Hình thành kĩ năng vận dụng tri thức về phong cách văn học vào đọc

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 80 - 88)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Hình thành kĩ năng vận dụng tri thức về phong cách văn học vào đọc

đọc hiểu tác phẩm văn học

Cho đến nay khái niệm về phong cách còn có nhiều cách hiểu chƣa thật thống nhất. Ở đây chúng tôi lấy theo cách hiểu của SGK vừa đảm bảo bám sát chƣơng trình vừa tiện cho ngƣời học theo dõi.

“Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài năng của người nghệ sĩ trong việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo” [35, tr.181]. Do đó hƣớng dẫn HS hình thành kĩ năng vận dụng tri thức về phong cách vào đọc hiểu GV có thể sử dụng loại câu hỏi tái hiện hoặc câu hỏi so sánh. Ví nhƣ vận dụng tri thức phong cách vào đọc hiểu tác phẩm

Chí Phèo của Nam Cao. Tuỳ vào tình huống cụ thể, GV đƣa ra câu hỏi nhƣng phải hƣớng vào làm rõ những mặt sau:

Tác phẩm văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống. Cuộc sống vốn tồn tại khách quan, chọn cái gì để viết, lấy vấn đề nào để phản ánh là do sở trƣờng của ngƣời nghệ sĩ và là sự biểu hiện đầu tiên của phong cách nhà văn. “Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả” [35, tr.182].

Giọng điệu của Nam Cao là tổng hợp của nhiều chất liệu, cái chất liệu mà không bị lẫn với ai khác. Ngƣời đọc nhận biết ở Nam Cao cái giọng điệu khách quan lạnh lùng, xen lẫn sự đồng cảm chia sẻ, giọng trữ tình chen lẫn giọng văn xuôi, giọng cay đắng chua chát chen lẫn giọng hài hƣớc…Tác giả kể về cuộc đời của Chí Phèo bằng giọng thâm trầm nhẹ nhàng với những câu văn dài lê thê, nhởn nhơ “Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên một cái lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem cho một người đàn bà goá mù”. Tiếp đến là giọng tăng dần, không khí đƣợc đẩy lên cao hơn, gấp gáp hơn “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều…”. Giọng lại càng bức bách hơn “bà cả đùn bà hai, bà hai đùn bà ba, bà ba gọi bà tư…”. Giọng nhƣ tăng cấp “chửi mới sướng miệng làm sao, mới ngoa ngoắt làm sao”… Bằng những chất giọng nhƣ trên, nhà văn đã làm cho đối tƣợng, biến cố, sự kiện hiện lên sinh động hơn.

Khác với Nam Cao, trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng lại mang giọng điệu chủ đạo: mỉa mai, trào lộng nhƣng đó là tiếng cƣời đau xót chua cay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngay cái nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”- (trích Số đỏ) đã chứa đựng trong đó nhiều nghịch lí - tang gia là gia đình có tang, ở đây là đại tang đáng lẽ phải đau thƣơng buồn thảm thì mới phải. Ấy vậy mà lại hạnh phúc,

con cháu ai cũng "sung sướng lắm!". Mà lũ con cháu của cụ cố đúng ai cũng

sung sƣớng thật. Ở đây, chúng tôi chỉ đơn cử riêng trƣờng hợp ông cháu rể

ông Phán "mọc sừng". Hắn vốn đã nhờ "đôi sừng” vô hìnhấy mà đƣợc bố vợ

chia cho thêm vài nghìn đồng bạc, nên hắn thấy sung sƣớng lắm. Trong lúc

hạ huyệt, nhìn hắn mới đau thƣơng làm sao “ông Phán cứ oặt người đi, khóc

mãi không thôi”. Trong lúc khóc thật to: "Hứt!... Hứt!.. Hứt!..." để báo hiếu

nhƣng kì thực là hành động che mắt mọi ngƣời để hắn giữ chữ "tín" với ân

nhân. Hắn ta đã "dúi vào tay" Xuân "một cái giấy bạc 5 đồng gấp tư". Xuân

và ông Phán nhƣ một cặp bài trùng, hai diễn viên hài siêu hạng. Đây là cảnh

tột đỉnh của sự trào lộng trong màn hài kịch "đám ma gương mẫu". Chính ở

cảnh này đã thể hiện sự bịp bợm, giả dối và thô bỉ của kẻ thuộc tầng lớp

"thượng lưu" . Mà nhà văn gọi là những con ngƣời "chó đểu" trong cái xã hội

"chó đểu" . Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công một cảnh điển hình để phơi bày những bộ mặt đồi bại trong cái gia đình trƣởng giả này, vạch trần

những mặt ghêm tởm, quái thai của cái xã hội dở ta dở Tây buổi ấy.

