Thảo luận và tranh luận để kích thích tính tích cực chiếm lĩnh tri thức lí

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.5. Thảo luận và tranh luận để kích thích tính tích cực chiếm lĩnh tri thức lí

thức lí luận của HS

“Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành”

(Mình và ta - Chế Lan Viên) Với hai câu thơ này, nhà thơ Chế Lan Viên đã diễn tả đƣợc con đƣờng từ văn bản, từ những kí hiệu ngôn ngữ trở thành tác phẩm văn học trong tâm trí của ngƣời đọc. Ở đây, nhà thơ đã đánh giá rất cao vai trò của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học. Họ chính là ngƣời tái tạo, tƣởng tƣợng, suy nghĩ, mở rộng thêm thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng, tâm ý mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. Thế giới nghệ thuật sinh động không phải do nhà văn hay ngƣời nào khác mang lại mà chính là tính tích cực, chủ động của ngƣời đọc tái tạo nên.

Thảo luận và tranh luận là biện pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong việc chiếm lĩnh tri thức. Nếu thuyết trình, GV là ngƣời truyền thụ tri thức, HS thụ động nghe, ghi chép làm tƣ liệu học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhƣng với biện pháp thảo luận, GV chỉ đóng vai trò ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển, định hƣớng HS chiếm lĩnh tri thức. HS có thể suy nghĩ độc lập về vấn đề đƣợc đề cập đến, có quyền bày tỏ ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình trƣớc một vấn đề trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Đồng thời HS có điều kiện lắng nghe ý kiến của ngƣời khác, học hỏi ý kiến của ngƣời khác để hoàn thiện nhận thức của bản thân trƣớc một vấn đề nào đó. Hơn nữa thông qua thảo luận và tranh luận giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu và có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào hoàn cảnh cụ thể. Sử dụng biện pháp này sẽ giúp giảm thời gian làm việc của GV trên lớp, phát huy đƣợc vai trò chủ thể của HS trong quá trình dạy học. HS có nhiều thời gian trao đổi, thảo luận phát biểu và chiếm lĩnh tri thức mới nhờ đó mà kỹ năng giao tiếp và khả năng diễn đạt của các em đƣợc nâng cao.

Trên cơ sở hệ thống câu hỏi trên nhất là những câu hỏi nêu vấn đề, GV tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận để tự tìm tòi, hoàn thiện tri thức. Nhƣ vậy, từ những hành động từ bên ngoài tác động, kích thích hoạt động tƣ duy của con ngƣời - hoạt động bên trong. Trong hoạt động đó buộc HS phải động não, phải sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp, thảo luận, tranh luận. Qua thảo luận và tranh luận làm bộc lộ những phẩm chất về trí tuệ, về tài năng và kỹ năng giao tiếp. Do đó, giờ học trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn cách truyền thụ một chiều của GV theo cách dạy truyền thống (thuyết trình).

Tuy nhiên, nói thế không phải phủ nhận vai trò của thầy trong hoạt động dạy học mà GV là ngƣời hết sức quan trọng. Trong không khí của giờ học đối thoại, tranh luận, ngƣời thầy giáo đóng vai trò nhƣ ngƣời kể chuyện giấu mặt núp sau các nhân vật để cho các nhân vật tự bộc lộ bản thân nếu cần anh ta có thể dẫn dắt nhân vật, câu chuyện để câu chuyện đi đúng quỹ đạo định trƣớc. Hay nói khác ở đó, GV tham gia vào hoạt động dạy học với vai trò tổ chức, điều khiển cho các HS phát huy hết khả năng của bản thân để tự các em chiếm lĩnh lấy nội dung của bài học theo mục tiêu giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Khi đi hình thành khái niệm phong cách nhà văn trong bài “Quá trình văn học và phong cách văn học”, GV đặt câu hỏi nêu vấn đề nhƣ sau: Có phải tất cả các nhà văn đều có phong cách? Hay phong cách chỉ xuất hiện ở một số nhà văn. Vậy đó là những nhà văn nhƣ thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? Tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận và cử đại diện phát biểu theo yêu cầu sau:

- Không phải tất cả các nhà văn đều có phong cách. Phong cách chỉ xuất hiện ở những nhà văn lớn. Phong cách chính là dấu hiệu đánh dấu sự trƣởng thành của một nghệ sĩ.

- Ví dụ: Những nhà văn có phong cách của văn học hiện đại nƣớc ta có thể kể đến nhƣ Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tố Hữu…

Ví dụ: Dạy học bài “Giá trị văn học và tiếp nhận văn học” ở lớp 12, GV có thể đặt câu hỏi để HS thảo luận là: Có ý kiến chó rằng tiếp nhận văn học đã bao hàm cả thƣởng thức, lí giải, cắt nghĩa, cảm thụ văn học. Theo em nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?

GV có thể dành cho HS 5-6 phút để thảo luận, tranh luận và sau đó cho các em tự do bày tỏ ý kiến của bản thân.

Với câu hỏi trên, GV định hƣớng cho HS đi đến đƣợc nội dung cơ bản sau:

- Đây là nhận định đúng và rất sâu sắc.

- Tiếp nhận văn học là “quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhận vật, dõi theo diễn biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút”[35, tr.188].

Nhƣ vậy, tiếp nhận văn học bao hàm cả thƣởng thức, lí giải, cắt nghĩa, cảm thụ mà cao hơn còn là ngƣời đồng sáng tạo với tác giả. Rõ ràng tiếp nhận văn học là khái niệm bao hàm các yếu tố nhƣ nhận định trên là đúng.

2.2.Nhóm biện pháp hình thành kĩ năng vận dụng tri thức LLVH vào đọc hiểu tác phẩm văn học

Điều 28 khoản 2 của Luật Giáo dục của nƣớc ta có viết “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động vào tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”. Rõ ràng giúp ngƣời học biết vận dụng tri thức là mục tiêu hoạt động giáo dục và cũng là nhiệm vụ hƣớng tới của dạy học LLVH.

Ba năm học ở nhà trƣờng phổ thông, các em đƣợc học một khối lƣợng tri thức lí luận khá phong phú bao gồm những bài học nhƣ “văn bản văn học”, “Nội dung và hình thức của văn bản văn học”,Một số thể loại văn học: truyện, thơ…”, “Quá trình văn học và phong cách văn học ”, “Giá trị văn học và tiếp nhận văn học”. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi không có điều kiện vận dụng hết những bài lí luận trên mà chỉ có thể chọn vận dụng một số những đơn vị tri thức này vào đọc hiểu TPVC với mục đích khẳng định tính khả thi của đề tài. Đó là các tri thức về cấu trúc văn bản văn học, thể loại thơ, truyện, phong cách văn học. Bởi chúng tôi cho rằng: chỉ khi bạn đọc khám phá đƣợc các tầng cấu trúc thì mới chiếm lĩnh đƣợc tác phẩm văn học.Hơn nữa mỗi tác phẩm tuy khác nhau về nội dung và sự thể hiện nghệ thuật nhƣng chúng vẫn thuộc một thể loại nhất định. Trong chƣơng trình Ngữ văn ở nhà trƣờng THPT hiện hành, hai thể loại thơ, truyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có vai trò quan trọng và chiếm dung lƣợng rất lớn. Vì vậy, chọn và vận dụng thành công những tri thức của hai thể loại này có tác dụng rất hữu hiệu cho

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)