Các hành vi gian lận thương mại phổ biến trong hoạt động lưu thông hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 52 - 89)

hàng hóa trên thị trường hiện nay

Đa số các ý kiến cho rằng các hành vi gian lận thương mại phổ biến hiện nay trên thị trường là: Lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước; gian lận về giá hàng hóa; gian lận trong đo lường, chất lượng hàng hóa; gian lận trong kinh doanh hàng giả.

Theo ông Trần Công Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng tỉnh Đồng Nai cho biết: Chất lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng không đảm bảo, lượng hàng giả, hàng nhái gia tăng. Đặc biệt, mũ bảo hiểm kém chất lượng đang được bày bán la liệt trên các tuyến đường trong thành phố. Bên cạnh đó, gian lận về thuế cũng gia tăng.

3) Đánh giá về các văn bản của Nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại

Phần lớn ý kiến cho rằng chúng chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện tại và cần rà soát, bổ sung và sửa đổi những quy định pháp luật cho phù hợp.

Theo ông Trịnh Quang Đức – Trưởng phòng nghiệp vụ - tổng hợp – Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết: Các văn bản của Nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện tại, còn có hiện tượng chồng chéo lên nhau. Để quản lý tốt với vấn đề này cần có sự rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật, các văn bản quản lý cho phù hợp.

Theo ông Vũ Văn Tâm, Phó cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai cho biết: Những quy định pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại chưa thật sự chặt chẽ, còn thiếu đồng bộ. Vì vậy, cần có sự bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật cho phù hợp với tình hình hiện tại.

4) Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại hiện nay còn những tồn tại, hạn chế:

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, còn mang tính đơn lẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Sự quan tâm của các cấp chính quyền đến hoạt động quản lý chưa đúng mức.

- Lực lượng chống gian lận thương mại còn mỏng, trình độ nghiệp vụ còn thấp, thiếu phương tiện kỹ thuật hiện đại.

5) Để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại thì các cơ quan Nhà nước cần phải:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chức năng

- Xây dựng lực lượng chống gian lận thương mại trong sạch, vững mạnh Theo ông Trịnh Văn Ngọc – Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết: ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, có sự thống nhất về hành động để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn TP.

Qua kết quả phỏng vấn ta thấy hoạt động gian lận thương mại hiện nay đang diễn ra khá phức tạp với nhiều hành vi, thủ đoạn khác nhau. Các gian thương thường lợi dụng các kẽ hở trong luật pháp, các văn bản quản lý nhà nước về gian lận thương mại để thực hiện hành vi gian lận của mình. Việc quản lý nhà nước đối với vấn đề này còn tồn tại nhiều bất cập, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thực sự chặt chẽ, lực lượng quản lý còn mỏng trong khi đó thủ đoạn của các cơ sở kinh doanh ngày càng tinh vi sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý. Để đẩy lùi hoạt động gian lận thương mại, Nhà nước ta cần có các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này một cách phù hợp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp

Trước thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong những năm qua vẫn còn diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước và có ảnh hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

đến tiến trình phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng và xác định nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Ngày 27/08/2001 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định 128/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại để thực hiện tốt Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới và Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ trong hoạt động chống gian lận thương mại các cơ quan quản lý chức năng đã phối hợp trong công tác quản lý và thu được các kết quả khá tốt được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Kết quả chống gian lận thƣơng mại của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai

Năm Đơn vị tính 2009 2010 2011

Số vụ xử lý Vụ 12.200 17.633 24.000

Tổng số tiền thu nộp ngân sách Tỷ đồng 302 422 612 Nguồn: Ban chỉ đạo 128 tỉnh Đồng Nai Qua kết quả chống gian lận thương mại của các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai ta thấy số vụ gian lận thương mại ngày càng gia tăng:

- Năm 2010, số vụ xử lý tăng 44,26% so với năm 2009, số tiền nộp ngân sách nhà nước tăng 39,74%.

- Năm 2011 so với năm 2010, số vụ kiểm tra, xử lý tăng 36,11%, trong đó riêng số vụ hàng cấm tăng 62,03%, số vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tăng 21,65%; Tổng số tiền thu nộp ngân sách tăng 45,03%.