Chúng ta đều biết, trong thực tế không có một tác phẩm nào chỉ tồn tại ở phƣơng diện nội dung mà không có hình thức và ngƣợc lại không có một hình thức nào lại không chứa đựng trong nó nội dung. Cho nên ta thấy nhận định này là hoàn toàn thuyết phục “nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào cũng mang nội dung…”[ 33,tr.129]. Đề cập đến phong cách là ta nói đến cá tính sáng tạo của một nhà văn đƣợc “thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể”. Nghĩa là chúng ta dễ dàng nhận diện ra cá tính sáng tạo của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một nhà văn từ việc ông ta lựa chọn đề tài, chủ đề, sử dụng ngôn từ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại… để gửi gắm tƣ tƣởng của mình.

Viết về đề tài ngƣời nông dân trƣớc cách mạng, Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là một kiệt tác. Trƣớc khi Chí phèo ra đời, trong đời sống văn học đã có rất nhiều ngƣời viết và viết rất hay về đề tài này nhƣ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…Vậy thì còn gì để viết nữa? Nhƣng với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã đi đến khẳng định vẫn còn đó. Nỗi khổ này còn lớn hơn, đau đớn hơn, xót xa hơn mà chƣa đƣợc cây bút nào đề cập đến. Nếu nhƣ Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố bị sƣu thuế đè nặng đến nỗi phải bán chó, bán con, bán sữa, bán hết những gì có thể bán nhƣng vẫn giữ đƣợc nhân phẩm, vẫn còn là một con ngƣời. Còn Chí Phèo không chỉ bán đi nhân hình mà còn bán cả linh hồn cho quỷ dữ. Hắn bị khƣớc từ quyền làm ngƣời. Nỗi đau vì thế mà đƣợc đẩy lên cao hơn. Với Chí Phèo, Nam Cao không chỉ đơn thuần là tiếng kêu hãy cứu lấy cái đói mà còn là cứu lấy nhân phẩm của con ngƣời lƣơng thiện.

Đọc tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ta không chỉ thấy ông am hiểu ngôn ngữ đời sống chung chung mà còn nắm vững ngôn ngữ của từng loại ngƣời. Do vậy trong tác phẩm của ông với đủ cung bậc ngôn ngữ tƣơng ứng với từng hạng ngƣời trong xã hội. Điều này ta bắt gặp trong tác phẩm Chí Phèo, xuất hiện đầu tác phẩm ta dễ nhận thấy đây một tên lƣu manh, một kẻ say “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi…”

hoặc lấy một đoạn khác ví nhƣ đoạn Chí vác dao đến nhà Bá Kiến lần thứ hai với lí do xin đi ở tù, đòi đƣợc đi ở tù “Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù… bẩm không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện”. Ta bắt gặp ở đây là ngôn ngữ của một kẻ côn đồ, một kẻ lƣu manh cái khẩu khí mà trƣớc đây Bá Kiến đã đƣợc Năm Thọ, Binh Chức áp dụng với cụ. Đoạn thoại trên ta thấy Chí hiện lên vừa say vừa tỉnh vừa bóng gió vừa xin xỏ, vừa khà khịa “Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù”. Đây đâu đơn thuần là lời trình bày, lí giải lí do mà chứa đựng trong đó là lời vạch mặt, đe doạ tuyên chiến của Chí Phèo đối với lão Bá Kiến. Nghe nhƣ là say nhƣng không phải, hắn rất tỉnh táo. Tại sao vậy? Bởi vì Chí lập luận rất lôgíc “đi ở tù sướng quá” không phải lo nhà ở, lại có cơm ăn, còn về làng “một tấc đất cắm dù không có”. Hắn nói hắn sẽ đâm chết dăm ba thằng biết đâu ngƣời đầu tiên mà hắn đâm lại chính là cụ Lý.

