Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 60 - 89)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a) Những hạn chế

- Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại chưa đúng mức, việc chống buôn lậu và gian lận thương mại còn chưa quyết liệt, còn có tư tưởng suy nghĩ lệch lạc như cho lới lỏng một góc độ nào đó để DN có đà phát triển sản xuất kinh doanh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

những vấn đề nổi cộm trên khâu lưu thông, chưa triệt phá được các đường dây, ổ nhóm có tính chất phân phối hàng hóa trên thị trường. Đây là vấn đề nhức nhối, kéo dài từ nhiều năm nay. Các cơ quan chức năng đã tổ chức kiểm tra, phát hiện nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong muốn.

- Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa thực sự chặt chẽ, còn mang tính đơn lẻ, chưa có tính đồng bộ, nhiều khi còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, còn chồng chéo giữa các đoàn kiểm tra liên ngành của Ban chỉ đạo 128/ĐP và các đơn vị chức năng nên công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại nhìn chung chưa phản ánh đúng với thực tế tình hình, còn mang tính đơn lẻ, chưa có tính đồng bộ từ thành phố đến các quận, huyện.

- Chưa phổ biến quán triệt mạnh mẽ chủ trương chống gian lận thương mại trong các ngành các cấp, các đơn vị kinh doanh và người dân để họ tham gia tích cực công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Công tác quản lý cán bộ ở một số đơn vị còn lỏng lẻo, chưa nghiêm minh, chưa thực sự đoàn kết nội bộ, thiếu sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo đến đời sống của nhân viên, tạo điều kiện cho các phần tử xấu mua chuộc, dụ dỗ tiếp tay cho bọn chúng.

- Lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng, thiếu về số lượng, nhiều chức danh phải kiêm nhiệm; phương tiện nghiệp vụ vừa thiếu, vừa lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Các chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm.

b) Nguyên nhân

- Nhận thức về tầm quan trọng của công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại của một số ngành chức năng, chính quyền địa phương chưa cao, họ chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chống buôn lậu, gian lận thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

mại, để cho tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra phức tạp không có biện pháp giải quyết. Có địa phương tuy biết có hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại nhưng không có biện pháp triệt để đấu tranh ngăn chặn. Để ngăn chặn được tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại thì phải thực hiện một cách đồng bộ, liên tục trên các địa bàn toàn Thủ đô. Để công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

- Phương thức thủ đoạn của các đối tượng gian lận ngày càng tinh vi và sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong khi lực lượng kiểm tra còn mỏng, thiếu về số lượng và kinh nghiệm chưa cao, phương tiện còn thiếu và lạc hậu do nguồn kinh phí cho hoạt động này còn ít.

- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chặt chẽ, còn nhiều sơ hở trong đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp chống gian lận thương mại nhiều lúc chưa kịp thời và chủ động. Các chủ trương, chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại còn mang tính đối phó, chậm sửa đổi, bổ sung theo kịp tình huống phát sinh của các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực chống gian lận thương mại còn hạn chế đặc biệt là các cơ quan quản lý và người dân ở vùng sâu, vùng xa nên họ còn thiếu hiểu biết về các đường lối chính sách của Nhà nước về hoạt động này. Vì vậy mà họ chưa tham gia tích cực công tác chống gian lận thương mại.

- Công tác kỷ luật cán bộ tham nhũng còn thiếu nghiêm khắc. Chế độ khen thưởng đối với những người làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại chưa thật sự thỏa đáng và kịp thời, chưa khuyến khích những những thành viên làm công tác này nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.5. Những dự báo và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Năm 2012 và năm 2013, diễn biến kinh tế thị trường sẽ có nhiều biến động khó dự báo do tác động hậu quả suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế. Nền kinh tế phát triển cùng với đó là nạn buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại của các đối tượng kinh doanh ngày càng tinh vi hơn. Trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng tác động làm tội phạm gia tăng.

Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, nước ta luôn tận dụng tối đa mọi nguồn lực phát triển sản xuất, cạnh tranh với các nước khác để giành lợi thế trong hội nhập bằng việc thu hút vốn đầu tư, thay đổi công nghệ và thúc đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng có các biện pháp để hạn chế tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại để sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay nước ta chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại và tạo nhiều kẽ hở cho hoạt động này gia tăng. Bên cạnh đó, sự thiếu nghiêm minh của các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự phối hợp của các cơ quan này với các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động chống gian lận thương mại còn lỏng lẻo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Việc xử lý các hành vi gian lận thương mại chưa thật sự nghiêm minh sẽ tạo điều kiện cho hoạt động gian lận thương mại phát triển.

Tuy nhiên, xu hướng nói chung là cơ chế chính sách pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chống gian lận thương mại ngày càng hoàn thiện hơn, có sự kết hợp với nước ngoài trong việc quản lý đối với vấn đề này. Bên cạnh đó, nhận thức của các cơ quan quản lý và người dân về tác hại của gian lận thương mại và việc quản lý đối với hoạt động này ngày càng được nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

cao. Vì vậy, việc quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại ngày càng hiệu quả hơn góp phần hạn chế gian lận thương mại gia tăng.

Mặc dù vậy, trong thời gian tới thì hoạt động gian lận thương mại vẫn có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi, khó kiểm soát hơn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh chính trị của Thủ đô cũng như của cả nước nói chung.

Về đối tượng gian lận thương mại

Do tiêu dùng ngày càng cao nên các đối tượng tham gia vào hoạt động gian lận thương mại càng nhiều bao gồm các chủ thể kinh doanh trong xã hội như những người hoạt động kinh doanh lớn, những hộ sản xuất cá thể, những người hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ hoặc chỉ là các cá nhân riêng lẻ. Đặc biệt, một số cán bộ trong cơ quan quản lý nhà nước cũng tham gia vào hoạt động này. Có thể phân ra các đối tượng gian lận thương mại như sau:

- Loại chuyên nghiệp: Loại này có tổ chức chặt chẽ, có phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc nhanh nhạy. Chúng thường tạo thành đường dây hoạt động lớn, tổ chức phân phối đến các đối tượng nhỏ lẻ khác. Chúng có thể kéo theo nhiều đối tượng khác tham gia vào đường dây bất chính này.

- Loại không chuyên nghiệp: Là các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cá nhân trong nền kinh tế lợi dụng các kẽ hở trong cơ chế, chính sách của Nhà nước để tiến hành các hành vi gian lận hoặc bị lôi kéo vào con đường làm ăn bất chính này. Ngoài ra còn bao gồm một bộ phận cán bộ trong các cơ quan quản lý cũng vì lợi nhuận bất chính mà tiếp tay cho bọn gian lận thương mại hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt động này làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý của cơ quan.

Hình thức gian lận thương mại

Gian lận về giá, thuế chiếm tỷ lệ cao, hầu như lĩnh vực kinh doanh nào cũng có gian lận về giá và đặc biệt sẽ gia tăng trong ngành kinh doanh thuốc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

kinh doanh gas.

Gian lận trong đo lường, chất lượng hàng hóa cũng gia tăng nhất là trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thực phẩm và mũ bảo hiểm.

Gian lận trong sản xuất và buôn bán hàng giả cũng ngày càng gia tăng và sẽ tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao, có uy tín trên thị trường, những mặt hàng do nước ngoài sản xuất như mỹ phẩm, dầu gội đầu, hàng điện tử, rượu, thuốc lá,… hoặc những mặt hàng có bao bì đơn giản và quy trình công nghệ không phức tạp như bánh kẹo, phân bón.

Thủ đoạn gian lận thương mại

Thủ đoạn gian lận thương mại ngày càng tinh vi và khó kiểm soát hơn. Chúng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn và lôi kéo những cán bộ quản lý để làm tay sai cho chúng. Ngoài ra, chúng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các bộ phận dân cư mà biến bộ phận này trở thành lực lượng gian lận và luôn chống đối lại các cơ quan quản lý chức năng.

