Thực trạng gian lận thương mại trên tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 39 - 44)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1.2. Thực trạng gian lận thương mại trên tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh t

-

. Vì vậy, việc trao đổi, lưu thông hàng hóa diễn ra rất thuận lợi trong địa bàn và với các tỉnh, thành phố khác. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai diễn ra rất sôi động, đa dạng và phức tạp với đủ các loại hình. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vẫn còn diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến giao thông vào thành phố. Các đối tượng kinh doanh tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở trong chính sách quản lý, cơ chế thông thoáng để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.

a) Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước

Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch - làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm. Đây là lọai hình gian lận đặc thù nhất ở Việt Nam bao gồm nhiều loại thuế gộp lại là thuế quan, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế phụ thu, trong đó thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của nước ta thường rất cao. Như ô tô có thuế nhập khẩu từ 77% đến 83%. Đối với mặt hàng rượu bia có thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%. Do thuế suất cao nên sự chênh lệch giữa giá cả phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực cho cơ quan kiểm tra, kiểm soát sẽ có sự chênh lệch rất lớn về lợi nhuận thu được. Vì vậy các gian thương thường tính toán, mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để gian lận trốn thuế. Việc này đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Hiện nay, hiện tượng ẩn lậu thuế, kê khai không trung thực để nộp thuế Giá trị gia tăng của các hộ kinh doanh lớn, công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn còn tồn tại. Một số DN được thành lập để mua bán, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng một cách bất hợp pháp. Loại tội phạm này thường hoạt động dưới phương thức và thủ đoạn là thành lập DN với rất nhiều ngành nghề kinh doanh, thuê nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện mua bán hóa đơn giá trị gia tăng. Sau khi mua được hóa đơn, các đối tượng đều bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Một số công ty còn ngang nhiên giả mạo công văn của cơ quan thuế để mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Có trường hợp đối tượng còn khắc chữ ký giám đốc DN và lợi dụng con dấu này để đóng vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

các văn bản, chứng từ hóa đơn liên quan nhằm qua mặt các cơ quan quản lý. b) Gian lận trong lĩnh vực giá

Gian lận về giá như không kê khai, không đăng ký giá hàng hóa với các cơ quan có thẩm quyền; không niêm yết giá hoặc niêm yết giá không đúng quy định; bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết, việc tăng, giảm giá; hạch toán một số khoản chi phí có ảnh hưởng lớn đến tính giá thành, giá bán sản phẩm. Hiện nay, vi phạm về giá chiếm tỷ lệ khá cao khoảng trên 40% trong tổng số vụ gian lận thương mại. Hầu như lĩnh vực kinh doanh nào cũng có vi phạm về giá như thuốc chữa bệnh, gas,…Hiện nay, các doanh nghiệp thường không niêm yết giá bán hoặc niêm yết với giá cao hơn giá bán để thu lợi nhuận từ chênh lệch này như trong kinh doanh thuốc. Hiện tượng tự tăng giá còn diễn ra nhiều đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm.

c) Gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa

Gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa là gian lận trong việc thực hiện các phép đo, các phương pháp đo trong cân, đong, đo, đếm hàng hóa (lượng hàng thiếu so với lượng ghi trên bao bì), làm thiếu hàng mà người mua vẫn phải trả tiền theo giá đủ hàng, gây thiệt hại cho khách hàng.

Trong các loại hàng hóa, dịch vụ được kiểm tra thì các vụ gian lận đo lường trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo quy định, sai số ở mỗi cột bơm tối đa là 0,5% (bơm 100 lít được phép thiếu hoặc thừa 0,5 lít). Tuy nhiên, một số cột bơm xăng có sai số vượt 0,5% như cột bơm xăng A92 tại cây xăng số 36 đường Võ Thị Sáu thị xã Long Khánh có sai số lên đến 0,66%, vượt ngưỡng cho phép. Cho đến năm 2011 thì tại cây xăng này vẫn có hiện tượng gian lận trong đo lường xăng dầu và được nhiều người tiêu dùng phản ánh. Ngoài ra, lực lượng kiểm tra cũng phát hiện tại cây xăng km 6 đường Nguyễn Thị Minh Khai thành phố Biên Hòa có 1 vòi bơm có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

sai số là 0,7%. Cửa hàng xăng dầu tại đường Kỳ Đồng thành phố Biên Hòa sai số là 0,53%. Các thủ đoạn gian lận phổ biến là thủ đoạn gắn chíp điện tử, lắp bo mạch phụ trong các cột bơm xăng để làm hiện sai số lít xăng dầu mỗi lần bơm xăng.

d) Gian lận về chất lượng hàng hóa

Gian lận về chất lượng hàng hóa là hành vi sản xuất, chế biến, sang, chiết, nạp, đóng gói, kinh doanh hàng hóa mà chất lượng hàng hóa không đúng với công bố chất lượng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa gây thiệt hại cho khách hàng.

