Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32 - 89)

5. Kết cấu luận văn

2.1.4.Phương pháp xử lý dữ liệu

Từ những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được từ các phương pháp trên, ta sử dụng phương pháp này để xử lý từng dữ liệu tùy theo mục đích của người sử dụng. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình trƣớc

Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quản lý nhà nước

đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” tác giả đã

đi nghiên cứu nội dung của một số đề tài có liên quan và chọn ra 2 nhóm đề tài tiêu biểu sau:

Nhóm đề tài có liên quan đến quản lý nhà nước

Theo Trần Thị Thúy (2009) “Tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an

toàn thực phẩm đối với các siêu thị trên địa bàn Hà Nội” luận văn tốt nghiệp

đại học – khoa kinh tế - Trường Đại học Thương mại, đã đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá một số nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn thành phố Hà Nội như công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tại các siêu thị trên địa bàn từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các siêu thị. Thời gian nghiên cứu từ 2003-2008.

Theo Nguyễn Đình Sơn (2004)“Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước

về thương mại ở tỉnh Bắc Ninh” luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa kinh tế -

trường Đại học Thương mại, đã đi sâu nghiên cứu những hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô đối với hoạt động thương mại diễn ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ 1997-2003. Với việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng cùng với phân tích thực trạng để đưa ra biện pháp và ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại ở Bắc Ninh.

Nhóm đề tài có liên quan trực tiếp

Theo Đỗ Thị Huyền Trang (2009)“Tăng cường quản lý nhà nước với

gian lận và an toàn trong kinh doanh gas trên thị trường nội địa” luận văn tốt

nghiệp đại học - Khoa kinh tế - Trường đại học Thương mại đã đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước về gian lận thương mại và an toàn trong kinh doanh gas. Với việc sử dụng các phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

phân tích tổng hợp,…đề tài đã chủ yếu đề cập tới thực trạng của việc sang chiết gas, vấn đề an toàn trong kinh doanh gas trong khoảng thời gian từ 2003-2008, và từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý về vấn đề này.

Theo Đinh Phượng Đức (2006)“Thực trạng và giải pháp nhằm chống

buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn Cục Hải quan thành phố Hà Nội quản lý” luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa Thương mại quốc tế -

Trường đại học Thương mại đã đi sâu nghiên cứu về buôn lậu và gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu tại cục Hải quan thành phố Hà Nội, Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đề tài chủ yếu dựa trên số liệu thứ cấp được thống kê từ năm 2001-2005, và kết hợp với các phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp.

Theo Phan Việt Hùng (2004) “Một số giải pháp về quản lý nhà nước đối

với hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường tỉnh Vĩnh Phúc” luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa kinh tế - Trường

đại học Thương mại đã đi sâu nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước và kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại của các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm (2001-2003). Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam để phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp để ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động buôn lậu và gian lận trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài ra còn có một số đề tài cũng nghiên cứu về vấn đề này như luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh“Chống gian lận thương mại qua giá trong

hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thủy (2008 - Đại học quốc gia Hà Nội).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ngoài những đề tài trên, còn có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại ta thấy rằng các đề tài nghiên cứu này tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt

động gian lận thương mại trong hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu, hoạt động gian lận do Cục Hải quan Hà Nội quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng cộng sản Việt nam, phương pháp điều tra phỏng vấn, tổng hợp thống kê.

Không gian, thời gian: Nghiên cứu tại thị trường nội địa nói chung và thị

trường tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian thừ 2009 đến 2011.

Qua nghiên cứu các đề tài trên, tác giả thấy đề tài nghiên cứu “Một số

giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”có những điểm mới mà các đề tài trên chưa đề cập tới.

Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp từ phía Nhà nước trong

quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận trong lưu thông hàng hóa trên thị trường Tỉnh Đồng Nai.

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, phương

pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập số liệu qua các nguồn thứ cấp và phương pháp xử lý dữ liệu.

Không gian, thời gian: Tập trung khảo sát công tác chống gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của các cơ quan quản lý nhà nước (Cục thuế tỉnh Đồng Nai, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai), đặc biệt là Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai từ năm 2009 đến 2011 và định hướng đến 2013.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Về mặt lý luận nghiên cứu: đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ bản chất của gian lận thương mại và các nguyên lý cơ bản của quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại. Bên cạnh đó, đề tài cũng đi nghiên cứu một số công trình trước có liên quan đến đề tài để trả lời cho câu hỏi: Thứ nhất,

nguyên nhân do đâu lại có gian lận thương mại? Thứ hai, gian lận thương mại ảnh hưởng đến thị trường như thế nào? Thứ ba, vai trò quản lý đối với hoạt

động gian lận thương mại như thế nào?

