5. Kết cấu luận văn
4.1.2. Quan điểm của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai
- Để phòng chống nạn buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng QLTT phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với Hải quan, công an, bộ đội biên phòng, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
không ngừng hoàn thiện nghiệp vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Cần tập trung vào các mặt hàng trọng điểm, phát hiện tình hình gì bất thường phải có biện pháp ngăn chặn xử lý, đấu tranh ngay.
- Cần bố trí cán bộ, công chức đủ phẩm chất, đủ năng lực vào các công việc quan trọng để chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho các DN kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng.
- Cần có những kiến nghị với cấp trên để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về chống gian lận thương mại và áp dụng chúng trong thực tiễn.
- Có sự kết hợp chặt chẽ với nhân dân để phát hiện các ổ nhóm ẩn láu trong dân.
4.2. Một số giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
4.2.1. Giải pháp về phía Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai
a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, kế hoạch của Chi cục
Theo sự chỉ đạo của Sở Công thương tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo 128/ĐP, Chi cục QLTT cần đưa ra các văn bản, kế hoạch, để chỉ đạo các đội tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các vi phạm trên địa bàn.
Để khắc phục tình trạng chồng chéo, không đồng bộ trong hệ thống văn bản, kế hoạch của Chi cục liên quan đến hoạt động quản lý gian lận thương mại hiện nay thì Chi cục phải thường xuyên tiến hành rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản, kế hoạch hiện hành để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống gian lận thương mại.
Xây dựng các kế hoạch chuyên đề kiểm tra và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đội về phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn để quản lý hàng hóa trên khâu lưu thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Tham mưu và triển khai các kế hoạch và phương án kiểm tra của Ban chỉ đạo 128/ĐP, đưa hoạt động của cơ quan thường trực thường xuyên và đúng quy chế; đề xuất và tham mưu kịp thời các kế hoạch cho các ngành trong công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, các biện pháp, giải pháp chỉ đạo trong từng thời kỳ.
Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thị trường.
b) Tạo cơ chế vững mạnh trong Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai
- Có các hoạt động khuyến khích, động viên cán bộ trong Chi cục như: Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động văn thể của các đơn vị. Tổ chức giao lưu văn nghệ nhằm động viên thi đua, tạo ra không khí sôi nổi, thiết thực trong Chi cục. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Đoàn thể: thanh niên, công đoàn,…xây dựng các chương trình hoạt động, phát động các phong trào thi đua góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn của Chi cục. Chăm lo đến cuộc sống vật chất và tinh thần của cán bộ trong Chi cục như tiếp tục duy trì quỹ nghĩa tình đồng đội quan tâm chăm lo kịp thời công chức và gia đình khi ốm đau, hoạn nạn để tạo đời sống tinh thần cho cán bộ công chức gắn bó hơn với cơ quan. Bên cạnh đó có thể tiến hành các chuyến du lịch, thăm quan cho cán bộ trong Chi cục.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác thu chi tài chính của Chi cục, quản lý hàng tạm giữ và tiền chi phí vụ việc đúng quy định của pháp luật. Xây dựng các chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong toàn Chi cục và các đội. Đề nghị Sở tài chính, Sở Tư pháp có giải pháp bán hàng tịch thu sung công quỹ nhanh để bảo đảm chất lượng và bán hàng được giá cao và đề nghị Sở tài chính và Sở Công thương sớm giải quyết việc thanh toán chi phí phục vụ việc cho các đội QLTT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Cần có chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp thời để củng cố kỷ cương trong hoạt động công vụ. Tăng cường thanh tra nội bộ và nâng cao trách nhiệm quản lý nhân viên của lãnh đạo đội, phòng. Kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm quy chế phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm. Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nội quy, quy chế của từng đơn vị, phòng, đội và từng cá nhân hàng quý để có chế độ khen thưởng thích hợp. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, bổ sung các tiêu chí thi đua, thực hiện chế độ xét thi đua, khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích động viên các tổ chức, cá nhân tiêu biểu. Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả thi đua trong năm.
c) Xây dựng bộ máy quản lý trong sạch, vững mạnh
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý các vụ gian lận đối với hàng hóa lưu thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cần xây dựng bộ máy trong Chi cục trong sạch và vững mạnh bằng cách:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch quy hoạch cán bộ năm 2011 và giai đoạn 2010-2015.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm các quy chế công tác khi thực hiện công vụ. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình chống tham nhũng trong toàn Chi cục cụ thể, thiết thực phòng ngừa được vi phạm.