Hiện nay, chất lượng sản phẩm do các DN Việt Nam sản xuất ra càng được nâng cao. Một số loại sản phẩm như quạt điện, dây và cáp điện, xe đạp, xi măng,…đạt chất lượng ổn định, được người tiêu dùng tin cậy, chiếm lĩnh được thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, thực trạng chất lượng và quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó, một số mặt hàng hiện nay có chất lượng còn thấp như xăng dầu, mũ bảo hiểm, thực phẩm, gas,…Hiện nay, hàng kém chất lượng còn phát hiện thêm nhiều vụ việc mới như: thay bao bì, sửa hạn sử dụng của sản phẩm đã hết hạn, hàng bị sửa hạn sử dụng nhiều nhất tập trung vào các mặt hàng thực phẩm, nước giải khát, sản phẩm có hạn sử dụng dưới 1-2 năm như bột mỳ, mỳ tôm, bia chai…

Chất lượng mũ bảo hiểm: tại tỉnh Đồng Nai, có rất nhiều điểm bày bán la

liệt các loại mũ bảo hiểm rởm như trên tuyến đường Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Ngã ba Vũng Tàu (cạnh Siêu thị Big C) ....Giá thấp nhất của những chiếc mũ này là 30.000đ, xịn hơn cũng chỉ từ 45.000 - 50.000đ. Người mua biết rằng, đây là loại mũ bảo hiểm “3 không”, không có lớp xốp (có tác dụng tản lực khi va đập), không tem CR (chứng nhận phù hợp quy chuẩn) và không địa chỉ sản xuất. Tuy nhiên, bởi giá rẻ, nên người thử, người mua bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

giờ cũng tấp lập. Hiện nay, những loại mũ không đạt chất lượng thường được các đơn vị kinh doanh dùng làm hàng khuyến mãi. Mũ bảo hiểm nhập khẩu cũng không đảm bảo về chất lượng. Kiểm tra số mũ bảo hiểm nhập khẩu lưu thông trên thị trường, có tới gần 63% không có tem chứng nhận.

Chất lượng xăng dầu: hiện nay xăng không đảm bảo chất lượng thường

rơi vào xăng A92 và A95 là 2 loại xăng tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Trong xăng có một số chỉ tiêu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như trị số octan, hàm lượng chì, mangan, sắt, benzene và acetone.

Về mặt hàng thực phẩm: còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều mặt hàng không

đảm bảo chất lượng vẫn được đưa ra tiêu thụ trên thị trường như kẹo mút phát sáng, sữa, dầu ăn,…Trong kẹo mút phát sáng có chất cực độc gây ung thư. Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm còn dùng dầu đã qua chế biến và chưa tái chế. Đối với mặt hàng đông lạnh như nem, thịt,…đã hết hạn sử dụng xong vẫn được bảo quản trong tủ đá, chung với các loại thực phẩm khác. Nhiều thực phẩm đông lạnh được đóng gói trong các túi nilon không niêm yết ngày sản xuất, hạn sử dụng, không có địa chỉ cụ thể.

e) Gian lận trong sản xuất và buôn bán hàng giả

Gian lận trong sản xuất và buôn bán hàng giả là hành vi gian lận về chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác hàng hóa và gian lận trong việc đưa ra các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất tiêu thụ hàng giả.

Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra rất phức tạp và ở hầu hết các mặt hàng, thương hiệu có uy tín trên thị trường nhiều nhất là hàng giầy dép, điện thoại, băng đĩa hình, đồ điện gia dụng, nước giải khát đóng chai, rượu ngoại... Đối với các các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài như Adidas, Amarni, Luis Vuitton bị làm giả khá nhiều. Tại thị trường tỉnh Đồng Nai, một chiếc túi xách da nhỏ của phụ nữ, được sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

bởi hãng Luis Vuitton có giá từ 30-40 triệu đồng. Các sản phẩm khác: quần bò D&G có giá 800 USD; áo phông Amarni 200 USD; bộ vét của Versace 4.000 USD…Với giá đắt như vậy chỉ một bộ phận rất nhỏ người Việt Nam có thể sở hữu. Thế nhưng, các thương hiệu nổi tiếng lại "có mặt" ở hầu hết các khu chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, thậm chí các chợ cóc ở quê cũng có bán. Các "ông trùm" làm hàng nhái chỉ cần mua một bộ sản phẩm, đôi khi chỉ cần xem kỹ là đã có thể cho ra đời những sản phẩm giống hệt.

Đối với mặt hàng rượu, để đánh lừa người tiêu dùng và qua mắt các cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng giả đã đăng ký kinh doanh dưới cái tên khá giống với đơn vị sản xuất có uy tín. Có đơn vị chưa có giấy phép đăng ký sản phẩm nhưng vẫn tự ý sản xuất rượu. Mặc dù đã sản xuất trái phép nhưng trên mỗi chai sản phẩm, các đơn vị này đều sử dụng nhãn mác, nút đậy có màu sắc rất giống với sản phẩm của hãng hoặc sử dụng lại chính những chai thủy tinh của đơn vị có uy tín. Trường hợp điển hình là Công ty Cổ phần rượu tỉnh Đồng Nai đã sản xuất hai loại rượu Vodka và Shochu Kiwon nhưng trên vỏ chai và bao bì lại ghi nơi sản xuất là 94 Lò Đúc – TP. Hà Nội (đây là địa chỉ của Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội - Halico), một trong những thương hiệu rượu nổi tiếng, được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt ưa thích. Bên cạnh đó, rượu nhập lậu chiếm tỷ lệ khá lớn. Các đối tượng buôn lậu thường dán tem giả để đưa hàng hóa vào thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)