Trong gian lận về thuế xuất hiện thủ đoạn gian lận mới là mua bán hóa đơn giá trị gia tăng nhằm trốn thuế nhà nước.

Quy mô, tính chất gian lận thương mại

Các vụ gian lận thương mại có quy mô ngày càng lớn và có xu hướng liên kết với nhau cả trong nước và nước ngoài, đồng thời móc nối vào nội bộ các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại tạo thành một đường dây lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Quan điểm hoàn thiện trong quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại lận thương mại

4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước

- Chống gian lận thương mại là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân,

toàn dân

Gian lận thương mại ngày càng phát triển, tác động đến nhiều mặt và gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, việc đẩy lùi gian lận thương mại là rất quan trọng và cần thiết hiện nay. Nó không phải là trách nhiệm của riêng ai mà hoạt động này cần có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất của các cơ quan quản lý chức năng và có sự đồng tình, ủng hộ của người dân dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng, Nhà nước.

Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra việc “Chống buôn lậu và gian lận thương mại – trách nhiệm không của riêng ai”. Để tạo lên sức mạnh tổng hợp, to lớn, rộng khắp, điều trước tiên là trách nhiệm chống buôn lậu, gian lận thương mại cần phải quán triệt trong Đảng từ trung ương tới cơ sở. Đảng viên, tổ chức Đảng cơ sở phải là những người tiên phong phát hiện và ngăn ngừa mầm mống gian lận. Đảng lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở phải phát huy mạnh hơn trong trận tuyến chống gian lận. Bên cạnh đó, cần có sự đồng tình ủng hộ và phối hợp của các tổ chức quản lý, các cá nhân để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả cao hơn.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gian lận thương mại Hệ thống chính sách về quản lý hoạt động gian lận thương mại cần được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

xây dựng, điều chỉnh, bổ sung chặt chẽ, tránh sơ hở để bọn buôn lậu, gian lận thương mại lợi dụng. Chúng phải thể hiện rõ quyết tâm chống buôn lậu, gian lận thương mại của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh để răn đe đối với các đối tượng đang hình thành tư tưởng gian lận.

- Phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội

Cần phát triển kinh tế một cách lành mạnh, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển hoạt động sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng trong xã hội. Bên cạnh đó, cần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức của cán bộ quản lý cũng như người dân để họ thấy được tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại từ đó có sự phòng ngừa thích hợp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

- Chống gian lận thương mại cần tiến hành đồng thời với các cuộc đấu

tranh chống tham nhũng

Gian lận thương mại phát triển kéo theo một bộ phận cán bộ quản lý chức năng tham gia vào đường dây này, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý và tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Mặt khác, tham nhũng phát triển sẽ tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển, gian lận thương mại phát triển. Vì vậy, chống buôn lậu, gian lận thương mại đồng thời với cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ làm bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, triệt tiêu những thế lực bao che, bảo vệ và tiếp tay cho bộ phận buôn lậu, gian lận thương mại.

4.1.2. Quan điểm của Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai

- Để phòng chống nạn buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng QLTT phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với Hải quan, công an, bộ đội biên phòng, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

không ngừng hoàn thiện nghiệp vụ, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Cần tập trung vào các mặt hàng trọng điểm, phát hiện tình hình gì bất thường phải có biện pháp ngăn chặn xử lý, đấu tranh ngay.

- Cần bố trí cán bộ, công chức đủ phẩm chất, đủ năng lực vào các công việc quan trọng để chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho các DN kinh doanh và bảo vệ người tiêu dùng.

- Cần có những kiến nghị với cấp trên để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về chống gian lận thương mại và áp dụng chúng trong thực tiễn.

- Có sự kết hợp chặt chẽ với nhân dân để phát hiện các ổ nhóm ẩn láu trong dân.

4.2. Một số giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động gian lận thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

4.2.1. Giải pháp về phía Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai

a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, kế hoạch của Chi cục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 60 - 89)