8. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Hệ thống tri thức LLVH trong chƣơng trình Ngữ văn THPT
Các tri thức lí luận trong chƣơng trình THPT đƣợc sắp xếp có hệ thống, có chọn lọc từ thấp lên cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy hệ thống tri thức lí luận trong chƣơng trình Ngữ văn THPT gồm các bài thuộc vào các nhóm lý thuyết sau.
1.2.1.1. Tri thức LLVH thuộc nhóm lý thuyết về cấu trúc văn bản văn học
Tri thức thuộc nhóm lý thuyết về cấu trúc văn bản văn học là những kiến thức chung về văn bản văn học và cấu trúc tác phẩm văn học. Nhìn chung, đây là những kiến thức trừu tƣợng, khó đối với HS THPT. Các em sẽ phải nắm đƣợc những tri thức về văn bản văn học. Những yếu tố nào cấu thành nội dung và hình thức của văn bản văn học? Vận dụng những kiến thức này vào phân tích, khám phám tƣ tƣởng của tác giả, giá trị hình tƣợng nghệ thuật của văn chƣơng.
Văn bản văn học khác biệt với các văn bản khác nhƣ văn bản khoa học, văn bản hành chính.…nhận diện và phân biệt văn bản này với văn bản khác là một trong các tri thức lí luận đƣợc SGK (Bộ cơ bản) hiện hành đề cập trong chƣơng trình. Hơn nữa “Trong văn bản văn học, không thể tách biệt nội dung khỏi hình thức, hay hình thức khỏi nội dung. Nội dung chỉ có thể thể hiện trong hình thức. Và hình thức phải là hình thức của nội dung nào đó” (33, tr.127). Nhằm đi sâu vào khám phá, trong nghiên cứu ngƣời ta chia văn bản văn học gồm hai bộ phận hợp thành: nội dung và hình thức. Trong đó, các khái niệm thƣờng đƣợc coi là nội dung bao gồm: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật... Các khái niệm thƣờng đƣợc coi là hình thức bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngôn từ, kết cấu, thể loại…Văn bản văn học thƣờng có nhiều tầng lớp nên khi khám phá, tiếp nhận loại văn bản này ta cần chú ý các tầng lớp cơ bản sau: Ngôn ngữ, hình tƣợng, hàm nghĩa.
Từ nghiên cứu về văn học, các nhà lí luận đã thống nhất khái quát các sáng tác văn học với các thể loại nhƣ thơ, truyện, kịch, nghị luận …Văn bản văn học nào bao giờ cũng đƣợc định vị trong một thể loại nào đó. Vì vậy khi GV hƣớng dẫn HS chiếm lĩnh TPVC cần lƣu ý vào các đặc trƣng thể loại của nó.
Hệ thống tri thức trên sẽ rất trừu tƣợng nếu ta tách rời với tác phẩm văn học. Do đó, dạy học bài lí luận trong chƣơng trình không thể không liên hệ chặt chẽ với các TPVC. Nghĩa là bên cạnh giúp HS tiếp nhận các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tƣ tƣởng và cảm hứng nghệ thuật của tác giả đồng thời tận dụng hình thành các tri thức về cấu trúc của tác phẩm. Ngƣợc lại, dạy học các bài học về “Văn bản văn học”, “Nội dung và hình thức của văn bản văn học” ở chƣơng trình Ngữ văn 10 và bài “Một thể loại văn học: thơ, truyện…” chƣơng trình Ngữ văn 11 THPT, GV cần phải lấy các kiến thức về TPVC để soi sáng.
1.2.1.2. Tri thức LLVH thuộc nhóm lý thuyết về quá trình văn học và phong cách văn học
Cùng lấy văn học làm đối tƣợng nghiên cứu nhƣng lịch sử văn học nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển của văn học, xem xét văn học trong trật tự không gian, thời gian với việc đƣa các hiện tƣợng văn học vào các thời kì, giai đoạn để nghiên cứu. Còn LLVH nghiên cứu văn học nhƣ một hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của con ngƣời nhƣ các yếu tố, các quy luật tạo thành các hiện tƣợng văn học. Nghiên cứu sự vận động văn học trong tổng thể gọi là quá trình văn học. Trong thực tế, các thành tố mà quá trình văn học quan tâm sẽ rộng hơn so với sự nghiên cứu của lịch sử văn học. Vì vậy, giúp HS nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ra sự khác biệt của tri thức về quá trình văn học với lịch sử văn học cũng là nội dung đƣợc đề cập đến trong SGK Ngữ văn hiện hành.
