8. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Biện pháp hình thành kĩ năng vận dụng tri thức về thể loại thơ, truyện
truyện vào đọc hiểu tác phẩm văn học
2.2.2.1. Thể loại thơ
Thơ là thể loại văn học xuất hiện sớm so với các thể loại văn học khác trong lịch sử văn học. Thơ là tiếng nói trực tiếp của tâm hồn, là tiếng lòng, cảm xúc của nhà thơ “Thơ bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm của con người, những rung động của con tim trước cuộc đời”[34, tr.133], thơ là “Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu” [11, tr.309].
Dựa vào những tri thức lí luận về thể loại, đối với bài đọc hiểu về thơ cần tuân thủ theo các bƣớc sau:
Thứ nhất: “Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả năm xuất bản, tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ” [ 34, tr.134]. Những thông tin này có thể có trong SGK, cũng có thể phải tìm hiểu ở các sách tham khảo. Đây là những thông tin ban đầu, là cơ sở quan trọng để chúng ta đọc hiểu tác phẩm.
Ví dụ: Khi đọc hiểu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, GV cần hƣớng dẫn HS có đƣợc những hiểu biết sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Về tác giả:
Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 ở Quy Nhơn, nhà nghèo, cha mất sớm. Đến năm 1936 bị mắc bệnh phong, ông mất năm 1942.
* Về bài thơ:
- Đây là bài thơ đƣợc in trong tập “Thơ Điên” (Sau đổi thành đau thƣơng - in 1938).
- Tập thơ đƣợc in vào năm 1938, đây là thời điểm nhà thơ đã bị mắc căn bệnh hiểm nghèo. Vì vậy, ngay cái tên tập thơ “Thơ Điên” đã gợi cho ngƣời đọc nhiều liên tƣởng không bình thƣờng. Bình luận về tập thơ này, Hoài Thanh - Hoài Chân tác giả của cuốn “Thi nhân Viết Nam” có viết: “Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói. Một trời tình ái mới dựng lên đâu đây. Tuy có đôi vần đẹp, cảm giác chung nhạt tẻ thế nào” [ 48, tr.204].
- Về hoàn cảnh sáng tác: Theo TS. Hoàng Hữu Bội, bài thơ có xuất xứ nhƣ sau: “Năm 1938, sau khi xuất bản tập thơ Gái quê, Hàn Mặc Tử có nhờ người mang đến tặng cho một cô gái quê ở thôn Vĩ Dạ (một làng quê ở gần cố đô Huế, bên sông Hương, nơi ở của nhiều gia đình khá giả, nền nếp, có phong cảnh vườn tược đẹp).
Cô gái ở Vĩ Dạ, sau khi nhận được tập Gái quê và biết thi sĩ lâm bệnh hiểm nghèo, đã gửi tặng thi sĩ một bức ảnh phong cảnh Huế cùng với lời thăm hỏi. Việc đó đã gợi cảm hứng cho thi sĩ viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ”[5, tr. 164].
Hay khi đọc hiểu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, HS phải có những hiểu biết cơ bản sau:
* Về tác giả:
Tố Hữu sinh năm 1920 ở Thừa Thiên - Huế. năm 1938, ông đƣợc kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Ông đƣợc coi là nhà thơ trữ tình chính trị sâu sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Về bài thơ:
- Bài thơ đƣợc ông sáng tác vào lúc ông còn rất trẻ (18 tuổi). Lúc bấy giờ đất nƣớc ta đang sống dƣới ách nô lệ thực dân Pháp. Ngày đó, Tố Hữu còn đang “Băn khoăn đi kiếm lẽ đời” thì gặp và giác ngộ lí tƣởng cộng sản. Đây là bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông, “ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết Từ ấy” [34, tr.43].
- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”. Đây là tập thơ đánh dấu bƣớc trƣởng thành của ngƣời thanh niên yêu nƣớc đi theo lí tƣởng cộng sản.
