Kết quả phỏng vấn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2.Kết quả phỏng vấn

1) Nguyên nhân dẫn đến hoạt động gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đa số các ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến hoạt động gian lận thương mại bao gồm: nguyên nhân xã hội, kinh tế, pháp luật; nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước và nguyên nhân từ nhận thức của người dân về vấn đề này.

Theo ông Nguyễn Đình Hợp, Trưởng phòng Kiểm tra Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết: Hiện nay, nhận thức của người dân về tác hại của hoạt động gian lận thương mại còn kém và họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống gian lận thương mại. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao sự hiểu biết của người dân về vấn đề này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2) Các hành vi gian lận thương mại phổ biến trong hoạt động lưu thông hàng hóa trên thị trường hiện nay hàng hóa trên thị trường hiện nay

Đa số các ý kiến cho rằng các hành vi gian lận thương mại phổ biến hiện nay trên thị trường là: Lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước; gian lận về giá hàng hóa; gian lận trong đo lường, chất lượng hàng hóa; gian lận trong kinh doanh hàng giả.

Theo ông Trần Công Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng tỉnh Đồng Nai cho biết: Chất lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng không đảm bảo, lượng hàng giả, hàng nhái gia tăng. Đặc biệt, mũ bảo hiểm kém chất lượng đang được bày bán la liệt trên các tuyến đường trong thành phố. Bên cạnh đó, gian lận về thuế cũng gia tăng.

3) Đánh giá về các văn bản của Nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại

Phần lớn ý kiến cho rằng chúng chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện tại và cần rà soát, bổ sung và sửa đổi những quy định pháp luật cho phù hợp.

Theo ông Trịnh Quang Đức – Trưởng phòng nghiệp vụ - tổng hợp – Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết: Các văn bản của Nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện tại, còn có hiện tượng chồng chéo lên nhau. Để quản lý tốt với vấn đề này cần có sự rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật, các văn bản quản lý cho phù hợp.

Theo ông Vũ Văn Tâm, Phó cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai cho biết: Những quy định pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại chưa thật sự chặt chẽ, còn thiếu đồng bộ. Vì vậy, cần có sự bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật cho phù hợp với tình hình hiện tại.

4) Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại hiện nay còn những tồn tại, hạn chế:

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, còn mang tính đơn lẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Sự quan tâm của các cấp chính quyền đến hoạt động quản lý chưa đúng mức.

- Lực lượng chống gian lận thương mại còn mỏng, trình độ nghiệp vụ còn thấp, thiếu phương tiện kỹ thuật hiện đại.

5) Để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại thì các cơ quan Nhà nước cần phải:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chức năng

- Xây dựng lực lượng chống gian lận thương mại trong sạch, vững mạnh Theo ông Trịnh Văn Ngọc – Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết: ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, có sự thống nhất về hành động để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn TP.

Qua kết quả phỏng vấn ta thấy hoạt động gian lận thương mại hiện nay đang diễn ra khá phức tạp với nhiều hành vi, thủ đoạn khác nhau. Các gian thương thường lợi dụng các kẽ hở trong luật pháp, các văn bản quản lý nhà nước về gian lận thương mại để thực hiện hành vi gian lận của mình. Việc quản lý nhà nước đối với vấn đề này còn tồn tại nhiều bất cập, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thực sự chặt chẽ, lực lượng quản lý còn mỏng trong khi đó thủ đoạn của các cơ sở kinh doanh ngày càng tinh vi sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý. Để đẩy lùi hoạt động gian lận thương mại, Nhà nước ta cần có các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này một cách phù hợp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động gian lận thương mại trên bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 53)