Văn học là một loại hình nghệ thuật bên cạnh các loại hình nghệ thuật khác nhƣ hội họa, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc … nếu nhƣ đánh dấu sự vận động, thay đổi của một quá trình văn học là các khuynh hƣớng, trƣờng phái (trào lƣu văn học) thì đánh dấu sự trƣởng thành của một cây bút, vai trò, vị trí của một nhà văn trong nền văn học dân tộc lại chính là nhà văn đó có hay không phong cách nghệ thuật. Chỉ ra cơ sở để nhận diện, phân biệt phong cách của một nhà văn cũng là một trong những mục đích hƣớng tới của bài “Quá trình văn học và phong cách văn học” ở trong chƣơng trình Ngữ văn 12 THPT. Từ thực tế ta thấy, các tri thức về quá trình văn học, trào lƣu văn học gắn liền với kiến thức của bài khái quát văn học. Còn tri thức về phong cách văn học, truyện, thơ, kịch, nghị luận văn học sẽ hết sức trừu tƣợng khi ta tách nó ra khỏi những kiến thức của bài học về tác gia văn học, TPVC. Nhƣ vậy, rõ ràng dạy học LLVH phải có sự liên hệ chặt chẽ với văn học sử và tác phẩm văn học.
1.2.1.3. Tri thức LLVH thuộc nhóm lý thuyết về tiếp nhận văn học
Sức sống của một TPVC không phụ thuộc vào dung lƣợng dài hay ngắn mà do những giá trị tiểm ẩn sau lớp vỏ ngôn từ đƣợc ngƣời nghệ sĩ sáng tạo nên, thế giới hình tƣợng mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm. Một tác phẩm nhất là những kiệt tác thƣờng đem lại sự cảm thụ không cùng của bạn đọc. Trong khuôn khổ của bậc học THPT, HS sẽ đƣợc học và vận dụng các tri thức lí luận về giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Thực ra, việc đi tìm hiểu, khám phá, chỉ ra đƣợc giá trị của tác phẩm văn học chính là khâu quan trọng trong tiếp nhận văn học của bạn đọc.
Tác phẩm văn học nếu chƣa đến đƣợc tay ngƣời đọc thì nó cũng không khác gì một bức thƣ viết rồi chƣa đƣợc gửi tới ngƣời nhận. Nói nhƣ thế để chúng ta thấy một sự thực hiển nhiên rằng “tiếp nhận là một giai đoạn tồn tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của hình tượng văn học, là khâu không thể thiếu được của sáng tạo nghệ thuật” [39, tr.222]. Một tác phẩm văn học dù hay đến đâu, thế giới hình tƣợng có sống động đến đâu nếu chƣa đƣợc bạn đọc tiếp nhận thì cũng chỉ những là giá trị tiềm ẩn, ngủ yên và chỉ khi đƣợc ngƣời đọc đi khám phá, giải mã, cắt nghĩa…thì thế giới đó mới đƣợc đánh thức. Trong chƣơng trình Ngữ văn ở nhà trƣờng hiện nay, các bài dạy học về TPVC có khối lƣợng lớn và chiếm ƣu thế so với các phần khác. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể giải thích đƣợc sự xuất hiện bài “Giá trị văn học và tiếp nhận văn học” trong SGK Ngữ văn 12 hiện hành.
Trong nhà trƣờng THPT, HS đƣợc cung cấp một khối lƣợng lớn về các tri thức lí luận nhƣ văn bản văn học, nội dung và hình thức của văn bản văn học, một số thể loại văn học, quá trình văn học, trào lƣu văn học, phong cách văn học, giá trị văn học và tiếp nhận văn học. Với thời lƣợng ngắn, khối lƣợng tri thức lớn và rất trừu tƣợng. Do đó, GV và HS gặp không ít khó khăn trong dạy học kiểu bài học này. Từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn trên nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy học phần LLVH trong chƣơng trình Ngữ văn THPT hiện nay.
