8. Cấu trúc của luận văn
2.1.4. Đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng làm cho các tri thức lí luận học
học hiện lên sống động
LLVH là một bộ môn khoa học lấy văn học làm đối tƣợng nghiên cứu. Đây là bộ môn có nhiệm vụ khái quát bản chất, cấu tạo, đặc trƣng, quy luật sinh thành, tồn tại và phát triển của văn học. Việc dạy học phần lí luận sẽ trở nên khô khan, thiếu sinh động nếu không có những minh chứng từ các TPVC, các hiện tƣợng văn học cụ thể. Do đó, đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng
Văn bản văn học Nội dung Hình thức Cảm hứng nghệ thuật Thể loại Kết cấu Ngôn từ Đề tài Chủ đề Tƣ tƣởng nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là một biện pháp góp phần làm sống động các kiến thức về lí luận và từ đó nâng cao hiệu quả của bài học.
Đƣa dẫn chứng là cách ngƣời ta đƣa trực tiếp các tài liệu, các sự kiện ra làm bằng cớ nhằm thuyết phục ngƣời khác về một vấn đề nào đó. Còn phân tích là “phân chia, thực sự hay bằng tưởng tượng, một đối tượng nhận thức ra thành các yếu tố, trái với tổng hợp ”[ 55, tr.772].
Đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng vốn là biện pháp đƣợc sử dụng quen thuộc trong làm văn nghị luận, nhất là đối với văn thuyết minh. Thực tế hai thao tác này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ đơn thuần đƣa dẫn chứng thì sẽ làm cho lời dạy khô khan, thiếu sinh động. Ngƣợc lại phân tích mà không có dẫn chứng là sự tán suông, nói khoác, tán thiếu cơ sở. Bởi vậy, ta phải sử dụng kết hợp cả hai biện pháp này trong tiến trình dạy học. Trong giờ học bài LLVH, đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng còn là con đƣờng không chỉ giúp GV hình thành tri thức luận mà còn củng cố, khắc sâu những kiến thức về TPVC đã đƣợc học cho học trò. Nhờ có thao tác này mà giờ học đỡ khô khan hơn nữa làm cho tri thức lí luận đƣợc hiện lên sống động.
Với nhiệm vụ giúp ngƣời học lĩnh hội tri thức trong bài học về LLVH nên việc đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng không phải là một việc làm tuỳ theo cảm hứng mà phải tuân thủ một số yêu cầu sau:
- Xuất phái từ tri thức lí luận cần đƣợc hình thành mà lựa chọn dẫn chứng cho phù hợp. Nghĩa là dẫn chứng đƣa ra phải chính xác, rõ ràng, tiêu biểu, toàn diện, sát hợp với bài học.
- Sắp xếp dẫn chứng theo một trình tự phù hợp.
- Phân tích dẫn chứng phải hƣớng vào làm rõ tri thức của bài học tránh mất thời gian, lan man không cần thiết.
Ví dụ: Dạy học bài “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” ở lớp 10, GV định hƣớng cho HS đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng nhằm hình thành khái niệm đề tài nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng: Lão Hạc của Nam Cao. HS có thể thảo luận, tranh luận và nêu đƣợc các ý sau:
- Tác phẩm Lão Hạc đề cập đến đề tài cuộc sống bi thảm của ngƣời nông dân trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nƣớc ta.
- Bi kịch đầu tiên của Lão Hạc là đám cƣới bất thành của đứa con trai, do quá nghèo. Không lấy đƣợc vợ, con trai lão phẫn chí mà bỏ đi. Đứa con ra đi bỏ lại mình lão cùng với sự ốm yếu và nỗi cô đơn bao trùm, chỉ có cậu vàng là bầu bạn. Nhƣng trong tình cảnh quẫn bách, lão cũng phải đứt ruột bán đi con chó mà lão gọi là “cậu vàng” trong nỗi dày vò, ân hận “thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó”. Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời của lão có lẽ là lão phải từ giã cõi đời để giữ lấy nhân phẩm tốt đẹp của mình trong khi lão còn rất muốn sống.
Đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng tác phẩm Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên Chi Quảng lăng của Lý Bạch.
HS thảo luận, tranh luận và nêu đƣợc theo yêu cầu sau:
- Đề tài: Tác phẩm viết về đề tài tiễn biệt một đề tài thƣờng gặp trong văn học cổ.
- Khung cảnh chia tay của bài thơ diễn ra rất thơ mộng, tại lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc), cảnh đẹp đƣợc tô điểm bởi thời gian mùa xuân “giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng” làm cho cảnh đẹp càng đẹp hơn. Nhƣng ở đây nhà thơ mƣợn cảnh tả tình. Cảnh đẹp bao nhiêu thì lòng ngƣời càng buồn, càng thấm thía nỗi xa cách, biệt li bấy nhiêu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
Dƣờng nhƣ có sự phi lí ở đây, sông Trƣờng Giang vốn là huyết mạch giao thông ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Vậy thì mùa xuân phải tấp nập thuyền bè xuôi ngƣợc thì mới đúng mà sao ở đây tác giả chỉ nhìn thấy một con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuyền lẻ loi, cô độc “cô phàm”. Đó là sự phi lí nhƣng ngƣợc lại rất có lí, với tâm trạng của nhà thơ trong khung cảnh đó thì dù cho Sông Trƣờng Giang có bao la, tấp nập đến mấy cũng đâu có ý nghĩa. Bởi tâm điểm hƣớng đến của nhà thơ là con thuyền trở bạn - Mạnh Hạo Nhiên chứ đâu phải phong cảnh. “Cô” trong “cô phàm” không chỉ diễn tả tâm điểm quan tâm của nhân vật trữ tình hƣớng vào mà còn diễn tả đƣợc nỗi lòng của nhà thơ, cô đơn, lẻ loi khi chia tay bạn.
Rõ ràng đƣa dẫn chứng là cần thiết đối với bài học về phần LLVH nhƣng sẽ tốt hơn nếu dẫn chứng đó đƣợc phân tích làm sáng tỏ. Thông qua việc đƣa dẫn chứng và phân tích dẫn chứng tri thức lí luận vốn khô khan, trừu tƣợng sẽ đƣợc hiện lên sinh động, cụ thể. Đây là cơ sở thuận lợi cho ngƣời học chiếm lĩnh tri thức LLVH.