Rõ ràng những tri thức trên có tác dụng thiết thực cho việc đọc hiểu tác phẩm. Tuy nhiên, đây chỉ là những tri thức ban đầu, để hiểu đƣợc chiều sâu của tác phẩm, GV cần hƣớng dẫn HS đi khai thác bƣớc tiếp theo.
Thứ hai: GV hƣớng dẫn HS đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu trong bài thơ. Nghĩa là đọc bài thơ để khám phá đƣợc cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhà thơ gửi gắm sau lớp vỏ ngôn từ. Để thực hiện đƣợc điều này, GV phải có cách khơi gợi liên tƣởng, tƣởng tƣợng của HS xác định bài thơ thuộc thể loại nào: tự sự hay trữ tình? Xác định chủ thể và khách thể trữ tình trong bài thơ? Bài thơ đƣợc kết cấu, cấu tứ nhƣ thế nào? Phân tích bài thơ dựa trên cơ sở giải mã ngôn từ? có thể sử dụng là dùng câu hỏi nêu vấn đề để HS khám phá các yếu tố bên trong tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy đến bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, GV có thể định hƣớng HS khai thác các biểu hiện trên nhƣ sau: Tác phẩm thuộc thể thơ nào: tự sự hay trữ tình? Em hãy xác định chủ thể trữ tình trong bài thơ? HS chỉ ra đây là tác phẩm thơ trữ tình. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là một chàng trai (có thể chính tác giả) và hƣớng tới đối tƣợng tâm tình là một cô gái nơi thôn Vĩ Dạ, ngƣời yêu trong mộng của nhân vật trữ tình.
Ví dụ: Khi đọc hiểu khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, GV có thể đặt câu hỏi nhƣ sau để HS chiếm lĩnh bài thơ thông qua giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mã ngôn từ. Câu mở đầu với hình thức câu hỏi nhƣng có phải để hỏi hay với mục đích khác? Mặt “chữ điền” trong câu “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, là chỉ cô gái nhƣng có ý kiến cho rằng chỉ chàng trai. Em có đồng tình với những ý kiến trên không? tại sao?
- Câu mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” với hình thức là câu hỏi nhƣng lại cảm giác nhƣ một lời trách móc nhẹ nhàng, một lời mời mọc tha thiết của một cô gái thôn Vĩ với nhân vật trữ tình - nhà thơ, cũng có thể hiểu là lời tự trách, tự hỏi mình của nhà thơ một ngƣời rời xa thôn Vĩ Dạ. Nhƣng có lẽ đúng hơn, đây chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc bạch tâm tƣ của bản thân.
- Khuôn mặt “chữ điền” có thể hiểu là khuôn mặt vuông, một kiểu khuôn mặt biểu hiện sự phúc hậu, ngay thẳng, cƣơng trực theo quan điểm của ngƣời xƣa. Với câu thơ này, ta không thể khẳng định đƣợc đây là ngƣời con gái hay con trai mà nó chỉ có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp hài hoà của thôn Vĩ. Cảnh thiên nhiên đẹp, con ngƣời thì phúc hậu, cảnh và ngƣời tô điểm tạo nên bức tranh hài hoà lôi cuốn ngƣời đọc.