Qua bảng 3.2 ta có biểu đồ biểu diễn kết quả xử lý gian lận thương mại của các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Số vụ gian lận bị phát hiện và xử lý ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều và gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai. Nhưng con số này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số vụ gian lận đã diễn ra. Trong thực tế, còn rất nhiều những vụ gian lận chưa bị phát hiện vẫn tồn tại và phát triển. Nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và đang đặt ra dấu chấm hỏi cho các cơ quan quản lý làm thế nào để quản lý bộ phận này.

Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công thương, Ban chỉ đạo 128/Trung ương (TW), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, Cục QLTT, Sở Công thương, đã chủ động triển khai các giải pháp tập trung vào một số công tác chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng và đã thu được những kết quả khá tốt.

Bảng 3.3. Kết quả chống gian lận thƣơng mại của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai

Năm Đơn vị tính 2009 2010 2011

Số vụ kiểm tra Vụ 5.212 6.934 6.447

Số vụ xử lý Vụ 4.281 5.658 5.971

Tổng số tiền thu nộp ngân sách Triệu đồng 22.955 29.155 36.797

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Trong những năm qua, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai đã làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường. Số vụ gian lận bị phát hiện và xử lý ngày càng gia tăng.

- Năm 2010 so với năm 2009, số vụ kiểm tra tăng 33,04%, số vụ xử lý tăng 32,16% và tổng số tiền thu nộp ngân sách tăng 27%.

- Năm 2011 so với 2010, số vụ kiểm tra giảm 7,02% nhưng số vụ bị xử lý lại tăng 5,53% và tổng tiền thu nộp ngân sách tăng 26,2%

Để có cái nhìn tổng quát về kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động gian lận thương mại tại Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai, ta có biểu đồ sau:

Trong năm 2010, tỉnh Đồng Nai gặp nhiều bất lợi do biến động cung cầu hàng hóa và giá cả tăng giảm khá đột biến, rất khó dự báo, đây là cơ hội cho bọn gian lận hoành hành. Tuy nhiên, cán bộ công chức đã chủ động vượt qua khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác chống hàng nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả đã thu được kết quả tốt như:

Chi cục đã kiểm tra và xử lý 141 vụ buôn lậu thuốc lá điếu, xử phạt hành chính 128 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy 36.000 bao thuốc lá các loại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Đối với mặt hàng xăng dầu, Chi cục kiểm tra và phát hiện 82 vụ vi phạm về đo lường và thiếu giấy phép kinh doanh có điều kiện, phạt hành chính 57 vụ và thu phạt 50.000 tỷ đồng. Luôn tổ chức công tác kiểm tra giám sát 10 đợt tăng giá xăng dầu trên địa bàn.

Đối với chất lượng mũ bảo hiểm, Chi cục đã chỉ đạo các đội QLTT kiểm tra rà soát và xử phạt hành chính 75 vụ, thu phạt 65 triệu đồng, tịch thu tiêu hủy 4183 mũ bảo hiểm nhập lậu không đảm bảo chất lượng trị giá 107 triệu đồng.

Năm 2011, nền kinh tế đã đi vào ổn định, công tác quản lý của Chi cục được nâng cao. Trong năm 2011, Chi cục đã tiến hành các chuyên đề kiểm tra mặt hàng điện thoại di động, tiến hành xử lý 26 vụ, số tiền thu nộp 246,4 triệu đồng. Tổ chức các chuyên đề kiểm tra mặt hàng mỹ phẩm, các cơ sở sản xuất rượu, nước giải khát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá, rượu và bánh kẹo trên tỉnh Đồng Nai và đạt được kết quả khá tốt. Chi cục đã kiểm tra, xử lý 600 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu công nghiệp, kém chất lượng; phạt tiền 3.189 triệu đồng; trị giá hàng tịch thu 1.638 triệu đồng; 809 vụ hàng lậu, hàng cấm; phạt tiền 1.928 triệu đồng; trị giá hàng tịch thu 21.494 triệu đồng.

Năm 2011, thực hiện công văn số 3129/VPCP-KNTN ngày 15/5/2011 của Văn phòng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại năm 2011, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai đã tổ chức triển khai phương án số 52, 53, và 54/PA của Ban chỉ đạo 128/ĐP về việc kiểm tra với nhóm hàng: dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm công nghiệp; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.