Về mặt thực tiễn: hoạt động gian lận thương mại ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, nhận thức của các cơ quan quản lý cũng như của người dân về vấn đề này còn hạn chế nên việc quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Qua việc nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại, luận văn đã góp phần khắc phục được những khó khăn trong công tác quản lý và đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi sau: Thứ nhất, công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại còn có những tồn tại gi? Thứ hai, nguyên nhân của những tồn tại đó là gi?

Về mặt giải pháp: Trả lời câu hỏi: Thứ nhất, Nhà nước cần phải làm gì

để quản lý hoạt động gian lận thương mại? Thứ hai, các cơ quan chức năng

cần phải làm gì để quản lý hoạt động gian lận thương mại? Thứ ba, Chi cục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

3.1. Đánh giá khái quát thực trạng gian lận thƣơng mại và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

3.1.1. Thực trạng gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

3.1.1.1. Thực trạng hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh, tác động trầm trọng nhất là vào quý I/2009. Tuy nhiên, cả năm 2009, nền kinh tế Việt nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới.

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.

Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 17,2%/năm, cao hơn mức tăng của giai đoạn 2001 - 2005.

- Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bình quân 19,1%/năm. Trong 5 năm 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 121.500 tỷ đồng. Tốc độ thu ngân sách bình quân 12,5%/năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm.

Trong năm 2009, thị trường tại tỉnh Đồng Nai cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và có nhiều biến động về giá cả, các hoạt động thương mại và dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm trước, nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm vẫn giữ ở mức giá cao. Nhưng Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm

Tổng thu ngân sách trên địa bàn cả năm 2009 đạt 73.520 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Năm 2010 đạt 79.380 tỷ đồng, năm 2010 đạt 84.930 tỷ đồng, năm 2011 đạt 92.326 tỷ đồng. Sang năm 2012 kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai phát triển và tăng trưởng tương đối so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn quý I và quý II tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn là 49.856 tỷ đồng, đạt 53% dự toán năm. Hiện nay, trên tỉnh Đồng Nai có khoảng hơn 2199 DN đang hoạt động ở tất cả các ngành nghề. Thị trường tỉnh Đồng Nai được khẳng định là thị trường phát triển vững chắc và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hàng hóa trên thị trường tỉnh Đồng Nai khá đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã, luôn đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng nâng cao về chất lượng và mẫu mã, được người tiêu dùng tin dùng và có đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Hiện nay, nhằm giúp các DN trong nước chiếm lĩnh thị trường nội địa và để người dân có cơ hội sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao, giá rẻ...đồng thời thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, Sở công thương tỉnh Đồng Nai đã tiếp tục tổ chức những phiên chợ về các huyện, thị trên địa bàn, tập trung vào các ngày lễ lớn. Việc các DN đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về tiêu thụ tại các huyện, thị ngoại thành đã được người dân hưởng ứng, nên doanh thu trung bình mỗi chuyến đạt hàng trăm triệu đồng. Trong quý I và quý II năm 2012, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội so với cùng kỳ

26,5%. Trong tổng mức bán ra tại Tỉnh Đồng Nai, cơ cấu bán buôn chiếm tỷ trọng tới 75%.

3.1.1.2. Thực trạng gian lận thương mại trên tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh t

-

. Vì vậy, việc trao đổi, lưu thông hàng hóa diễn ra rất thuận lợi trong địa bàn và với các tỉnh, thành phố khác. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai diễn ra rất sôi động, đa dạng và phức tạp với đủ các loại hình. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vẫn còn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến giao thông vào thành phố. Các đối tượng kinh doanh tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở trong chính sách quản lý, cơ chế thông thoáng để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.

a) Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước

Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch - làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Đây là lọai hình gian lận đặc thù nhất ở Việt Nam bao gồm nhiều loại thuế gộp lại là thuế quan, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế phụ thu, trong đó thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của nước ta thường rất cao. Như ô tô có thuế nhập khẩu từ 77% đến 83%. Đối với mặt hàng rượu bia có thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%. Do thuế suất cao nên sự chênh lệch giữa giá cả phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực cho cơ quan kiểm tra, kiểm soát sẽ có sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận thu được. Vì vậy các gian thương thường tính toán, mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để gian lận trốn thuế. Việc này đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, hiện tượng ẩn lậu thuế, kê khai không trung thực để nộp thuế Giá trị gia tăng của các hộ kinh doanh lớn, công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn còn tồn tại. Một số DN được thành lập để mua bán, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng một cách bất hợp pháp. Loại tội phạm này thường hoạt động dưới phương thức và thủ đoạn là thành lập DN với rất nhiều ngành nghề kinh doanh, thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng. Sau khi mua được hóa đơn, các đối tượng đều bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Một số công ty còn ngang nhiên giả mạo công văn của cơ quan thuế để mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Có trường hợp đối tượng còn khắc chữ ký giám đốc DN và lợi dụng con dấu này để đóng vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

các văn bản, chứng từ hóa đơn liên quan nhằm qua mặt các cơ quan quản lý. b) Gian lận trong lĩnh vực giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32 - 89)