1.2.2.Tình hình dạy học LLVH hiện nay ở nhà trƣờng THPT 1.2.2.1. Hứng thú của GV, HS với tri thức LLVH
Có thể nói hứng thú của ngƣời dạy và ngƣời học sẽ quyết định đến hiệu quả của quá trình dạy học. Ngay cả khi sự hứng thú chỉ xuất phát từ một phía, GV hoặc HS thì hiệu quả dạy học cũng khó có thể đạt đƣợc. Vậy nên sự hƣng phấn của GV và HS cần luôn tồn tại song song, không tách rời, biệt lập trong quá trình dạy học. Trong thực tế, chúng ta đều biết rằng “trình độ am hiểu lí luận chỉ tăng cường hỗ trợ thêm cho khả năng cảm thụ thẩm mỹ mà thôi” [ 31, tr.349]. Tuy nhiên, trong nhà trƣờng THPT lâu nay, GV và HS rất thờ ơ, coi nhẹ tri thức LLVH. Đây là một thực trạng đáng buồn và cần đƣợc nhìn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhận lại. Có thể nói nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hứng thú của GV, HS đối với tri thức LLVH xuất phát từ các phƣơng diện sau:
- Dạy học hiện nay, cả GV và HS mới chú trọng vào hiệu quả thi cử mà xem nhẹ các phƣơng diện khác trong giáo dục. Phần nào liên quan đến thi cử thì tập trung dạy và học, còn phần nào nằm ngoài bị coi nhẹ, dạy học theo kiểu ép buộc, đối phó đã vậy thì lấy đâu làm hứng thú dạy và học. Phần LLVH lại nằm ngoài cấu trúc đề thi của bộ môn Ngữ văn, cả thi tốt nghiệp cũng nhƣ đại học thì nó chịu sự hờ hững của cả ngƣời dạy và ngƣời học là điều dễ hiểu.
- Tri thức LLVH là những tri thức rất khô khan, trừu tƣợng, mang tầm khái quát cao. Nói gì đi nữa thì đây cũng là những tri thức khó đối với HS. Đã vậy, thời gian dành cho dạy học kiểu bài này lại hạn hẹp nên khó khăn cho cả GV và HS.
- Xuất phát từ sự hạn chế về năng lực của một bộ phận GV. Họ lƣời học hỏi, bảo thủ, chậm đổi mới về phƣơng pháp và nhiều khi họ dạy nhƣng không hiểu về bản chất, bản thân đã thiếu lửa hỏi sao có thể truyền đƣợc lửa cho ngƣời khác.
- Trong chƣơng trình hiện nay, phần lí luận đƣợc bố trí vào cuối kì học, cuối năm học đã gây tâm lí thiếu hứng thú cho cả GV và HS. Bởi giai đoạn cuối kì, cuối năm HS thích đƣợc GV gợi ý ôn tập hơn là học các tri thức trừu tƣợng, khó hiểu nhƣ LLVH.
1.2.2.2. Hoạt động của GV, HS trong một số giờ học LLVH a. Khảo sát giáo án, dự giờ kết hợp với xin ý kiến của GV
- Đối tƣợng: GV dạy môn Ngữ văn trƣờng THPT Hoàng văn Thụ và trƣờng THPT Mai Sơn - Lục Yên – Yên Bái.
- Số lƣợng: 12GV
- Hình thức: Khảo sát giáo án, dự giờ và đƣa câu hỏi xin ý kiến của GV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Câu hỏi: Anh (chị) thƣờng sử dụng các biện pháp nào để dạy học bài LLVH?
- Kết quả:
Tổng số GV
Các biện pháp dạy học chủ yếu Số lượng GV
12
Hƣớng dẫn HS tự học 0
GV thuyết trình 7
Nêu câu hỏi 4
Đƣa dẫn chứng và phần tích dẫn chứng 1
Thảo luận, tranh luận 0
Vận dụng tri thức lí luận vào đọc hiểu TPVC 0
b. Khảo sát về hình thức học của HS
- Đối tƣợng khảo sát: HS lớp 10, 11, 12 trƣờng THPT Mai Sơn - Lục Yên - Yên Bái.
- Số lƣợng khảo sát: 50 HS.
- Hình thức khảo sát: GV nêu câu hỏi lấy ý kiến của HS.