Sang năm 2012, tình hình gian lận thương mại ngày càng gia tăng và trở lên phức tạp hơn với các hành vi gian lận ngày càng tinh vi với nhiều thủ đoạn mới. Trong nửa tháng đầu năm 2012, lực lượng QLTT tỉnh Đồng Nai đã kiểm tra 416 vụ, xử lý 322 vụ với tổng số tiền thu trên 1,6 tỷ đồng. Trong đó, 76 vụ hàng lậu; 2 vụ vi phạm về hàng giả; 49 vụ vi pham về nhãn hàng hóa; 102 vụ vi phạm về đăng ký kinh doanh và 33 vụ vi phạm khác.[14]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hoạt động gian lận thương mại vẫn tiếp diễn và ngày càng gia tăng đòi hỏi cần có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền để góp phần đẩy lùi hoạt động gian lận này.

Ý kiến của một số cán bộ quản lý nhà nước:

Theo ông Trần Minh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Phụ trách lĩnh vực Tài chính, Ngân sách (kể cả lĩnh vực Thuế, Hải quan, Kho bạc), Trưởng Ban chỉ đạo 128/ĐP, đến nay tỉnh Đồng Nai chưa phát hiện được vụ việc lớn nào trong gian lận thương mại, trốn thuế mặc dù hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm sở hữu công nghiệp trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, hàng nhập lậu chất lượng thấp vẫn đang được đưa vào với số lượng lớn tác động xấu đến thị trường và ảnh hưởng đến sản xuất. Một trong những nguyên nhân chưa phát hiện xử lý được các đường dây, ổ nhóm; chưa thực hiện được các chuyên án về buôn lậu và gian lận thương mại lớn là do sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa thật chặt chẽ, vẫn còn mang tính cục bộ từng lực lượng, từng địa phương, có lúc còn chồng chéo trong các đoàn kiểm tra liên ngành. Ông Phúc đề nghị các ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất hành động để nâng cao hiệu quả

công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn thành phố.[15] Tại hội nghị triển khai công tác năm 2012 ngày 5/5/2012, ông Trịnh Văn

Ngọc, Chi cục trưởng Chi Cục QLTT, phụ trách cơ quan thường trực ban chỉ đạo 128/ĐP cho biết: Chiều hướng buôn lậu và gian lận thương mại không giảm mà ngày càng tinh vi và phức tạp hơn trong khi số vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý chưa cao. Theo ông, Sở dĩ buôn lậu và gian lận thương mại tăng cả số vụ vi phạm và số tiền thu từ các vụ phạt, về chủ quan là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hàng hóa sản xuất từ nước ngoài tồn đọng nhiều và tìm mọi cách đẩy vào thị trường các nước giáp biên giới trong đó có nước ta. [12]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.4.1. Những thành công và bài học kinh nghiệm

a) Những thành công

- Công tác chống gian lận thương mại đã từng bước đạt được hiệu quả, triệt phá được nhiều ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại góp phần ổn định thị trường và phát triển kinh tế.

- Nhà nước luôn coi trọng và xác định nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và đưa ra những quyết định, chỉ thị để điều chỉnh hành vi gian lận của các gian thương và bước đầu đạt được hiệu quả.

- Đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác chống gian lận thương mại. Các cơ quan chức năng như Hải quan, Cục QLTT, Chi cục QLTT, công an, bộ đội biên phòng đã có sự phối hợp với nhau trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và bước đầu thu được những kết quả đáng khen ngợi.

+ Kết quả phối hợp của lực lượng QLTT với công an đã khám phá được một số vụ buôn lậu có giá trị lớn.

+ Công tác phối hợp điều tra trinh sát, trao đổi thông tin nghiệp vụ của các lực lượng chức năng đạt hiệu quả, do vậy kiểm tra đã bắt giữ được nhiều hàng hóa có giá trị cao, đánh trúng đối tượng buôn lậu, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại.

- Thông qua công tác phối hợp cán bộ công chức đã tìm hiểu và học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, nhất là công tác điều tra cơ bản, trinh sát nắm bắt tình hình, thu thập thông tin tài liệu phục vụ kiểm tra, lập hồ sơ xử lý của lực lượng công an.

- Nhận thức của người dân về tác hại của hoạt động gian lận thương mại đã dần được nâng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn b) Bài học kinh nghiệm

- Các cơ quan chính quyền các cấp thực sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống gian lận thương mại thì công tác này mới đạt hiệu quả. Khi đó, họ sẽ có những cách thức chỉ đạo một cách hợp lý, chính xác và thường xuyên góp phần đẩy lùi gian lận thương mại.

- Việc phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ giữa các cơ quan chức năng thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, tránh sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau mà họ có thể học hỏi, trao đổi kinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 52 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)