Hay hai câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!, Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” trong bài Tây Tiến của Quang Dũng. Để hiểu đƣợc ý hai câu thơ trên, chúng ta phải giải mã đƣợc các cụm từ “Tây Tiến ơi!”, “nhớ chơi vơi”. GV có thể đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về tiếng gọi “Tây Tiến ơi!” ? Em hãy lí giải “nhớ chơi vơi” là nhớ nhƣ thế nào? “Tây Tiến ơi!” là tiếng gọi rất thân thƣơng, nên khi “xa rồi” thì trở nên đầy lƣu luyến, nỗi tiếc. “Nhớ chơi với” là nỗi nhớ bâng khuâng, không định hình. Mở bài thơ là nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về những kỉ niệm một thời. Hai câu thơ sau, nhà thơ sử dụng nhiều từ giàu hình ảnh nhƣ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “cồn mây”, “ngửi trời”, đã diễn tả rất sống động về sự hiểm trở, độ cao ngất trời của núi rừng Tây Bắc, con đƣờng hành quân của ngƣời lính Tây Tiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thứ ba: GV hƣớng dẫn HS đi đánh giá về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Xuất phát từ câu thơ, ý thơ, hình tƣợng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình mà hƣớng dẫn các em rút ra nhận xét về những nét độc đáo, sáng tạo của bài thơ. Đây là khâu khái quát, tổng hợp của quá trình đọc hiểu tác phẩm văn học. GV có thể sử dụng câu hỏi khái quát hoá để HS thực hiện yêu cầu này. Với bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, GV có thể đặt câu hỏi định hƣớng nhƣ sau: Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? HS phải trình bày đƣợc nội dung cơ bản là: Với sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, bài thơ đã vẽ lên đƣợc bức chân dung tự học của Hồ Chí Minh. Đó là một tâm trạng của một con ngƣời thƣ thái, vui với cảnh, với ngƣời trong hoàn cảnh tù đày. Điều đó cho ta thấy bản lĩnh, chí khí và tâm hồn cao đẹp của Bác. Với Tây Tiến của Quang Dũng, GV hƣớng dẫn HS đi đến rút ra nhận xét là: Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà mĩ lệ. Hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn nhƣng đậm chất bi tráng.
2.2.2.2.Thể loại truyện
Truyện hay còn gọi là tác phẩm tự sự là phƣơng thức tái hiện đời sống bên cạnh các phƣơng thức sáng tạo văn học khác nhƣ thơ, kịch, nghị luận. Nếu thơ mang đậm tính chủ quan của ngƣời nghệ sĩ sáng tạo thì truyện lại mang đậm dấu ấn khách quan. Truyện là phƣơng thức “phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ, nhiều chiều hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch”[11, tr.385].
Đối với bài đọc hiểu tác phẩm truyện yếu tố đầu tiên chúng ta phải hƣớng dẫn ngƣời học tìm hiểu đƣợc bối cảnh xã hội, hoàn cảnh ra đời của tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phẩm. Đây là những cơ sở tiền đề quan trọng để khai thác chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm. Đọc tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân ta thấy có một nỗi ám ảnh ghê gớm về cái đói, cái đói có thể làm cho ngƣời bị rẻ rúng, cái đói khiến ngƣời đàn bà theo không Tràng. Cái đói khiến bao ngƣời phải rơi vào cảnh tha hƣơng cầu thực, thậm chí bị chết bỏ thây nơi đầu đƣờng xó chợ. Muốn giải thích và hiểu đƣợc điều này, bạn đọc phải đặt tác phẩm vào bối cảnh ra đời của nó. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cƣ đƣợc viết ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Thời điểm này đất nƣớc ta gặp phải nạn đói khủng khiếp “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói” [35, tr.40].
Nếu tác phẩm thơ trữ tình gắn liền với diễn biến cảm xúc của nhân vật trữ tình (cũng có thể tác giả) thì truyện gắn liền với cốt truyện. Các biến cố, các sự kiện, các tình tiết trong tác phẩm cũng chỉ nhằm phục vụ cho sự vận động phát triển và kết thúc của truyện. Trong giờ đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, GV có thể đi định hƣớng nhƣ sau: Qua việc đọc văn bản, em hãy tóm tắt tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao?