- Câu hỏi: Em đã sử dụng hình thức nào trong các hình thức sau để học bài LLVH? Tổng số HS Hình thức học 50 Theo vở ghi Theo SGK Theo vở ghi kết hợp SGK Theo SGK và TLTK Làm bài tập Thảo luận nhóm 23 0 17 0 6 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
c. Nhận xét kết quả khảo sát
Mặc dù đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo quyết liệt từ lâu nhƣng thực tế dạy học ở nhà trƣờng THPT hiện nay còn tạo cho chúng ta những ngƣời quan tâm đến giáo dục nhiều trăn trở. Hầu nhƣ quá trình dạy học của GV và HS còn chƣa đi vào quỹ đạo của tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay. Hơn nữa đa số GV và HS chƣa nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của tri thức lí luận trong dạy và học bộ môn Ngữ văn, chƣa nhận ra mối quan hệ qua lại giữa các tri thức văn học trong chƣơng trình với nhau.
* Về phía GV
Với những khảo sát từ thực tế dạy học, chúng tôi thấy về giáo án của GV thay cho một bản thiết kế là một đề cƣơng nội dung dạy bài LLVH. Đọc các giáo án, chúng ta thấy hầu hết các công việc diễn ra là của GV mà vai trò của HS rất mờ nhạt hoặc bị triệt tiêu. Cách thiết kế đó tất sẽ dẫn đến cách dạy học một chiều của phƣơng pháp dạy học truyền thống, thầy giáo thông tin, thuyết trình, thuyết minh còn trò lắng nghe và ghi chép. Thầy là ngƣời truyền đạt tri thức tối cao, trò thụ động lĩnh hội, không phải tìm tòi, không phải vận động, không cần tƣ duy. Nhƣ vậy, trung tâm của hoạt động dạy học là GV, chứ không phải là HS, cách soạn bài này dù vô tình hay hữu ý đều dẫn đến kéo tụt hậu lịch sử dạy học của nhân loại.
Từ thực tế dự giờ dạy học LLVH ở nhà trƣờng phổ thông, chúng tôi thấy GV sử dụng phƣơng pháp thuyết trình là chủ yếu, các thầy cô phải làm việc rất vất vả, chạy đua với thời gian để làm sao tung hết kiến thức trong SGK. HS trong giờ học thì đóng vai nhƣ một khán giả tích cực, lắng nghe, ghi chép, học qua lời truyền thụ của thầy. Mặc dù, chúng ta không cực đoan phủ nhận phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp truyền thống, trong thực tế phƣơng pháp này vẫn còn mang lại hiệu quả nếu GV biết vận dụng vào giờ học một cách linh hoạt với các phƣơng pháp khác. Hơn nữa trong quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dạy học, GV chỉ mới bó gọn kiến thức trong SGK mà thiếu sự liên hệ, tích hợp, mở rộng với các kiến thức văn học khác. Điều này, tất dẫn đến bài học khô khan, đơn điệu, HS chán học bộ môn là điều không còn xa lạ. Ở đây, chính ông thầy là ngƣời có lỗi làm cho HS quay lƣng lại với môn Ngữ văn chứ không phải ai khác.
Trong các giờ học lí luận, GV môn Ngữ văn có sử dụng câu hỏi nêu vấn đề nhƣng số lƣợng câu hỏi còn khiêm tốn, phần nhiều là các câu hỏi tái hiện, GV hỏi rồi tự trả lời. Những câu hỏi thực sự có vấn đề để HS suy nghĩ rất ít, nên khiến cho HS lƣời tƣ duy, suy nghĩ, lƣời vận động mà thụ động tiếp thu tri thức, tính chủ động sáng tạo cần có của HS không đƣợc chú trọng khơi dậy. Hơn nữa các câu hỏi thƣờng thiếu hệ thống, thiếu lôgíc làm cho các đơn vị kiến thức trở nên rời rạc, thiếu gắn kết.
Tri thức của bài học lí luận vốn là hệ thống kiến thức mang tính khái quát, tổng hợp, trừu tƣợng. Do đó để dạy học hiệu quả kiểu bài này GV phải biết vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học. Trong quá trình dạy học, HS phải đóng vai trò trung tâm, GV chỉ là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức. Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề phải nêu lên đƣợc tình huống có vấn đề, buộc HS phải động não suy nghĩ, thảo luận, tranh luận phát huy tính chủ động tích cực của chủ thể ngƣời học vào giải quyết vấn đề. Nhất thiết trong giờ học GV không làm thay công việc của HS.
* Về phía HS
Từ kết quả khảo sát ta thấy, HS học lí luận theo cách nhìn thấy cây mà