Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động gian

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 48)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động gian

lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

a) Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động gian lận thương mại

Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý nhà nước về gian lận thương mại. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ, các chính sách của Nhà nước, các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp đối phó với buôn lậu,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

gian lận thương mại nhiều lúc chưa kịp thời, chủ động đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

Hệ thống Pháp luật của Nhà nước ta còn nhiều kẽ hở nên các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại lợi dụng kẽ hở đó để thực hiện hành vi gian lận. Như sự thiếu chặt chẽ trong luật thuế giá trị gia tăng và chế độ chính sách thủ tục hoàn thuế còn nhiều sơ hở, DN không chỉ khai man trốn thuế, mà còn lợi dụng chủ trương hoàn thuế để chiếm đoạt tiền thuế, gây thiệt hại cho những DN chân chính. Thống kê qua các lần thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế, hoàn thuế cho thấy có rất nhiều hình thức gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế thông qua hoá đơn.

Mặt khác, theo bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tại điều 153 Tội buôn lậu, điều 154 Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là phạm tội. Nhưng hành vi gian lận thương mại không được đề cập đến ở đây. Như vậy có thể nói gian lận thương mại có sự tách biệt với tội danh buôn lậu. Tuy nhiên, theo WCO cho rằng buôn lậu là một dạng của gian lận thương mại. Chính cách xác định khác nhau này đã gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế và trong xử lý vi phạm giữa nước ta với các nước khác.

Cho tới nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra một định nghĩa chính thức về gian lận thương mại mặc dù thuật ngữ gian lận thương mại đã được dùng nhiều trong các văn bản pháp luật. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc phòng chống và xử lý các vi phạm theo pháp luật.

Bên cạnh đó, việc xử lý hậu công tác kiểm tra các vi phạm, gian lận thương mại còn nhiều kẽ hở, lúng túng, các chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Nó sẽ tạo điều kiện cho các hành vi gian lận gia tăng, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn b) Bộ máy tổ chức quản lý

Bộ máy tổ chức quản lý hiện nay còn cồng kềnh, chồng chéo. Lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại còn mỏng, phương tiện thiếu, cơ sở vật chất còn hạn chế, có lúc còn thiếu chủ động, chưa kịp thời nắm bắt tình hình nên chưa kịp thời đưa ra các kế hoạch, giải pháp hữu hiệu để kiểm tra, xử lý có hiệu quả. Trong khi đó, bọn buôn lậu ngày càng tinh vi, có phương tiện hiện đại, tổ chức chặt chẽ. Mặt khác, công tác phối hợp giữa các ngành chức năng nhiều lúc chưa chặt chẽ do nhận thức về tầm quan trọng của công tác chống gian lận thương mại ở một số ngành chức năng, chính quyền địa phương còn kém nên chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chống gian lận thương mại. Chính vì vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả chưa phản ánh đúng thực tế tình hình, còn mang tính đơn lẻ, chưa có tính đồng bộ từ TP đến các quận, huyện.

Một tồn tại nữa là ngay trong lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại còn có một số cán bộ có những hành vi tiêu cực như thông đồng, tiếp tay cho cho bọn buôn lậu, gian lận thương mại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

c) Thủ đoạn của các cơ sở kinh doanh

Khi sức mua trên thị trường ngày càng lớn. Người tiêu dùng thích mua những loại hàng hóa có mẫu mã đẹp nhưng lại rẻ tiền. Khi đó, các đối tượng kinh doanh nhận thấy rằng những mặt hàng nhập lậu, làm giả, làm nhái có chủng loại phong phú, mẫu mã kiêu dáng đa dạng mà lại rẻ tiền sẽ mang lại lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích chúng không từ bỏ một thủ đoạn nào để thu được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chính đáng họ không thể có được như trốn thuế, gian lận về giá, làm giả, làm nhái hàng hóa. Để tiết kiệm chi phí họ có thể dùng những chất có hại cho sức khỏe vào đồ uống, thực phẩm như chất cyclamats. Ngày 21/01/2011 đội QLTT số 1 kiểm tra Công ty Cổ phần thương mại Tân Tiến Phát có địa chỉ tại xã Bình Hòa, huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Kết quả kiểm tra đã tạm giữ 27.520 lon nước tăng lực, trà bí đao, trà xanh vi phạm Vệ sinh An toàn thực phẩm có sử dụng đường cyclamats.

Như gian lận về đo lường xăng dầu có rất nhiều thủ đoạn trong đó phổ biến là thủ đoạn điều chỉnh, thay đổi thông số kỹ thuật của cột đo nhiên liệu hoặc chủ động ngắt cò để đóng van trước khi bộ xử lý trung tâm tự động điều khiển đóng van; điều chỉnh cột nhiên liệu từ xa bằng bộ thu phát hồng ngoại…

Gian lận trong chiết nạp gas, một số tổ chức, cá nhân lập ra các nhà máy với chức năng đăng ký là cải tạo, sửa chữa vỏ bình gas nhưng hoạt động thực tế là chiếm dụng vỏ bình gas của hãng khác, sau đó cải tạo, thay tai xách, đóng rập lại số seri, sơn hoặc dán logo, nhãn mác biến thành vỏ bình gas của hãng mình để bán ra thị trường.

Các phương thức thủ đoạn của các đối tượng gian lận thương mại ngày càng tinh vi hơn và sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại nên khó dự báo gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

d) Trình độ hiểu biết, nhận thức của người dân

Trình độ hiểu biết, nhận thức của người dân về các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại đối với sự phát triển kinh tế, an ninh chính trị, trật tự xã hội còn rất hạn chế, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, do sự thiếu hiểu biết nên một bộ phận dân cư đã bị lôi kéo tham gia vào hoạt động buôn bán trái phép làm suy đồi tư tưởng và làm mất tư cách đạo đức của những kẻ hám lợi. Vì vậy mà các cơ quan chức năng ít nhận được sự ủng hộ, phối hợp của các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, đa số những người tiêu dùng ưa chuộng hàng hóa có mẫu mã đẹp, phong phú nhưng rẻ tiền nên họ không quan tâm đến chất lượng, xuất xứ, độ an toàn của sản phẩm. Chính điều này đã tiếp tay cho bọn gian lận thương mại hoành hành và gây khó khăn cho công tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

quản lý đối với hoạt động gian lận này.

Chị Hồng Nga, thành phố Biên Hòa đang chọn mua 2 chiếc mũ bảo hiểm lưỡi trai trên đường Võ Thị Sáu nói: Mua loại rẻ thì mua được nhiều loại mũ bảo hiểm, mua cả chục cái mũ bảo hiểm đủ màu sắc để đội cho phù hợp với quần áo chứ hàng xịn đắt tiền thì chỉ dám mua 1-2 chiếc thôi. Anh Quốc Thắng cũng ở thành phố Biên Hòa lại có quan niệm rằng: Đội mũ chỉ để đối phó thôi, đi trong thành phố suốt ngày tắc đường thì mấy khi tai nạn giao thông, còn đi đường cao tốc mà bị tai nạn thì mũ bảo hiểm loại nào cũng không an toàn.[13]

e) Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố nêu trên thì việc quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại còn chịu tác động của một số yếu tố khác như chính sách khen thưởng, kỷ luật trong từng cơ quan quản lý, tình hình tài chính của cơ quan,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 44 - 48)