Ngoài ra cái làm nên phong cách của Nam Cao còn ở chỗ nhà văn hay dùng từ ở ngôi thứ ba số ít nhƣ hắn, y, thị, nó… để chỉ các nhân vật. Có nhân vật tác giả có lúc nhà văn gọi là “nó” nhƣng có lúc lại gọi là “hắn”. Trong đó, dùng “nó” thƣờng gắn với lúc nhỏ của nhân vật. “Tỷ lệ giữa những lần gọi “nó” với những lần gọi “hắn” cách xa nhau tuyệt đối: Chí Phèo: 15 lần “nó” so với 267 lần “hắn” [53, tr.429-430]. Chí Phèo xuất hiện đã đƣợc nhà văn dùng từ hắn để gọi và ai cũng nhƣ thấy nhân vật hắn tồn tại trên đời “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế cứ rượu xong là hắn chửi…”. Ngƣời đọc chƣa cần biết hắn là ai, là ngƣời nhƣ thế nào nhƣng ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến hành vi của hắn là hành vi của những kẻ say, những thằng “côn đồ”, một thằng thích gây sự. Có lẽ chính hành vi đó đã khiến cho Chí phải nhận lấy cái tên thế danh là hắn, để thể hiện là tên lƣu manh, loại cặn bã trong xã hội. Cùng với từ “hắn” tác giả còn dùng từ “nhưng” để biểu hiện những hoàn cảnh, những mâu thuẫn trái ngƣợc nhau, sự tƣơng phản giữa hiện tại và tƣơng lai, giữa bên trong và bên ngoài, giữa thực tại và trong mơ…Sau từ “nhưng” là những tình huống bất ngờ và đẩy con ngƣời vào tình huống cùng quẫn, bế tắc, đau khổ hơn. Ví nhƣ đoạn Chí đi tìm giết bà cô Thị Nở nhƣng bƣớc chân lại đƣa Chí đến nhà Bá Kiến dẫn đến hành động giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình của Chí Phèo.

Kết cấu cách tổ chức, bố trí, sắp xếp của một tác giả theo cách riêng của mình nhằm tạo nên tính hoàn chỉnh bên trong của một tác phẩm. Cùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bàn về những con ngƣời tha hóa, trong Chí Phèo của Nam Cao có một nhóm nhân vật bổ sung cho nhau nhƣ Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo.

Chiều hƣớng con đƣờng đời của Chí Phèo đƣợc diễn ra dần dần. Ban đầu Chí là một con ngƣời hiền lành, biết yêu những cái đáng yêu, biết căm ghét những cái xấu xa, thấp hèn. Cuộc đời của Chí thực sự đã chuyển sang một bƣớc ngoặt mới khi anh bị Bá Kiến vô cớ đẩy vào tù. Chính nhà tù thực dân đã biến Chí từ một ngƣời lƣơng thiện hiền lành trở thành một kẻ lƣu manh. Sau khoảng bảy, tám năm biệt tích, hắn trở về trở thành một kẻ lƣu manh thực sự “Hắn về hôm trước hôm sau đã thấy ngồi ở chợ nhắm thịt chó”, “Hắn say khướt, say hắn lại vác dao đến nhà Bá Kiến gây sự”. Đây có thể coi là hành động đầu tiên dẫn Chí trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tuy nhiên hành động báo thù của Chí nhanh chóng bị Bá Kiến vô hiệu hoá, cụ nhanh chóng biến lƣỡi dao báo thù của Chí trở thành công cụ đắc lực giúp hắn cai trị làng Vũ Đại. Chí cũng nhanh chóng trở thành kẻ nô lệ, kẻ để lão sai khiến. Ra khỏi nhà Bá Kiến, hắn dƣơng dƣơng tự đắc, nhƣng thực chất Chí bị trƣợt thêm một bƣớc nữa của sự tha hoá.

