thập số liệu, thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng và đánh giá tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại. Việc sử dụng phương pháp này chủ yếu để phục vụ viết chương 3 và chương 4.

Phiếu thu thập thông tin về thực trạng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm 2 phần:

Phần trả lời điều tra: gồm 9 câu hỏi có nội dung hỏi về nhận thức đối với vấn đề gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và việc quản lý nhà nước đối với hoạt động này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và từng đơn vị điều tra nói riêng đã đạt hiệu quả hay chưa.

Phần trả lời phỏng vấn: gồm 5 câu hỏi mở có nội dung hỏi về nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

thực trạng quản lý của Nhà nước ra sao và cần có những giải pháp gì để tăng cường hoạt động quản lý đối với vấn đề này. Qua đây, tác giả muốn thu được ý kiến riêng của từng đối tượng điều tra để đánh giá một cách khách quan hơn, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều tra.

Chúng ta có thể tham khảo Phiếu thu thập thông tin về thực trạng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại phần phụ lục 2.

2.1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp thông qua việc phân tích để đưa ra những đánh giá chung nhất, có tính khái quát nhất. Phương pháp này dùng để phân tích thực trạng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ đó đưa ra những đánh giá về quản lý nhà nước đối với hoạt động này một cách thật khái quát, để người đọc có cái nhìn tổng thể hơn về hoạt động quản lý nhà nước đối với vấn đề này.

2.1.3. Phương pháp thu thập số liệu qua các nguồn thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp là việc thu thập những dữ liệu đã qua xử lý có nguồn gốc từ dữ liệu thứ cấp đã được phân tích, thảo luận. Các dữ liệu này được thu thập từ sách báo, đài, truyền hình, internet,…

Trong luận văn đã sử dụng phương pháp này để thu thập số liệu về tình hình gian lận thương mại và quản lý nhà nước đối với hoạt động này thông qua báo chí, internet, qua báo cáo tổng kết năm của Chi cục quản lý nhà nước tỉnh Đồng Nai.

2.1.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

Từ những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được từ các phương pháp trên, ta sử dụng phương pháp này để xử lý từng dữ liệu tùy theo mục đích của người sử dụng. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình trƣớc

Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý nhà nước

đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” tác giả đã

đi nghiên cứu nội dung của một số đề tài có liên quan và chọn ra 2 nhóm đề tài tiêu biểu sau:

Nhóm đề tài có liên quan đến quản lý nhà nước

Theo Trần Thị Thúy (2009) “Tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an

toàn thực phẩm đối với các siêu thị trên địa bàn Hà Nội” luận văn tốt nghiệp

đại học – khoa kinh tế - Trường Đại học Thương mại, đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá một số nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn thành phố Hà Nội như công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại các siêu thị trên địa bàn từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các siêu thị. Thời gian nghiên cứu từ 2003-2008.

Theo Nguyễn Đình Sơn (2004)“Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước

về thương mại ở tỉnh Bắc Ninh” luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa kinh tế -

trường Đại học Thương mại, đã đi sâu nghiên cứu những hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô đối với hoạt động thương mại diễn ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ 1997-2003. Với việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng cùng với phân tích thực trạng để đưa ra biện pháp và ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại ở Bắc Ninh.

Nhóm đề tài có liên quan trực tiếp

Theo Đỗ Thị Huyền Trang (2009)“Tăng cường quản lý nhà nước với

gian lận và an toàn trong kinh doanh gas trên thị trường nội địa” luận văn tốt

nghiệp đại học - Khoa kinh tế - Trường đại học Thương mại đã đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước về gian lận thương mại và an toàn trong kinh doanh gas. Với việc sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

phân tích tổng hợp,…đề tài đã chủ yếu đề cập tới thực trạng của việc sang chiết gas, vấn đề an toàn trong kinh doanh gas trong khoảng thời gian từ 2003-2008, và từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý về vấn đề này.

Theo Đinh Phượng Đức (2006)“Thực trạng và giải pháp nhằm chống

buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn Cục Hải quan thành phố Hà Nội quản lý” luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa Thương mại quốc tế -

Trường đại học Thương mại đã đi sâu nghiên cứu về buôn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục Hải quan thành phố Hà Nội, Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đề tài chủ yếu dựa trên số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2001-2005, và kết hợp với các phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp.

Theo Phan Việt Hùng (2004) “Một số giải pháp về quản lý nhà nước đối

với hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường tỉnh Vĩnh Phúc” luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa kinh tế - Trường

đại học Thương mại đã đi sâu nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước và kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại của các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm (2001-2003). Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam để phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp để ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu và gian lận trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài ra còn có một số đề tài cũng nghiên cứu về vấn đề này như luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh“Chống gian lận thương mại qua giá trong

hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thủy (2008 - Đại học quốc gia Hà Nội).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ngoài những đề tài trên, còn có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại ta thấy rằng các đề tài nghiên cứu này tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt

động gian lận thương mại trong hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu, hoạt động gian lận do Cục Hải quan Hà Nội quản lý.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam, phương pháp điều tra phỏng vấn, tổng hợp thống kê.

Không gian, thời gian: Nghiên cứu tại thị trường nội địa nói chung và thị

trường tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian thừ 2009 đến 2011.

Qua nghiên cứu các đề tài trên, tác giả thấy đề tài nghiên cứu “Một số

giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”có những điểm mới mà các đề tài trên chưa đề cập tới.

Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp từ phía Nhà nước trong

quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận trong lưu thông hàng hóa trên thị trường Tỉnh Đồng Nai.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, phương

pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập số liệu qua các nguồn thứ cấp và phương pháp xử lý dữ liệu.

Không gian, thời gian: Tập trung khảo sát công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của các cơ quan quản lý nhà nước (Cục thuế tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai), đặc biệt là Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai từ năm 2009 đến 2011 và định hướng đến 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Về mặt lý luận nghiên cứu: đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ bản chất của gian lận thương mại và các nguyên lý cơ bản của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại. Bên cạnh đó, đề tài cũng đi nghiên cứu một số công trình trước có liên quan đến đề tài để trả lời cho câu hỏi: Thứ nhất,

nguyên nhân do đâu lại có gian lận thương mại? Thứ hai, gian lận thương mại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 28 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)