- Ổn định việc sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, vận hành tốt bộ máy hành chính không để ảnh hưởng đến hoạt động của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành theo hướng cụ thể, sâu sát, thực hiện tốt việc xây dựng, củng cố, điều chỉnh hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực QLTT. Tạo sự đồng thuận trong công tác điều hành và phát huy được tính chủ động của các đội QLTT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ, công chức trong Chi cục. - Xây dựng trụ sở và trang thiết bị phương tiện cho các đội QLTT chưa có trụ sở và phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Bổ sung kinh phí phục vụ cho trang bị phương tiện để kiểm tra, kiểm soát, kinh phí giám định và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng.
d) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên thị trường tỉnh Đồng Nai
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đảm bảo thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh những quy định của luật pháp về điều kiện kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Việc kiểm tra phải có trọng điểm và phân công gắn trách nhiệm cụ thể công chức với từng địa bàn. Thực hiện tốt phương pháp gắn điều tra cơ bản với việc nắm diễn biến hoạt động thương mại trên địa bàn đối tượng, mặt hàng,…Chú trọng các mặt hàng cấm, hàng nhập lậu như: Pháo các loại, đồ chơi ảnh hưởng đến sức khỏe và nhân cách trẻ em, thuốc lá điếu, rượu ngoại, đồ điện tử.
Đặc biệt chú ý và thường xuyên kiểm tra đối với các đơn vị kinh doanh không đảm bảo hoặc không tuân thủ các quy định về pháp luật, có hành vi gian lận trong kinh doanh. Nếu phát hiện có hành vi gian lận cần xử lý nghiêm minh để làm gương cho các đối tượng khác.
4.2.2. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đồng Nai
a) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác chống gian lận thương mại
Trên tỉnh địa bàn Đồng Nai, tình hình gian lận thương mại vẫn còn diễn biến rất phức tạp, các thủ đoạn gian lận thương mại ngày càng tinh vi, xảo quyệt gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Công tác chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
gian lận thương mại của các cơ quan chức năng thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều nơi công tác chống gian lận thương mại còn chưa được quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chức năng trong công tác chống gian lận thương mại chưa chặt chẽ, hiệu quả còn thấp, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Để đạt hiệu quả cao trong công tác chống gian lận cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chức năng trong công tác chống gian lận thương mại.
Các cơ quan chức năng như Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, Tổng cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, lực lượng công an, Cục QLTT, Chi cục QLTT, các tổ chức chính trị, xã hội,…cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác chống gian lận thương mại để có thể phát huy thế mạnh của từng cơ quan, từng đơn vị.
Như Sở Công thương cần tăng cường phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các cá nhân, DN và hướng dẫn việc thực hiện điều kiện kinh doanh và đồng thời tiến hành kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành hoạt động theo điều kiện kinh doanh của các DN.
Cục Hải quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu và tiến hành thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Tiến hành xây dựng một hàng rào thuế quan vững chắc để đẩy lùi hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Đối với lực lượng công an cần phối hợp với các lực lượng khác để điều tra vào những đường dây buôn lậu, gian lận có quy mô, đánh vào những bọn đầu sỏ làm rõ hoạt động thông đồng, móc nối tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu và gian lận thương mại góp phần đẩy lùi hoạt động tham nhũng làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước.
Chi cục QLTT cần tổ chức thực hiện các chương trình phối hợp QLTT các tỉnh, thành phố, cơ quan hải quan, công an, đo lường chất lượng, các tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
chức xã hội (Hội bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội chống hàng giả…) trong công tác đào tạo, tuyên truyền pháp luật và thông tin phối hợp chống buôn lậu, hàng giả. Cần chủ động phối hợp tham gia các đoàn liên ngành về công tác VSATTP, văn hóa, phòng dịch…để thực hiện kịp thời yêu cầu đột xuất của Sở Công thương, Cục QLTT, UBND.
Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần phối kết hợp với công an, Chi cục QLTT trong công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa được đưa ra lưu thông trên thị trường tỉnh Đồng Nai.
Các tổ chức chính trị xã hội cần phát huy vai trò tuyên truyền giáo dục quần chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chống gian lận thương mại làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước.
Sự kết hợp của các cơ quan quản lý chức năng trong hoạt động chống gian lận thương mại sẽ góp phần ngăn chặn và đẩy lùi hoạt động gian lận thương mại trên tỉnh Đồng Nai cũng như trên toàn quốc.
b) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ, nâng cao đời sống của nhân dân
Qua phân tích ở chương 3 ta thấy nhận thức của người dân về buôn lậu, gian lận thương mại còn kém, họ không thấy được tác hại của gian lận thương mại. Trên thực tế, nhiều cá nhân tổ chức còn tiếp tay cho bọn gian lận bằng cách tiêu thụ hàng trốn thuế với giá rẻ. Thái độ không hợp tác và tiếp tay cho bọn gian lận gây ra tác hại không nhỏ cho sản xuất tiêu dùng, an ninh trật tự xã hội. Chính vì vậy, để quản lý tốt hơn đối với hoạt động này thì các cơ quan quản lý nhà nước cần tuyên truyền cho nhân dân biết về đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về tác hại cũng như ảnh hưởng của buôn lậu, gian lận thương mại đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Nhà nước thông qua các cơ quan, các tổ chức trong xã hội để tuyên truyền, tác động đến nhận thức của người dân, nâng cao trình độ dân trí ngay từ tiêu dùng để người dân ý thức được tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại.
Thứ nhất, làm công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thương nhân,
người dân bằng cách phối hợp với các cơ quan thông tin báo chí như truyền hình tỉnh Đồng Nai, báo Đồng Nai… đưa tin các chương trình kết quả công tác của các đơn vị một cách thường xuyên để có tác động răn đe đối tượng vi phạm, tạo điều kiện cho người tiêu dùng biết hàng thật, hàng giả, tránh thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Thứ hai, phối hợp với UBND các huyện, các tổ chức chính trị xã hội làm
tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là người kinh doanh một cách sâu rộng hơn, với nội dung phong phú hơn để có thể làm cho người dân, người kinh doanh hiểu và làm theo pháp luật một cách tự giác hơn.
Thứ ba, cần tổ chức trưng bày triển lãm hàng thật, hàng giả tại các hội
chợ triển lãm để tăng cường phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong toàn xã hội.
Ngoài việc tuyên truyền, vận động nhân dân chống buôn lậu, gian lận thương mại thì các cơ quan quản lý cần giải quyết các chính sách xã hội như nâng cao đời sống nhân dân bằng cách tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập và có các chính sách khuyến khích nhân dân lao động, sản xuất, đầu tư cho giáo dục để nâng cao trính độ học vấn của người dân.
c) Nâng cao khả năng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền địa phương
Chống buôn lậu, gian lận thương mại là một vấn đề lớn của đất nước đòi hỏi cần có sự kết hợp của các cơ quan chức năng, quần chúng nhân dân dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để tạo ra sức mạnh tổng hợp, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mỗi tổ chức Đảng, mỗi đảng viên cần phải nhận thức rõ và thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
tốt nhiệm vụ của mình góp phần làm tốt công tác chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Các cấp chính quyền địa phương phải coi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại là nhiệm vụ chính trị quan trọng để tập trung lãnh đạo, đề ra các kế hoạch, biện pháp tổ chức lực lượng, đề ra các cơ chế phù hợp để huy động tối đa lực lượng tham gia chống gian lận thương mại. Để thực hiện tốt điều này cần nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương về công tác chống gian lận thương mại hiện nay. Bên cạnh đó nâng cao giáo dục, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ ở cấp chính quyền địa phương. Có như vậy, việc lãnh đạo, chỉ đạo và phối kết hợp với các cơ quan quản lý