HS có thể có nhiều cách tóm tắt nhƣng về cơ bản phải nêu đƣợc cốt truyện nhƣ sau: Chí Phèo là một đứa con bị bỏ rơi, tuổi thơ phải đi ở hết nhà này cho nhà khác. Đến năm hai mƣơi tuổi Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Vô cớ, hắn bị Bá Kiến đẩy đi tù. Sau bảy tám năm, hắn trở về “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều”. Rồi hắn xách chai đến nhà Bá Kiến gây sự. Với sự khôn ngoan, Bá Kiến đã biến Chí trở thành tay sai đắc lực. Từ đây hắn say tràn từ cơn này sang cơn khác và trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Thị Nở là một cô gái “xấu ma chê quỷ hờn” đã thức tỉnh lƣơng tri Chí Phèo. Bị bà cô cấm, Thị Nở khƣớc từ tình yêu, Chí Phèo rơi vào bi kịch, phẫn uất và tuyệt vọng. Chí vác dao đến nhà Bá Kiến, giết chết Bá Kiến và kết liễu đời mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Khám phá chiều sâu tƣ tƣởng của nhà văn, chúng ta phải chú ý khai thác các yếu tố tạo dựng nên nghệ thuật của tác phẩm nhƣ ngƣời kể chuyện, thủ pháp kể chuyện, cách sắp xếp các tình tiết, giọng điệu … Khi đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo, GV có thể đặt câu hỏi. Đọc đoạn văn “Hắn vừa đi vừa chửi….cả làng Vũ Đại cũng không biết”, em có nhận xét gì về điểm nhìn trần thuật và lời nói nghệ thuật của nhà văn? Tác dụng của nó?
Mở đầu Chí phèo ta thấy nhà văn kết hợp rất sinh động các hình thức lời nói nghệ thuật và sử dụng điểm nhìn trần thuật rất linh hoạt đan xen, có lúc truyện đƣợc trần thuật theo điểm nhìn của tác giả “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cùng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”, có khi lại theo điểm nhìn của nhân vật “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất”. Kết hợp với nó là tác giả sử dụng giọng điệu phong phú, đa dạng, biến hoá đan xen lẫn nhau giữa giọng của ngƣời kể chuyện, giọng của ngƣời dân làng Vũ Đại, của nhân vật: Đó là giọng miêu tả, bình luận của nhà văn “Bao giờ cùng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có riêng của nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai”. Giọng của ngƣời dân làng Vũ Đại cũng đƣợc nhà văn đƣa vào “Chắc nó trừ mình ra”, giọng của Chí “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không” và nhất là đan xen giữa giọng của ngƣời kể chuyện với nhân vật trong tác phẩm “Đã thế, hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”. Sự kết hợp các hình thức nghệ thuật trên, Nam Cao đã dựng lên đƣợc một hình tƣợng nhân vật Chí Phèo đang đau đớn, bất mãn với cuộc đời. Chí phải sống trong hoàn cảnh rất cô độc, không ai giao tiếp với hắn. Phải chăng hắn đã bị ngƣời ta loại ra khỏi thế giới loài ngƣời, loại ra khỏi kiếp ngƣời, loại ra khỏi cái làng Vũ Đại.
Chiều sâu tƣ tƣởng đƣợc nhà văn gửi gắm qua thế giới hình tƣợng trong tác phẩm. Do vậy, việc khai thác thế giới nhân vật trong truyện là yếu tố then chốt trong đọc hiểu thể loại truyện. Khi khai thác thế giới hình tƣợng nhân vật, GV cần hƣớng dẫn HS đi vào khai thác các yếu tố về ngoại hình,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạt động nội tâm của nhân vật, mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa nhân vật với môi trƣờng xung quanh khám phá chiều sâu của ý nghĩa mà nhà văn muốn thông điệp tới bạn đọc. Với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, GV có thể định hƣớng HS khai thác nhân vật Chí về một số mặt sau: Chân dung nhân vật Chí gợi cho ngƣời đọc những ấn tƣợng gì? Nhà văn đặt nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật Thị Nở, Bá Kiến có tác dụng gì? Với những định hƣớng trên HS phải chỉ ra đƣợc các nét cơ bản sau:
- Chân dung Chí Phèo gợi lên cho ngƣời đọc cảm nhận ngay đây là một