Từ đây Chí chỉ còn hai việc: gây sự và uống rƣợu, uống rƣợu và gây sự. Sau khi đã gây sự với bà hàng rƣợu, hắn lại vác dao đến nhà Bá Kiến với lí luận lạ đời “thích đi ở tù vì ở tù sướng quá”, quả thực với Chí ở tù có lẽ vẫn là sƣớng vì hắn còn không phải lo đến cái ăn, chỗ ở, còn sống, ở cái làng Vũ Đại miếng ăn đã khó, miếng đất “cắm dùi” càng không. Tuy nhiên lƣỡi dao của Chí lần này lại bị lão Bá Kiến gian xảo xoay sang Đội Tảo, kẻ mà lão luôn coi là cái gai trong mắt. Hành động này cho thấy sự gian hùm của Bá Kiến đã biến Chí trở thành kẻ tay sai đắc lực.

Hành động uống rƣợu với Tự Lãng đó là cuộc gặp của hai tâm hồn tri âm và nguyên nhân nảy sinh cuộc tình với Thị Nở. Thị Nở đánh thức lƣơng tri của Chí Phèo, lần đầu tiền hắn biết sợ và muốn làm hoà với mọi ngƣời. Hắn muốn đƣợc sống lƣơng thiện và hắn hi vọng Thị Nở sẽ là cầu nối để hắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trở về làm ngƣời theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên hắn đã phá biết bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, gây đổ vỡ bao hạnh phúc, làm chảy máu và nƣớc mắt của bao ngƣời lƣơng thiện làm sao hắn có thể thực hiện đƣợc khát vọng đó. Do vậy, khi Thị Nở khƣớc từ tình yêu, hắn rơi vào tuyệt vọng, vác dao đến nhà Bá Kiến giết chết Bá Kiến và kết liễu đời mình. Chí Phèo chết mọi ngƣời trong làng có lẽ ai cũng hả hê “Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không ai tiếc” nhƣng đối với Thị Nở thì khác “nhìn nhanh xuống bụng…đột nhiên, thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại”.

Bằng một chuỗi hành động, Nam Cao đã giải thích một cách đầy đủ chiều hƣớng con đƣờng đời của Chí Phèo- từ một con ngƣời hiền lành lƣơng thiện trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hơn nữa với kết cấu vòng tròn nhƣ trên, nhà văn nhƣ ngầm khẳng định hiện tƣợng Chí Phèo là hiện tƣợng mang tính quy luật, trƣớc Chí đã có Năm Thọ, Binh Chức và sau hắn sẽ có Chí phèo con thay thế. Hiện tƣợng này sẽ không chấm dứt nếu cái xã hội thực dân phong kiến vẫn còn tồn tại.

“Phong cách văn học là cái thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thường xuyên, lặp đi lặp lạ, có tính chất bền vững, nhất quán ”. Biểu hiện nét phong cách này trên tất cả các phƣơng diện của tác phẩm văn học mà trƣớc hết là trên hệ thống hình tƣợng mà nhà văn xây dựng. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng hình tƣợng ngƣời phụ nữ và trẻ em bất hạnh trở đi trở lại trong rất nhiều tác phẩm. Qua số phận và cảnh ngộ của những con ngƣời này, nhà văn đã nói lên sự bất công, vô nhân đạo của xã hội thực dân phong kiến đồng thời qua đó thể hiện sự đồng cảm, bênh vực những con ngƣời bất hạnh của nhà văn.Trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, ngƣời đọc thấy hình tƣợng phổ biến và “ám ảnh” ấy là hàng loạt nhân vật phản diện. Việc xuất hiện kiểu nhân vật này, nhà văn đã tô đậm những nét tàn bạo, dâm loạn, đểu cáng, tráo trở tồi tệ … để nhà văn vạch ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bộ mặt xấu xa, “chó đểu” của bọn tƣ sản thành thị. Đọc những sáng tác của Nam Cao chúng ta lại bị ám ảnh bởi những con ngƣời tha hoá, những con ngƣời với bản chất lƣơng thiện nhƣng cái xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã dồn đẩy họ đến bƣớc đƣờng cùng, buộc họ phải tha hoá đi để tồn tại. Cay nghiệt hơn nếu muốn giữ đƣợc nhân phẩm trong sáng thì phải chết. Nhân vật Chí Phèo chỉ là một hình tƣợng tiêu biểu. Qua đó, nhà văn đã tô đậm đƣợc

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần lí luận văn học trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)