Công cụ quản lý nhà nước về thương mại trong hoạt động chống gian

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu luận văn

1.3.4. Công cụ quản lý nhà nước về thương mại trong hoạt động chống gian

gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

a) Kế hoạch hóa thương mại

Đối với hoạt động gian lận thương mại, kế hoạch hóa là việc xác định các đề án, chiến lược, chương trình quốc gia tổng thể về công tác chống gian lận thương mại trong tương lai và các biện pháp tổ chức, triển khai, giám sát thực hiện các chương trình mục tiêu đó. Đây là công cụ quan trọng hàng đầu trong quản lý kinh tế thương mại. Không có kế hoạch hóa thì không thể định hướng phát triển thị trường và ngăn ngừa gian lận thương mại. Đối với Nhà nước thì kế hoạch hóa thương mại là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng, có chức năng quản lý và điều tiết hoạt động lưu thông hàng hóa trên thị trường theo mục tiêu và định hướng xác định.

b) Chính sách kinh tế và thương mại

Chính sách kinh tế là tổng thể các biện pháp của Nhà nước được sử dụng để tác động lên toàn bộ hoạt động thương mại trên thị trường. Chính sách kinh tế là một công cụ đắc lực trong quản lý nhà nước về thương mại. Nó còn có tác dụng to lớn trong việc điều tiết các hoạt động thương mại đi theo phương hướng chung của Nhà nước đã đặt ra. Các chính sách kinh tế chủ yếu là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả,…

Chính sách thương mại là hệ thống các quan điểm, chuẩn mực, thể chế, biện pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử dụng, tác động vào thị trường để điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

chỉnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Nhà nước đưa ra các chính sách thương mại phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đẩy lùi các hoạt động gian lận, vi phạm pháp luật.

c) Công cụ pháp luật

Trong công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại, Nhà nước đã sử dụng công cụ pháp luật như đề ra các điều luật, quy định, văn bản, thông tư hướng dẫn quy định đối với hoạt động này để điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên thị trường.

Đây là công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước đối với hoạt động thương mại nói chung và gian lận thương mại nói riêng. Nó có tác dụng ngăn ngừa và đẩy lùi hoạt động gian lận thương mại trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)