Nhóm biện pháp hình thành tri thức LLVH

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Nhóm biện pháp hình thành tri thức LLVH

2.1.1. Hƣớng dẫn HS tự học trƣớc giờ học LLVH - bƣớc đầu tiên giúp các em chiếm lĩnh tri thức

Dạy cho HS cách biết tự học là mục tiêu rất quan trọng của giáo dục, chỉ khi rèn luyện và tạo cho ngƣời học biết cách tự học thì khi đó ta mới tạo ra những con ngƣời lao động tích cực, tự lực, sáng tạo trong việc tiếp thu những tri thức khoa học. Đồng thời nhờ biết cách tự học mà việc chuẩn bị bài của các em đạt hiệu quả.

Ở nhà trƣờng THPT, môn Ngữ văn cũng nhƣ những môn học khác để một tiết học, một bài học đạt hiệu quả cao không chỉ thầy phải có tâm huyết mà trò cũng phải có sự chuẩn bị kĩ lƣỡng, công phu. Vì vậy có thể nói việc chuẩn bị bài cũng là một trong những yếu tố tiền đề quyết định đến hiệu quả học của HS. Hơn nữa muốn chuẩn bị bài tốt thì HS phải biết tự học.

Đối với tất cả các môn học, để giờ học đạt hiệu quả cao, một khâu không thể thiếu là ngƣời học phải có sự chuẩn bị tốt về bài học mới. Với môn Ngữ văn, chuẩn bị bài mới là một khâu quan trọng trong các khâu của quá trình dạy học. Đây là bƣớc tiền đề giúp HS nhận diện đƣợc hệ thống nội dung sẽ đƣợc học ở bài học. Hơn nữa một tiết học thời lƣợng ngắn, trong khi đó GV và HS phải xử lí một lƣợng thông tin, lƣợng tri thức không nhỏ. Vì vậy nếu ngƣời học không chuẩn bị tốt các nội dung bài học thì các em sẽ rất khó có thể học hiệu quả bài mới. Có ngƣời cho rằng đây là khâu không cần thiết hoặc nếu có cũng chỉ nên dành ít phút cuối giờ dặn dò, hƣớng dẫn cho các em mà thôi. Thực tế câu hỏi chuẩn bị bài đã có ở phần “ Hƣớng dẫn học bài” trong SGK. Tuy nhiên, đa số các bài học LLVH trong chƣơng trình THPT,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

câu hỏi thƣờng mang tính tái hiện tri thức, hoặc thƣờng chung chung, chƣa bao trùm nội dung bài học, hay câu hỏi hƣớng vào hình thành tri thức trong bài còn khiêm tốn, hoặc không có và nếu có cũng không đủ so với các đơn vị kiến thức mà HS cần phải nắm trong bài.

Ví nhƣ các câu hỏi trong phần hƣớng dẫn học bài của bài “nội dung và hình thức của văn bản văn học” ở chƣơng trình SGK lớp 10 (Bộ cơ bản) nhƣ sau:

“1. Đề tài của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ. 2. Chủ đề là gì? Cho ví dụ.

3. Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn học.

4. Hãy nêu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học.”[33, tr.130].

Dựa vào nội dung bài học, ta thấy các khái niệm, các tri thức về ngôn từ, kết cấu, thể loại, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học chƣa đƣợc đề cập đến. Nhƣ vậy sẽ rất khó đạt đƣợc mục tiêu bài học đề ra là giúp HS: “hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm thuộc nội dung và hình thức để tìm hiểu văn bản văn học”[ 33, tr.127]. Để giúp HS chiếm lĩnh hiệu quả các khái niệm, các tri thức trong bài học phần LLVH, chúng ta cần định hƣớng theo các hình thức sau:

Phát phiếu học tập dƣới dạng câu hỏi với mục đích định hƣớng chuẩn bị bài mới cho các em để HS tự nghiên cứu và chiếm lĩnh tri thức. Câu hỏi ở đây phải tạo ra đƣợc hệ thống những tình huống, có khả năng kích thích hứng thú, phát huy hết tính năng động, sáng tạo đi khám phá, chiếm lĩnh tri thức đối với HS. Câu hỏi hƣớng dẫn học bài ở đây phải hƣớng vào thành khái niệm, các tri thức lí luận có trong bài học. Câu hỏi phải bao trùm đƣợc nội dung đƣợc đề cập đến trong bài học. Câu hỏi phải định hƣớng đƣợc nguồn tƣ liệu về tri thức cần đƣợc hình thành. Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tinh thần tự học của HS?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ: Dạy học bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” trên, GV có thể đặt câu hỏi định hƣớng học bài nhƣ sau:

1. Bài học “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” đề cập đến những khái niệm lí luận nào?

2. Dựa vào SGK, từ điển thuật ngữ văn học và hiểu biết của mình, em hãy nêu cách hiểu về các khái niệm này? Cho ví dụ và phân tích minh họa?

3. Em hãy sơ đồ hoá các khái niệm thuộc về nội dung và hình thức của một văn bản văn học?

SGK là tài liệu quan trọng phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy và học. Vì vậy hƣớng dẫn HS đọc SGK cũng là một việc làm cần thiết trong dạy học phần LLVH. Đọc SGK trƣớc hết gạch chân những từ, cụm từ có tính khái quát, khó, những câu văn quan trọng đƣợc sách nêu ra. Từ đó, chúng ta liên tƣởng, tƣởng tƣợng xem cần huy động vốn tri thức nào của bản thân để giải quyết vấn đề đặt ra. Khi đến lớp cùng với sự định hƣớng của GV và qua quá trình thảo luận, tranh luận cùng với các bạn, các em sẽ dễ dàng chiếm lĩnh tri thức của bài học.

Hƣớng dẫn HS đọc SGK, xem trƣớc bài học, ghi lại những chỗ chƣa hiểu, những chỗ con vƣớng mắc ra giấy rồi đến lớp nêu ra trong giờ học để thầy hoặc các bạn giải quyết. Trong quá trình dạy học GV phải lƣu ý phát hiện ra những vƣớng mắc, những chỗ chƣa hiểu của HS để hƣớng dẫn các em chiếm lĩnh tri thức.

Rõ ràng, biện pháp này HS chƣa thể lĩnh hội đƣợc thấu đáo các tri thức của bài học nhƣng nhờ đó mà tính tích cực, chủ động của các em có điều kiện đƣợc nẩy sinh và phát huy. Hơn nữa, bài học phần LLVH thƣờng dài, tri thức lại mang tính khái quát, trừu tƣợng rất cao do vậy GV định hƣớng để HS biết cách tự học sẽ giúp các em có thời gian hơn cho việc lấy dẫn chứng, phân tích dẫn chứng để làm cho bài học sinh động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ vậy, hƣớng dẫn HS tự học là bƣớc GV kích thích tinh thần tự nghiên cứu của HS, là biện pháp giúp thầy cô phát huy đƣợc tính tự lực, sáng tạo của ngƣời học. Đồng thời đây là giai đoạn đầu GV dẫn dắt, tạo tâm thế để cho HS tự tin, hƣng phấn vào học bài học LLVH.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)